Thứ Hai, 2024-12-23, 8:16 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 29 » Đòi VN thả 17 thanh niên Công giáo
6:49 AM
Đòi VN thả 17 thanh niên Công giáo
BBC
Lễ cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo tại giáo phận Vinh

Quốc tế đã nhiều lần lên án Việt Nam về vụ bắt giữ các thanh niên Công giáo

Hơn một chục tổ chức vận động nhân quyền quốc tế đã cùng ký tên trong một kiến nghị thư gửi đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đòi thả 17 thanh niên Công giáo hiện đang bị giam cầm.

Kiến nghị thư này được gửi đi vào hôm thứ Hai ngày 27/8 nhân kỷ niệm tròn một năm những người này bị bắt giữ.

Danh sách người được yêu cầu thả bao gồm: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Đương, Trần Hữu Đức, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dũng, Trần Minh Nhật, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cường và Hoàng Phong.

Bà Tạ Phong Tần, chủ trang blog Sự thật và Công lý và thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do, cũng nằm trong danh sách kiến nghị thư yêu cầu thả.

Cho đến nay mới chỉ có bốn người trong số này được đưa ra xét xử và kết án.

‘Thả ngay lập tức’

Kiến nghị thư yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho 17 người được mô tả là ‘nhà hoạt động xã hội’ này cũng như rút bỏ các cáo buộc nhằm vào họ.

"Các cá nhân này chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của họ được luật pháp quốc tế đảm bảo,” kiến nghị thư viết và lên án việc bắt giữ họ chỉ dựa trên những điều luật mơ hồ.

"Các cá nhân này chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của họ được luật pháp quốc tế đảm bảo."

Kiến nghị thư của các tổ chức nhân quyền

Nhắc lại kiến nghị thư lần trước được gửi vào hồi tháng Ba, các tổ chức nhân quyền này cho biết kể từ đó ‘tình hình của họ đã không hề cải thiện mà còn trở nên tệ hơn’ với bốn người bị ‘kết án một cách bất công’ trong khi những người còn lại không được sự trợ giúp của luật sư.

Ngoài Thủ tướng Dũng, kiến nghị thư cũng được gửi đến đại sứ các nước Anh, Pháp, Úc, Mỹ, Canada, Na Uy, Thụy Sỹ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Thủ tướng Campuchia Hun Sen với tư cách là chủ tịch luân phiên khối Asean.

Các tổ chức ký vào kiến nghị thư gồm có Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Liên minh báo chí đông nam Á (SEAPA), Tổ chức bảo vệ báo chí đông nam Á, Liên đoàn nhân quyền Việt Nam, Trung tâm các cây bút Việt Nam lưu vong liên hiệp, tổ chức Hành động của người Công giáo để bãi bỏ tra tấn (ACAT), tổ chức Ý tưởng bảo vệ pháp lý cho truyền thông (MLDI), Quỹ biên giới điện tử (EFF)...

Cũng trong ngày 27/8, hơn 30 người là thân nhân của các thanh niên Công giáo đã có cuộc tuần hành đến Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội để yêu cầu thả con em của họ nhân tròn một năm ngày bắt giữ.

Ông Đỗ Văn Phẩm, cậu của Paulus Lê Văn Sơn cho BBC biết rằng đoàn người của ông đã bị công an 'cưỡng bức đưa lên xe' đưa về Văn phòng tiếp dân của Quốc hội ở Hà Đông.

Ông cho biết đại diện các gia đình đã được đại diện của Quốc hội tiếp. Mỗi gia đình được yêu cầu viết đơn riêng rẽ gửi đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để 'biết ở đâu sai thì đưa về đấy để bắt giải quyết cho xong'.

"Ai cũng muốn con em mình được thả ra," ông nói, " Giam được một năm mà chẳng thấy xét xử gì cả. Thậm chí bắt vì tội gì và bắt người cũng không thông báo gì cả."

‘Không bán rẻ nhân quyền’

Nhật báo The Washington Post hôm thứ Hai ngày 27/8 cũng đăng ý kiến của ông Allen S. Weiner thuộc Khoa Luật Đại học Stanford lên án Việt Nam đã giam cầm các thanh niên Công giáo đã được một năm này.

Dưới tiêu đề ‘Hoa Kỳ không nên bán rẻ nhân quyền ở Việt Nam’, tác giả bài viết kêu gọi Mỹ không nên thưởng cho Việt Nam quy chế thành viên của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi chính quyền Hà Nội vẫn dùng ‘pháp lý để trấn áp bất đồng và vi phạm nhân quyền’.

Paulus Lê Văn Sơn

Paulus Lê Sơn hiện đã bị chuyển đến nhà tù Hỏa Lò với điều kiện khắc nghiệt hơn

Ký hiệp ước TPP với Việt Nam mà điều mà Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã hứa hẹn trong chuyến thăm ngắn đến Hà Nội hồi tháng trước.

Ông Weiner đặt lời hứa này của bà Clinton trong bối cảnh gần một năm những nhà hoạt động Công giáo Việt Nam đã bị giam cầm với ‘tội’ là ‘cổ súy cho hành động chính phủ trên các lĩnh vực nhân quyền, công bằng xã hội, bao gồm các quan ngại về môi trường, y tế, pháp lý, chính trị, đất đai và tham nhũng’.

Nhắc lại lời nói của Ngoại trưởng Clinton rằng việc các quốc gia đang phát triển đặt ưu tiên phát triển kinh tế và bỏ qua các vấn đề cải cách chính trị và dân chủ là sự ‘mặc cả thiển cận’, ông Weiner cho rằng Hoa Kỳ không nên góp phần vào ‘sự mặc cả thiển cận’ của Việt Nam bằng cách thúc đẩy mối quan hệ thương mại với quốc gia này mà không đồng thời yêu cầu họ tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền với quốc tế.

"Hoa Kỳ cần phải đi xa hơn việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bằng lời nói,” ông viết, "Chính quyền Mỹ cần yêu cầu Việt Nam bắt đầu với việc thả các nhà hoạt động (Công giáo) bị bắt vào năm ngoái và những người khác đã bị bắt chỉ vì họ muốn góp tiếng nói cho tương lai của đất nước.”

"Hoa Kỳ cần phải đi xa hơn việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bằng lời nói."

Allen S. Weiner, Khoa Luật Đại học Stanford

"Sự phát triển thật sự ở Việt Nam chỉ có được khi cải cách chính trị và tôn trọng pháp trị đi kèm với tiến bộ kinh tế,” ông kết luận.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 692 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 8
Khách: 8
Thành Viên: 0