Lao động nhí khuân gạch ở An Giang
Quốc tế có "Ngày” gì thì phỉ quyền VC
cũng có ngày đó: ngày Lao động, ngày Phụ nữ, ngày Thiếu nhi… Nếu như
thế giới cố gắng nâng cao, cải thiện đời sống của công nhân lao động,
quyền lợi bình đẳng cho người phụ nữ, bảo vệ và chăm sóc thiếu nhi, thì
Bọn CS lấy những ngày đó để rêu rao, tuyên truyền lừa bịp , che đậy
hành động cướp bóc, chà đạp người lao động kể cả phụ nữ và trẻ em.
Không phải bây giờ mà ngay từ thời kỳ Việt Minh, tiền thân của CS Việt
gian, đầu nậu Hồ Chí Minh là kẻ khởi xướng và cổ vũ cho việc cưỡng bức
lao động, nhất là lao động trẻ em.
Hằng năm, đến ngày Quốc tế Thiếu nhi,
đảng lại chọn một đám trẻ em bụ bẫm, con cháu của những cán bộ đảng
viên, tụ tập để cho Hồ Chí Minh trình diễn, ôm hôn "thắm thiết”, chụp
hình, rùm beng trên các chiếc loa treo khắp phố phường, ngõ ngách.
Trong khi đó hàng hàng lớp lớp những trẻ em khác phải lao động cật lực, kể cả việc cầm súng, ôm mìn, tải đạn…
Thử đọc lại một bài viết trên Bee.net.vn (ngày 1/6/2010)
"Lời hứa với thiếu nhi của Bác 60 năm trước”
Ngày 1/6/1950, báo "Sự
Thật” đăng "Thư gửi thiếu nhi toàn quốc” trong đó Bác viết: "Ngày 1/6
là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới… Vì giặc Pháp
gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người cướp của. Vì vậy người
lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến…”.
Và người lãnh đạo (Hồ tặc) cuộc kháng chiến đã hứa với các cháu: "Đến
ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công thì Bác cùng Chính
phủ và các đoàn thể cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều
được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng”.
"Sau
này nhiều lần Bác viết về thiếu nhi với tình yêu và trách nhiệm dành
cho thế hệ tương lai của đất nước. Ngày 1/6/1969, nhân Ngày Quốc tế
thiếu nhi cuối cùng trong cuộc đời mình, Bác viết bài báo "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”
"Ở miền Nam, có nhiều cháu rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội,
làm giao liên, đánh du kích… nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành
dũng sĩ diệt Mỹ.”
Rõ ràng Hồ đã chỉ thị cho
bọn CS nằm vùng là Mặt trận giải phóng miền Nam cưỡng bức và dụ dỗ
nhiều thanh thiếu niên vào bưng để huấn luyện giết người, chúng đem
những thần tượng Lê Văn Tám, Kim Đồng… để đẩy nhiều trẻ em vị thành
niên vác súng đi bắn giết, đem mìn đi cài đặt, lận lựu đạn đi khủng bố
để "trở thành dũng sĩ diệt Mỹ!”
"Ở miền Bắc, các cháu đều hăng hái thi
đua làm "Nghìn việc tốt” như giúp đỡ gia đình bộ đội, trả lại của rơi,
cứu bạn khỏi chết đuối… ở nông thôn và nhiều nơi các cháu còn biết tổ
chức giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bò béo khoẻ, trồng cây và bảo vệ
cây xanh tốt.”
Những thiếu niên chưa đủ
tuổi cầm súng để xua vào miền Nam đi bắn giết, Hồ đã chỉ thi thuộc cấp
cưỡng bức trẻ em lao động như chăn trâu bò, trồng cây, giúp việc cho
những gia đình có người lớn bị đẩy vào chiến trường miền Nam, dưới
những khẩu hiệu hoa mỹ: "thi đua Nghìn việc tốt!” Để được ăn "bánh vẽ”:
"Hàng trăm cháu đã được bác Hồ thưởng huy hiệu. hơn hai triệu cháu đã được bình bầu là cháu ngoan bác Hồ.”
Hàng triệu trẻ em đã phải vào khuôn như thế, nhưng Hồ cũng chưa hài lòng:
"Nhân dân ta rất tự hào có nhiều cháu ngoan như thế. Mong các cháu ngày càng cố gắng và tiến bộ hơn nữa.”
Dĩ nhiên con bọn đảng viên,
cán bộ thì không được đi chăn trâu, đi lao động, vì vậy có nhiều người
biết suy nghĩ, biết so sánh nên cũng không ngu gì mà hăng say bắt con
cái họ làm loài thiêu thân, nên Hồ đã trách khéo :
"Song vẫn còn một số ít cháu chưa được ngoan vì các cháu đó chưa được chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn.”
"Quan tâm đến trẻ em (với Bác Hồ!) là
một nhiệm vụ của cách mạng. Ngay từ năm 1941, khi Mặt trận Việt Minh
mới thành lập, Bác đã coi trẻ em là một lực lượng của cách mạng.
Trên báo "Việt Nam Độc lập”, Bác đăng bài thơ "Trẻ con”, trong đó có đoạn:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng…
Vậy nên con trẻ nước ta:
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành
Trẻ em cũng phải ra dành một vai
Bao giờ đánh đuổi Nhật Tây
Trẻ em ta sẽ là bày con cưng”
Năm 1942, Bác viết bài thơ "Trẻ chăn trâu” đăng trên báo "Việt Nam Độc lập” (21/11/1942):
"…Chăn trâu mấy trẻ con con
Cùng nhau hát xướng véo von trên gò
Vì ai ta chẳng ấm no?
Vì ai, ta đã phải lo cơ hàn?
Vì ai, cha mẹ nghèo nàn?
Vì ai, nhà cửa, giang san tan tành?
Vì ai, ngăn cấm học hành?
Vì ai, ta phải chịu vành dốt ngây?
Ấy là vì Nhật vì Tây…
Cùng nhau đánh đuổi Nhât Tây
Anh em ta mới có ngày vinh hoa
"Nhi đồng Cứu quốc” hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong”
”Ngày 15/5/1961, Bác viết thư gửi thiếu
niên và nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu
niên Tiền phong với câu kết luận: "Mai sau các cháu sẽ là người
chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo
đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt
của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Đúng như dự liệu của Hồ,
Đội thiếu niên Tiền phong do Hồ sáng lập nay đã trở thành những "người
cán bộ tốt” như Tày gian Nông Đức Mạnh, Việt gian Nguyễn Tấn Dũng…Đã và
đang thi nhau bán nước, bán dân làm nô lệ ra nước ngoài hay ngay tại VN!
Mục tiêu của Hồ đã được những thế
hệ kế tiếp thực hiện ngày càng được nâng cao, mỗi năm có hàng trăm ngàn
trẻ em bỏ học, nhiều nhất là các vùng cao nguyên, đồng bào các sắc tộc,
các vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Gần đến ngày Quốc tế thiếu nhi, nhiều bài phóng sự trong nước đã nêu thành tích mà đảng đã thực hiện được theo "lời hứa 60 năm” của Hồ:
1/"Dân du mục làm thuê và cuộc sống trong rừng thẳm”
Cứ đến mùa thu hoạch nông sản là họ lại
về đây, mang theo cả con cái, nồi niêu rồi dựng lên những căn lều tạm
bợ, lang bạt trong những cánh rừng, nương rẫy. Chúng tôi gọi họ là dân
du mục làm thuê.
Những cảnh đời lang bạt
Giữa những ngày nắng nóng như đổ lửa,
cách trung tâm huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) khoảng hơn 30 km
đường rừng, nằm sâu dưới chân núi Trà Ô là những túp lều được dựng tạm
bợ bằng bạt rải dọc theo triền suối Lạnh. Nó không giống như những căn
lều tạm bợ riêng lẻ của những người đi rừng mà tập trung đông đúc như
một xóm làng, mà người dân vẫn quen gọi là xóm du mục.
Ở xóm du mục không chỉ có người lớn mà
còn có cả trẻ con, người già, cả phụ nữ và em bé mới sinh. Họ nói nhiều
thứ tiếng khác nhau, đến từ nhiều nơi khác nhau, người Châu Đốc – An
Giang, kẻ Đồng Tháp, Bạc Liêu và đông nhất là Tân Phú – Đồng Nai… Họ
đến đây để chặt mía thuê, đào sắn và phát rẫy thuê.
Trong căn lều trống trơn bên suối Lạnh,
một em bé mới sinh chưa đầy 3 tháng tuổi đang yên giấc. Chị Hoàng Thị
Ngọc Diễm, mẹ cháu bé, năm nay mới 20 tuổi, trông gầy yếu xanh xao, dấu
tích của người phụ sau sinh chưa lâu đã phải đi làm. Con chưa đầy 3
tháng nhưng người mẹ trẻ này đã đi làm hơn 1 tháng nay vì không có gì
để ăn.
"Nhà nghèo lại không có đất đai nên
phải đi lang bạt thế này, chồng đâu thì vợ đó, cực khổ cũng ráng mà
chịu. Con nhỏ ở trong rừng sâu khi trái gió trở trời cũng sợ lắm, nhưng
lạnh thì che chắn, nóng thì đưa cháu đến các bóng cây che mát chứ biết
làm sao bây giờ…”, Diễm thở dài cho biết:
Trên chiếc võng treo dưới tán cây rừng
chưa che hết những bóng nắng xuyên qua kẽ lá, cháu bé chỉ bằng cái bắp
chuối rừng nằm ngủ, bên cạnh là những đứa trẻ khác từ 5 đến 10 tuổi
cũng đang nằm ngửa nghiêng chờ cha mẹ chúng về dưới cái nắng như thiêu
đốt.
Cứ mỗi xóm làm thuê có hơn 10 cháu bé
từ mới sinh cho đến tuổi tiểu học được cha mẹ chúng mang theo. Đa phần
các em không được cắp sách đến trường bởi từ lúc lọt lòng chúng đã phải
theo cha mẹ đi làm thuê hết cánh rừng này đến ngọn núi nọ và gắn bó
cuộc sống trên những vạt rừng như thế.
Võ Kim Lợi là đứa lớn nhất trong nhóm,
năm nay Lợi 14 tuổi nhưng dáng người quắt queo, nhỏ thó. Em cho biết:
"Năm nay em 14 tuổi, lên đây chặt mía 2 tháng rồi. Nếu không theo mẹ đi
chặt mía thì nay em đã học lớp 6, nhưng nhà nghèo, mẹ đi chặt mía, các
anh chị cũng đi, em không thể ở nhà một mình được nên bỏ học theo mẹ đi
chặt mía kiếm tiền”.
Với sức vóc nhỏ bé nhưng mỗi ngày Lợi
cũng chặt được tầm 40-50 bó mía, mỗi bó được trả công 450 đồng. Như
thế, mỗi ngày em cũng kiếm được 20 nghìn đồng phụ giúp mẹ.
Trong số 35 hộ gia đình du mục dưới
chân núi Trà Ô có bà Trần Thị Kim Liên. Chồng bỏ đi biệt tích vì không
chịu được cảnh nghèo, bà cùng 5 đứa con lang thang làm thuê kiếm sống.
Các con bà cũng thất học vì nghèo; chúng lại lấy vợ, lấy chồng cùng
kiếp lang thang làm thuê và sinh ra những đứa cháu trên những vạt rừng,
chịu chung cảnh thất học.
Bà Liên nói: "Nhà không có rẫy bãi gì
hết trơn, đi một đợt thế này được chừng triệu bạc. Còn mấy nhỏ cha mẹ
chúng nó khổ nên cũng dẫn theo đó, ở nhà ai coi. Mà học cũng đâu thêm
được đồng nào đâu”.
Con gái bà là chị Nguyễn Thị Thanh
Tuyền, mẹ của 2 đứa con 10 tuổi và 7 tuổi, xót xa: "Mấy tháng trước em
làm ở Đồng Nai nay hết việc rồi lên tận đây. Mỗi ngày giỏi làm cũng chỉ
được 70 nghìn. Nhà khổ quá phải chịu thế này, mấy nhỏ thất học hết tội
lắm nhưng ngoại thì cũng đi lang thang, nội ở tận Đồng Tháp, không ai
trông coi phải mang chúng theo, cũng chẳng biết phải làm sao bây giờ,
mai mốt chúng lại làm thuê như cha mẹ thế này!”.
Sống sâu trong rừng, bữa ăn của họ cũng
rất đạm bạc. Rau là rau rừng mọc dọc theo các triền suối, hốc núi hay
trên những trang trại xa được các cháu đi xin hoặc nhặt về; cá khô mua
từ các chợ thị trấn trong hành trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác
và nhiều nhất vẫn là muối. Trên rừng, nước uống từ người già đến trẻ
con đều là nước suối.
Du mục làm thuê, họ là ai?
Tại Phú Yên trong ngày mùa có ít nhất
10 nhóm làm thuê như vậy. Họ sống rải rác trong rừng thuộc 3 huyện Sông
Hinh, Sơn Hoà và Đồng Xuân.
Việc hình thành những tốp người làm
thuê như thế này xuất phát từ việc nhiều địa phương, nhiều hộ đã bán
ruộng hoặc cho thuê. Nhà nông không có mảnh ruộng, công đất trong tay,
lại không có nghề nghiệp, nhiều người phải chọn cách làm thuê kiếm sống.
Nếu như ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ, những nhóm người làm thuê thế này thường làm cho
những chủ trang trại điều, cao su, hay làm công ở các vựa trái cây. Còn
về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên thì họ làm cho các trang trại để
chặt mía và đào sắn, thu hoạch cà phê…
Các hộ thường đi theo từng nhóm từ 40
đến 100 hộ. Thông thường mỗi nơi họ ở lại tầm 2-3 tháng, có khi lâu
hơn, miễn là nơi đó cần người lao động tay chân.
Đầu công là người đi tìm việc và nhận
khoán với chủ, sau đó gom những người không có đất đai, nhà nghèo, cần
việc làm ở các nơi thành từng nhóm và đưa họ đến nơi làm.
Ông Nguyễn Văn Tư, đầu công có thâm
niên hơn 10 năm nay làm ở khắp các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà,
Bình Thuận nói: "Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa là tôi lại dẫn công đi.
Công miền Tây nhiều lắm. Chặt mía thế này, hết mùa mía lại về làm trái
cây”.
Theo ông Tư, cứ đến mùa mía là ông lại
đi gom công. Thường là nửa tháng 9 cho đến Tết thì làm mía ở Đồng Nai,
sau Tết ra ngoài miền Trung. Hết mía thì nghỉ, ở nhà chừng 1 tháng rồi
dẫn công đi làm tiếp. Hết mùa đến tháng 4, bà con ai kẹt tiền thì mình
cho mượn 2-3 triệu đồng gì đó, tới mùa bà con lại đi với mình. Ở trong
kia ra đây mình phải cất chòi trại thế này ở, dãi nắng dầm mưa nằm ở
ngoài trời. Mấy đứa nhỏ hoàn cảnh cha mẹ nghèo chúng phải chịu cảnh
thất học thôi.
Rõ ràng sự hình thành những nhóm người
làm thuê và sống theo kiểu du mục đã giúp giải quyết tình trạng khan
hiếm lao động trong ngày mùa ở các địa phương. Tuy nhiên nhìn những đứa
trẻ thất học, lang thang trên những cánh rừng cùng sống kiếp làm
thuê; nhìn những phận đời cùng cực, nheo nhóc, lang thang trên khắp núi
rừng, mấy ai không khỏi xót xa? Có bao nhiêu cảnh đời như thế? Trên
hành trình làm thuê của mình, khi sức cùng lực kiệt, không thể chống
chọi được với rừng thiêng, nước độc, họ sẽ ra sao?
(Dân trí, 26/5/2010)
2/Trẻ em nghèo mưu sinh
Ở ĐBSCL, rất nhiều trẻ em đang phải lao
động nặng nhọc để nuôi bản thân và gia đình. Các nỗ lực giúp đỡ lao
động trẻ em chưa có kết quả như kỳ vọng.
Đổ máu, oằn lưng
Ngô Thái Hoàng Em, 16 tuổi, học sinh
lớp 9 ở xã Nhơn Phú (Măng Thít, Vĩnh Long), đã bị cụt hai tay gần sát
nách. Hoàng Em là học sinh giỏi, nhà quá nghèo, nghỉ hè xin vào làm ở
lò gạch của anh Nguyễn Văn Linh cùng xã để kiếm tiền giúp mẹ. Khi đang
nhào đất bằng máy thì tay của Hoàng Em bị cuốn vào máy, bị cụt hai tay
từ đó, nhà nghèo càng thêm kiệt quệ.
Ông Thi Công Dựng, Chủ tịch UBND xã
Nhơn Phú, cho biết: "Hoàng Em chỉ là một trong nhiều nạn nhân của máy
ép gạch thủ công. Lò gạch máy móc thô sơ, sử dụng lao động trẻ em,
thiếu bảo hộ lao động và tai nạn ở các lò gạch là một thực trạng nhức
nhối địa phương nhiều năm qua”. Xã Nhơn Phú có hơn 500 cơ sở làm gạch
sử dụng hàng ngàn lao động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Trần Văn Lý 15 tuổi và hai em 13, 12
tuổi đang cùng mẹ bốc gạch cho lò gạch ngói của ông Nguyễn Văn Chiến
tại thị trấn An Châu (Châu Thành, An Giang). Lý kể, em bỏ học để làm ở
lò gạch ngói đã 3 năm. Trước đây, chỉ cha mẹ Lý làm việc ở lò gạch
ngói, còn anh em Lý được đi học.
Theo số liệu của Ủy ban Dân số – Gia đình và Trẻ em An Giang, toàn
tỉnh hiện có hơn 12.000 trẻ lao động trước tuổi. Rất nhiều trẻ phải làm
những việc nặng nhọc như khuân gạch, đẽo đá… |
"Cha đổ bệnh nan y mấy năm trước, mẹ
bốc gạch không đủ sống, tụi em bỏ học theo mẹ” – Lý cho biết. Ba anh em
Lý gầy teo, chân tay nhằng nhịt sẹo. Mỗi ngày, mẹ con Lý mỗi người được
20.000 đồng, lo thuốc thang cho cha xong, còn lại vừa đủ sống qua bữa.
Mơ ước của anh em Lý là "không bị bệnh” và mơ ước này đang trở nên khó
thực hiện vì "làm ở đây cực lắm, nhiều lúc cõng gạch nặng muốn ngã
xuống”.
Lò gạch ngói của ông Nguyễn Văn Chiến
đang sử dụng 30 lao động, một nửa trong đó là trẻ em, lớn nhất 16 tuổi,
nhỏ nhất 11 tuổi. "Làm nghề này không có nam giới trưởng thành, chỉ có
phụ nữ và trẻ em vì thu nhập thấp”, ông Chiến cho biết. Lò gạch nằm
trên bãi đất trống, khói bụi mù mịt. Hàng chục lao động tay chân trần
giữa bùn đất, người mang áo kẻ cởi trần hì hục dưới nắng đổ lửa.
Biết sai nhưng không can thiệp được
Tỉnh An Giang có trên 600 cơ sở sản
xuất gạch ngói và làm đá thường xuyên sử dụng nhiều lao động trẻ em.
Chỉ riêng huyện Châu Thành đã có 478 trẻ bỏ học để lao động sớm. Còn
theo số liệu của Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em An Giang, toàn tỉnh
hiện có hơn 12.000 trẻ lao động trước tuổi. Rất nhiều trẻ phải làm
những việc nặng nhọc như khuân gạch, đẽo đá…
Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH tỉnh An Giang, cho biết, An Giang có số lượng trẻ em lao
động sớm cao nhất ĐBSCL. Việc sử dụng lao động của các chủ cơ sở gạch
ngói là sai luật nhưng rất khó can thiệp. "Tỉnh có nhiều trẻ em hộ
nghèo tạo nên một lực lượng lao động trẻ em hùng hậu. Vậy nên các cơ sở
sản xuất kinh doanh thường chọn các em vì giá thuê rẻ lại không cần
phải quan tâm tới các chế độ lao động”, ông Tuấn phân tích.
Tỉnh Bến Tre cũng có 465 lao động trẻ em, hầu hết trong điều kiện
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong đó, trẻ có độ tuổi 14 – 16 chiếm
gần 70% và 54% là nữ. Công việc chủ yếu mà trẻ em đảm nhận là đi biển,
phụ hồ, phục vụ quán ăn, giúp việc gia đình, lượm phế liệu. |
Khâu quản lý việc sử dụng lao động trẻ
em gần như bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, các lớp nghề và đào tạo dài hạn
không thu hút được các em. Từ năm 2009 đến nay, Sở LĐ-TB&XH tỉnh An
Giang mở 8 lớp dạy nghề, chỉ giải quyết việc làm được cho 205 em.
Ông Tuấn nói: "Hoàn cảnh nghèo là
nguyên nhân khiến lao động trẻ em chấp nhận những công việc nặng nhọc
nguy hiểm để mưu sinh. Vấn đề lao động trẻ em vẫn nhức nhối, chưa giải
quyết được”.
Tại Vĩnh Long, báo cáo của Sở
LĐ-BT&XH tỉnh, hiện có trên 1.200 trẻ em phải lao động nặng nhọc
tại các lò gạch, phụ hồ. Đó là chưa kể số trẻ em lao động theo mùa vụ ở
vùng nông thôn như làm cỏ lúa, thu hoạch. Tỉnh Vĩnh Long đang thực hiện
đề án hạn chế số trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại,
nguy hiểm. Tuy nhiên, năm 2009, các lớp dạy nghề do Sở tổ chức chỉ có
60 em theo học.
Một lãnh đạo Sở LĐ-BT&XH tỉnh Vĩnh Long thừa nhận: "Các lớp dạy nghề chưa thu hút được trẻ em”. (Tiền Phong, 26/5/2010)
3/Người lớn ơi, xin một lần lắng nghe trẻ em nói…
Tác giả: Khương Duy
01/06/2010
Người lớn luôn muốn trẻ em
có tâm hồn rộng mở, luôn muốn ngắm nhìn nét hồn nhiên trên
gương mặt ngây thơ. Nhưng người lớn đang đánh cắp tuổi thơ của
trẻ em theo cách chúng ta tưởng rằng tốt đẹp.
Suốt bao nhiêu năm nay, việc chăm lo
cho trẻ em luôn được coi là ưu tiên hàng đầu bởi ai cũng thuộc
lòng khẩu hiệu "Trẻ em là tương lai của đất nước”. Ở bất cứ
nơi đâu chúng ta đều nghe thấy lời khẳng định: xã hội phải
dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Nhưng thực sự, sau những
ngôn từ hoa mĩ ấy, chúng ta đã dành cho trẻ em những gì?
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm
nay, cùng những bài diễn văn ca ngợi thành tích chăm sóc, bảo
vệ trẻ em đang vang khắp các hội trường, xin được góp vài lời
để phần nào giải đáp câu hỏi này.
Đầu tiên, xin thưa rằng người lớn
chúng ta ảo tưởng nhiều lắm về sự sung sướng của trẻ em. Khi
những đứa trẻ đòi hỏi điều này hay điều kia, người lớn chúng
ta thường mắng chúng vòi vĩnh và đem sự nghèo khổ của ông
bà, bố mẹ xưa kia ra so sánh. Xét về nhiều mặt, trẻ em hôm nay
sung sướng hơn thế hệ đi trước rất nhiều với hàng trăm hàng
ngàn loại trò chơi, đồ ăn thức uống mà chúng ta ngày trước
có mơ cũng không bao giờ dám nghĩ tới.
Nhưng trẻ em có sung sướng không khi
bị đe dọa từng miếng ăn, giấc ngủ vì từ rau, đậu, thịt, cá
đến món đồ chơi ưa thích, thứ gì cũng có nguy cơ nhiễm độc?
Trẻ em hạnh phúc không khi ra đường, muốn bỏ khẩu trang ra để
thở cũng không được vì khói bụi, muốn tung tăng bay nhảy trên
phố cũng phải lấm lét canh chừng những "anh hùng xa lộ” sẵn
sàng cán người rồi bỏ chạy?
Khi còn nhỏ, ai trong số những người lớn chúng ta phải sống trong những nỗi sợ hãi giống như trẻ em hôm nay?
Người lớn luôn tự khen mình đã
dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em. Nhưng có một thứ
trẻ em còn rất thiếu: người lớn không cho các em quyền được
tin. Chúng ta muốn trẻ em tin những điều tốt đẹp, nhưng chúng
ta chỉ cho chúng thấy những điều nham nhở, xấu xí.
Làm sao trẻ em có thể tin rằng xã
hội đang chung tay bảo vệ môi trường khi có những quan chức vào
tù vì rút tiền ngân sách dành cho môi trường để tư lợi? Làm
sao trẻ em có thể tin vào lời khuyên "cây ngay không sợ chết
đứng” khi những người dám nói thẳng, nói thật như thầy Đỗ
Việt Khoa trở thành "cây ngay” cô độc giữa rừng cây xiêu vẹo,
cực chẳng đã đành phải bỏ nghề?
Làm sao trẻ em có có thể tin mình
được xã hội nâng niu khi chứng kiến những đứa trẻ cùng trang
lứa như bé Hào Anh bị người lớn đánh đập dã man trước sự
thờ ơ của chính quyền sở tại? Những đứa trẻ lớn lên thiếu
hành trang niềm tin vào cuộc sống, vào lẽ phải hoàn toàn do
lỗi của người lớn chúng ta.
Người lớn luôn muốn trẻ em có tâm
hồn rộng mở, luôn muốn ngắm nhìn nét hồn nhiên trên gương mặt
ngây thơ. Nhưng người lớn đang đánh cắp tuổi thơ của trẻ em theo
cách chúng ta tưởng rằng tốt đẹp. Trẻ em còn lúc nào để bay
bổng và ước mơ khi lịch học chính, học phụ dày đặc đã chiếm
hết thời gian từ lúc các em bước vào lớp một?
Trẻ em sao có thể mở rộng tâm hồn
với thế giới bên ngoài khi bị người lớn khóa kín trong những
căn nhà kín cổng cao tường hoặc phải sống chen chúc trong
những ngõ sâu chật hẹp, "chỉ chính ngọ mới thấy mặt trời”.
Vài chục năm nữa, liệu trẻ em có
còn được chiêm ngưỡng cảnh làng quê yên bình với cánh đồng
xanh mướt, đàn cò bay thẳng cánh, đàn trâu nhẩn nha gặm cỏ –
những cảnh trí đã dung dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt
Nam – khi những dự án sân golf, biệt thự, bãi đào vàng đang
được người lớn bật đèn xanh không ngơi tay?
Người lớn chẳng những không cho
trẻ em cuộc sống an toàn, không cho chúng niềm tin, không cho
trẻ em một tuổi thơ theo đúng nghĩa mà còn "ăn vèn” cả vào
tương lai của trẻ em. Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng ta sẽ
trả lời các em ra sao về hàng triệu, hàng tỷ tấn khoáng sản
đã bị thế hệ trước khai thác, sử dụng hoang phí và bán với
giá rẻ mạt cho nước ngoài để thỏa mãn những nhu cầu không
đáy?
Cuốn sách địa lý của thế hệ
tương lai sẽ viết về nguồn tài nguyên của đất nước ra sao khi
những mỏ vàng, bạc, dầu thô, than đá chẳng còn gì ngoài
những hố sâu thăm thẳm và môi trường sinh thái bị tàn phá
nặng nề?
Hãy tự hỏi chúng ta chia cho trẻ
thơ được bao nhiêu từ món tiền thu được từ việc bán tống bán
tháo tài nguyên, khoáng sản hôm nay. Phần chúng ta dành cho các
em có phải là những ngôi trường dột nát ở vùng cao? Hay đó
là những sợi cáp mắc qua sông như ở Đắk Nông để các em trượt
từ bờ bên này qua bờ bên kia tới trường ngay trên đầu sóng dữ?
Và chao ôi, những gì chúng ta dành
cho chúng liệu có xứng đáng với những món nợ hàng trăm tỷ
đô-la chúng ta đang vay nợ nước ngoài để đầu tư cho những dự
án trên trời dưới biển. Chúng ta hỉ hả khi năm sau vay được
nhiều hơn năm trước, chúng ta giận lẫy vài hôm khi có vị quan
chức nọ xà xẻo vốn ODA nhưng rồi cũng tặc lưỡi bỏ qua. Chúng
ta an ủi nhau rằng trẻ em ngày sau sẽ tài giỏi hơn thế hệ hôm
nay và sẽ trả hết những gì chúng ta đang vay mượn để vung tay
quá trán và thả sức cho rơi rớt dọc đường.
Vâng, tôi tin lắm vào tài năng, trí
tuệ của trẻ em Việt Nam. Chúng ta có những thần đồng toán
học, âm nhạc, thể thao ngang tầm quốc tế; chúng ta có những
đôi bàn tay tài hoa ngay ở tuổi thiếu thời. Nhưng có tủi cho
trẻ em không khi cha ông chúng trông vào những bàn tay khối óc
ấy để trả những món nợ xuyên thế kỷ?
Chúng ta kỳ vọng trẻ em sẽ biến
đất nước thành rồng, thành hổ nhưng đã vô tình đeo đá vào đôi
cánh mỏng manh của các em bằng một thứ tội tổ tông truyền.
Vậy đấy, hành trang cho trẻ em vào
tương lai tưởng như rất đầy mà thực ra lại rất vơi. Chúng ta
chẳng cho trẻ em được bao nhiêu so với những gì chúng ta lấy đi
của trẻ em. Những người lớn ích kỷ chỉ biết nhắm mắt và
tưởng tượng ra những điều vĩ đại đã làm cho con trẻ, nhưng
nếu mở mắt ra chúng ta sẽ bàng hoàng khi trẻ em đang trở
thành nạn nhân của thói tham lam, mù quáng và ích kỷ của
chúng ta.
Xin được mượn câu hát của Trịnh
Công Sơn để gọi tên nỗi niềm tôi dành cho những đứa trẻ trong
ngày trọng đại này:
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người…
(Tuần Việt Nam 1/6/2010)
(Em Em Hào Anh được chủ trại nuôi
tôm Cà Mâu chăm sóc bằng roi vọt. Em Lê Xuân Dũng ở Thanh Hóa đã được
công an bảo vệ bằng một viên đạn: Trẻ em, ai cũng được chăm sóc sức
khoẻ, được bảo vệ tính mạng!)
Bài viết của ký giả Khương
Duy đầy tâm huyết, nhưng đã đi ngược lại chủ trương của Hồ Chí Minh và
đảng CS, nên đã bị xóa bỏ! Xóa bỏ là phải!
3/6/2010
nguyễn duy ân
|