LS Lê Trần Luật
Việc
tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền đã
cho thấy rằng: ước mơ hàng nghìn năm của con người về chiến thắng của
công lý đối với bạo lực và bất công, của chính nghĩa đối với gian tà,
và của cái thiện đối với cái ác như là sự phôi thai của các tư tương
đầu tiên về Nhà nước pháp quyền. Tư tưởng này đã có cội nguồn lịch sử
từ rất lâu đời, vì trong hàng nghìn năm ấy của qúa
trình phát triển của lịch sử nhân lọai, con người đã luôn luôn cố gắng
tìm kiếm các con đường, phương tiện và phương pháp để vươn tới những
gíá trị xã hội cao qúy được thừa nhận chung- công bằng và nhân đạo, dân
chủ và tự do. Và chính trên những chặng đường của cuộc tìm kiếm ấy, các
tư tưởng và quan điểm của nhân lọai tiến bộ về Nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ban đầu như là khát vọng, ước mơ và lý tưởng về các gía trị tinh thần cao quý được thừa nhận như đã nêu.
Đặc
biệt là từ các thế kỷ XVII- XIX sau những thắng lợi của các cuộc đấu
tranh với chế độ phong kiến tàn bạo, chuyên chế, độc tài và vô pháp
luật, thì các tư tưởng và quan điểm của nhân
lọai tiến bộ về nhà nước pháp quyền đã được tiếp tục phát triển và dần
dần hình thành một cách rõ ràng, dứt khóat trong các học thuyết chính
trị- pháp luật.
Chúng
ta có thể hiểu một cách ngắn gọn khái niệm khoa học của Nhà nước pháp
quyền như sau: "Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực công khai
trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền
tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân lọai như công bằng, nhân
đạo, dân chủ , nhằm đảm bảo thực sự những gía trị xã hội được thừa nhận
chung của nền văn minh thế giới- sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự
do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh họat
của xã hội, tính tối cao của luật trong các lĩnh vực họat động của Nhà
nước, và sự phân công quyền lực”.( Trích từ định nghĩa của Tiến sỹ khoa
học Lê Cảm)
Từ
định nghĩa khoa học này của khái niệm Nhà nước pháp quyền của chúng ta
có thể nhận thấy rằng Nhà nước pháp quyền có các nguyên tắc cơ bản được
thừa nhận chung sau đây:
a) Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực công khai trong hệ thống chính trị của xã hội công dân;
b)Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân lọai như công bằng nhân đạo, dân chủ ;
c) Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo thực sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh họat của xã hội;
d) Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm thực thi các quyền và tự do của con người;
e) Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo thực sự nguyên tắc phân công quyền lực thành ba nhánh- lập pháp, hành pháp và tư pháp;
f) Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự tối cao của luật pháp
Giữa
thập kỷ 80, Việt nam bắt đầu bắt đầu quan tâm đến tư tưởng nhà nước
pháp quyền. Cụm từ " nhà nước pháp quyền” bắt đầu xuất hiện trong nhiều
văn kiện kiện của Đảng và chính quyền. Tuy nhiên, tư tưởng tiến bộ này
được lồng ghép trong mô hình Nhà nước XHCN. Ngay tên gọi " Nhà
nuớc pháp quyền XHCN” đã chứa đựng bên trong nhiều xung đột. Hai mươi
lăm năm đã trôi qua, giấc mơ về Nhà nuớc pháp quyền vẫn còn nguyên trên
các văn kiện của Đảng, không hề có một "dấu chỉ” nào cho thấy tư tưởng
tiến bộ này được sẻ được triển khai trong thực tế.
Chúng
ta có thể nhìn thấy nguyên tắc đầu tiên đó là : Tổ chức quyền lực công
khai. Nguyên tắc này buộc quyền lực của Nhà nuớc phải thuộc về nhân dân
thông qua các cơ chế bầu cử minh bạch, công khai và dân chủ, buộc phải
thừa nhận sự tồn tại của các đảng phái trong đời sống chính trị và sự
cạnh tranh lành mạnh của giữa đảng phái trong việc thu phục lòng dân.
Cho đến nay Đảng cộng sản vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của
mình, phủ nhận đời sống chính trị đa nguyên. Cấm tấc cả các đảng phái
khác thành lập và họat động trên tòan lãnh thổ Việt nam. Nguyên tắc đầu
tiên của nhà nuớc pháp quyền xem như đã bị phủ nhận hòan tòan.
Tiếp
theo,nguyên tắc nhà nước pháp quyền bảo đảm thực thi các quyền con
người. Hàng năm, theo định kỳ, các tổ chức nhân quyền trên vẫn liên tục
chỉ trích, Đại sứ quán các nước vẫn luôn tỏ ra quan ngại về các vấn đề
nhân quyền tại Việt nam. Bỏ qua những chỉ trích và quan ngại đó, nhìn
thẳng vào thực trạng dễ dàng nhìn thấy các giá trị về quyền con người
việt nam không được quan tâm nếu không muốn nói là bị chà đạp một cách
thô bạo. Truyền thông không được tư nhân hóa,
nhà nuớc nắm giữ và tất cả đều phải qua kiểm duyệt. Thông tin về đời
sống xã hội bị méo mó, sai sự thật. Những ý kiến bất đồng bị cầm tù
thông qua hệ thống pháp luật hình sự. Hàng lọat tội danh vô nghĩa và vô
lý đã được Quốc hội thông qua như : tội tuyên tryền chống nhà nước
XHCNVN, tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ v.v.v. Quyền tự do đi lại, cư trú, quyền biểu tình, quyền
tự do lập hội, quyền tự do tín ngưỡng đã bị các định chế pháp luật cản
trở như: nghị định về tập trung đông người, pháp lệnh tôn giáo, luật
lập hội, luật cư trú v.v.v. các quyền trên, người dân muốn hưởng đều
phải xin phép giới cầm quyền. Nếu không có sự "cho phép” thì có thể bị
cầm tù bằng các tội danh như: gây rối trật tự công cộng, chống người
thi hành cộng vụ, lợi dụng các quyền tự do dân chủ v.v.v Trẻ em bị hành
hạ, bị ngược đãi thiếu sự can thiệp kịp thời của Nhà nước. Còn rất
nhiều quyền căn bản khác của con người không thể thực thi trong thực
tiển như quyền bầu cử, quyền ứng cử v.v.v.
Tiếp
theo, nguyên tắc phân chia quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Nhà nước khẳng định quyền lực tập trung không có sự phân chia, chỉ có
sự phân công, phân nhiệm. Đây là lập luận có tính bao biện cho tham
vọng của một thể chế độc tài. Cần phải thấy rằng tư tưởng nhà nước pháp
quyền là tư tưởng chống lại sự độc tài.
Tiếp
theo, nguyên tắc tối cao của pháp luật. Tính tối cao của luật pháp biểu
hiện ở nhiều hình thức nhưng rỏ nét nhất là các phán quyết của Tòa án.
Phán quyết của Tòa án phải độc lập dựa trên pháp luật và lương tâm.
Tình trạng "án bỏ túi” đã được truyền thông trong và ngòai nước lên
tiếng phản ánh như một "quốc nạn”. Nhiều vụ án được dư luận quan tâm,
Tòa vẫn ngang nhiên ra những bản án " thách thức dư luận” như vụ : Bùi
Tiến Dũng, vụ Hùynh Ngọc Sỹ, vụ Trần Hùynh Duy Thức .v.v.v. Tòa án vẫn
bị " quản lý, giám sát, chi phối và chỉ đạo” bởi một quyền lực nào đó.
Phân
tích một vài nguyên tắc căn bản đã thấy trong bối cảnh chính trị hiện
tại, giấc mơ về một Nhà nước pháp quyền của dân tộc Việt nam còn rất
lâu mới trở thành hiện thực, nếu không muốn nói là không thể. Mấu chốt
vấn đề ở đâu, phải chăng đó là sự lãnh đạo duy nhất của Đảng?