Thứ Ba, 2024-11-05, 8:34 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Hai » 27 » Đóng biển tường “bắt” làm “Gia đình văn hóa”…
3:47 PM
Đóng biển tường “bắt” làm “Gia đình văn hóa”…

Phát ngôn&Hành động: Đóng biển tường "bắt” làm "Gia đình văn hóa”…

Phát ngôn & Hành động ấn tượng tuần này nhận thấy có những "bản sắc” riêng mang tính thời vụ chỉ có ở Việt Nam.

Chỉ có tai nạn giao thông tăng...

Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng kết tình hình Tết Canh dần vừa qua với nhận định mọi việc đều ổn cả, "duy chỉ có tai nạn giao thông tăng gần 30% so với Tết năm ngoái".

Những ai sống ở Việt Nam đã quen với một nghịch lý: cứ trước mỗi dịp vui nào của dân tộc như Tết, lễ, và đặc biệt ngày đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng; bên cạnh niềm hân hoan, người ta lại chép miệng ước tính "sẽ có bao nhiêu người sẽ chết trong dịp này?" Hoặc nếu Đội tuyển Việt Nam thua thì nhiều người thở phào "may quá, ối người thoát chết".

Ngoài những nguyên nhân khách quan "ai cũng biết", văn hóa ăn mừng và vui chơi của người Việt thực sự đáng bàn. Những tràng pháo tay hai bên đường cho các tay đua thần chết, những lời chúc tụng ép uống "100%" trên bàn rượu, những lời cá cược thách đố đầy kích động... và những kết cục buồn.

Bình quân mỗi ngày cả nước có 40 người tử vong do tai nạn giao thông, trong đó, không ít trường hợp có liên quan đến việc lạm dụng rượu, bia. Cái Tết vừa rồi cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm vì say xỉn. Trong ảnh: bệnh nhân tai nạn giao thông được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Tuổi trẻ

Một kịch bản rất quen thuộc diễn hết năm này đến năm khác. Đó là kịch bản của một lối sống tùy tiện và chỉ vì cái lợi ích bé tí ti của cá nhân mình. Chẳng lẽ chúng ta không còn cách nào ngoài cách sau mỗi cái Tết lại đưa ra một thông báo chẳng rõ buồn hay lo vì cái thông báo đó như là một lẽ đương nhiên: Duy chỉ có tai nạn giao thông tăng...

Vui Tết "chặt chém"

Bát bún ốc 50.000 ngàn đồng, gửi xe máy 30.000 ngàn đồng/xe, đánh giày 10.000 đồng/đôi, gội đầu 30.000 đồng, thịt bò 180.000 - 250.000 đồng/kg...

Mỗi dịp Tết đến xuân về, năng lực "phát huy tinh thần sáng tạo" trong việc nâng giá dịch vụ luôn làm các thượng đế ngưỡng mộ. "Tăng giá vé là năm nay trông thêm mũ bảo hiểm, khách cũng tự xin gửi thêm", ông Đỗ Tiến, người trông giữ xe ở Công viên Lê Nin, giải thích về việc thu 4.000-5.000 đồng cho mỗi tấm vé gửi xe in giá 2.000 đồng như vậy.

Cứ theo cách giải thích đó không hiểu trong cả năm người gửi xe để mũ ở đâu, và sao ngày Tết đột nhiên hào phóng để "tự xin gửi thêm"!?

Trong bản đồng ca "chặt chém" ngày Tết, các bãi gửi xe trên phố Hàng Đào đều thu 5.000 đồng một xe. Ảnh: VNE

Không chịu thua, các dịch vụ khác cũng được dịp thoải mái phát huy năng lực chặt chém trong những ngày này, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển. Công nhân, sinh viên, tiểu thương khóc ròng khi túi tiền bị móc gấp đôi vẫn với cung đường quen thuộc.

Theo lệ thường, tết "chặt chém" còn kéo dài hết cả tháng Giêng, khi các công chức đã đi làm, sinh viên đã tựu trường, sự chênh lệch giá khiến màng túi của nhiều người viêm nặng, chưa nói đến việc giá điện, giá xăng đang có kế hoạch tăng.

Đành rằng kinh tế thị trường, nhiều người phải hy sinh ngày nghỉ để phục vụ thượng đế họ lấy đắt đã đành. Ngay những doanh nghiệp nhà nước, nơi đã có chế độ lương thưởng ngày Tết cũng tranh thủ biến thành "máy chém" như thế, và cùng chọn dịp này để hòa nhịp tăng giá. Các thượng đế cũng chỉ còn biết than trời.

Những ngày Giêng, Hai náo nức mùa xuân cũng là ngày người ta "reo" lên như bắt được cơ hội ngàn vàng để kiếm chác. Họ kiếm chác từ một quán bún riêu, bún ốc cho đến tận cửa chùa.

Cứ gắn biển đi, văn hóa tính sau!

Mỗi cửa một biển "Gia đình văn hoá", chụp tại khu chung cư 18 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông.
Ảnh: Lao Động
Xin chúc mừng gần như toàn bộ dân cư quận Hà Đông (Hà Nội) đã được gắn biển công nhận "Gia đình văn hoá". (Lao Động).

Đây có lẽ là thành tích hiếm có địa phương nào có được, bởi trước khi được công nhận danh hiệu, mỗi gia đình đều phải ký vào một bản cam kết như các thành viên gia đình không vi phạm pháp luật; vợ chồng con cái hòa thuận yêu thương nhau; không để xảy ra những mâu thuẫn xô xát hay vi phạm thuần phong mỹ tục... Cứ theo số lượng "gia đình văn hóa" đã được gắn biển, Hà Đông có lẽ là địa phương quá sạch về trật tự xã hội.

"Họ gắn biển lên tường nhà tôi lúc nào không hay, họ khoan vào cả đường điện", "nhiều gia đình đi làm từ sáng đến tối còn không hề biết là nhà mình đã được gắn biển và không biết gắn lúc nào", cư dân trong địa bàn phàn nàn. Hóa ra, sự tôn vinh đến bất ngờ, mà theo cách cũng bất ngờ như vậy lại giống như là sự bắt ép.

Kiểu trao danh hiệu mang tính đồng phục theo kiểu "đến kì lại gắn biển" cũng giống như tâm sự của đứa trẻ "con đoạt học sinh giỏi trong lớp toàn học sinh xuất sắc", không còn ý nghĩa động viên khuyến khích ban đầu, mà thành bệnh hình thức, thậm chí phản tác dụng.

Văn hóa hình thành từ lối sống, ý thức và trách nhiệm của từng cá nhân và gia đình, cũng như nỗ lực của địa phương trong cả quá trình, chứ đâu phải chỉ nghiễm nhiên đến khoan nát tường nhà người ta, treo tấm biển xanh đỏ lên đó liệu có được coi là một hành vi tôn vinh văn hóa? Mà sao đến tận bây giờ, cái chủ nghĩa hình thức vừa ngây thơ vừa hài hước như thế vẫn lồ lộ trong xã hội thì hỏi đất nước mình sẽ thành rồng, thành hổ kiểu gì ???

Đến hẹn Luật lại... lên

Khi người dân còn chưa kịp thẩm thấu và định hình được về Luật cấm hút thuốc nơi công cộng, và cũng chưa có "có hứng" để thực thi luật này, thì Luật phòng chống tác hại của rượu bia lại đang được Bộ Y tế soạn thảo, đồng thời Luật Khám chữa bệnh cũng sẽ sớm được bộ này ban hành.

Đương nhiên tất cả những Luật này đều xuất phát từ yêu cầu của xã hội, cần có những chế tài được bổ sung kịp thời để kiểm soát. Vấn đề ở chỗ những luật này hiện mới dừng lại ở mức ban hành và phát động rầm rộ, còn thực thi thì dường như không có.

Ngay trong dịp Tết vừa qua, những khu vực cấm hút thuốc vẫn tràn ngập khói thuốc. Luật mới được ban hành đã có nguy cơ bị bỏ lửng. Tình trạng này không chỉ dẫn tới việc chồng chéo, bùng nhùng trong quản lý xã hội, mà còn tạo ra tâm lý "nhờn luật" vốn đã rất trầm kha ở ta. Ban hành luật kiểu này giống như một người mắc bệnh cứ mỗi hôm lại uống một thứ thuốc khác nhau thì biết đến bao giờ mới khỏi bệnh.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 680 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 156
Khách: 156
Thành Viên: 0