Thứ Năm, 2024-04-25, 6:30 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Sáu » 20 » Hội luận về nhân quyền – dân chủ cho VN tại Canada
7:05 AM
Hội luận về nhân quyền – dân chủ cho VN tại Canada
2010-06-19

Hôm thứ Năm 17-6-2010, một cuộc hội luận giữa các tổ chức hội đoàn người Việt quốc gia và các dân biểu hàng đầu của Quốc Hội Canada đã diễn ra ở Ottawa (Canada) thảo luận về vấn đề nhân quyền - dân chủ tại VN.

Photo courtesy of Việt Tân

Cuộc hội luận về nhân quyền - dân chủ VN do Đảng Việt Tân tổ chức với các dân biểu Canada hôm 17/06/2010 tại Ottawa - Canada

Thảo luận với các dân biểu Canada

Cuộc hội luận về nhân quyền - dân chủ VN do Đảng Việt Tân tổ chức với sự hỗ trợ của dân biểu Liên Bang Canada - ông Navdeep Bains, cùng đại diện Tập Đoàn Luật Sư Cambridge - LS Chris MacLeod. Qua đó, đại diện của các tổ chức, hội đoàn người Việt quốc gia có dịp thảo luận với các dân biểu liên bang của Quốc Hội Canada về tình trạng vị phạm nhân quyền, đàn áp tự do - dân chủ tiếp diễn ngày càng đáng ngại ở VN, cũng như thúc giục chính giới Canada đề ra những chính sách ứng phó thích hợp với Hà Nội.

Lên tiếng sau cuộc hội luận, TS Lê Duy Cấn, đại diện Liên Hội Người Việt Canada có nhận xét tổng quát như sau:

Chúng tôi có cơ hội đề cập đến tình hình nhân quyền tại VN và điều quan trọng hơn là nhân dịp nầy chúng tôi nhận ra những vấn đề cũng như tìm kiếm giải pháp khả dĩ.

DB Navdeep Bains

"Buổi thảo luận ngày hôm nay thật là hào hứng và hữu ích, tại vì có một số dân biểu họ chưa hề biết gì về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, họ đã đến lắng nghe và đóng góp nhiều ý kiến rất xây dựng. Nói một cách tóm tắt buổi thảo luận hôm nay rất là thành công.”

Trong số nhiều dân biểu nổi tiếng Canada tham dự như Bod Rae, Rob Oliphant, Scott Andrews, Phụ tá Bộ trưởng về Hợp Tác Quốc Tế Jim Abbot, có dân biểu Navdeep Bains. Dân biểu Bains nhận xét về cuộc hội luận Ottawa như sau:

"Chúng tôi có cơ hội đề cập đến tình hình nhân quyền tại VN và điều quan trọng hơn là nhân dịp nầy chúng tôi nhận ra những vấn đề cũng như tìm kiếm giải pháp khả dĩ. Có nhiều giải pháp đề nghị mà chúng tôi phân tích, thảo luận liên quan những khía cạnh ở VN như cải cách pháp lý, cởi mở hơn về mặt truyền thông cũng phương cách minh bạch trong việc ứng phó với những vấn đề như vậy. Chúng tôi tiếp tục thúc giục VN thực thi những quyền tự do về báo chí, lập hội, hội họp, bày tỏ cảm tưởng .v.v... Tất cả những giá trị đó rất quan trọng ở Canada.

Cuộc thảo luận hôm nay là dịp chúng tôi công khai hóa những vấn đề quan trọng ấy. Đây là bước sơ khởi, nhưng chúng tôi muốn bảo đảm rằng những cuộc gặp gỡ song phương, đa phương, như hội nghị nhóm G-20 đều là dịp để Canada bày tỏ những mối quan ngại như vậy giữa các quốc gia với nhau.”

cha-ly-trial-250.jpg
Công an Việt Nam mặc thường phục bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa ở Huế ngày 30/03/2007.
Dân biểu John Welfaon từ Vancouver tham dự cuộc hội luận phát biểu:

"Canada theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng trên khắp thế giới và xúc tiến mậu dịch tự do lẫn phát triển kinh tế để ứng phó với bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi Canada cũng luôn chú trọng tới lãnh vực nhân quyền. Qua mối quan hệ song phương đang phát triển với VN, Canada chính thức có chương trình trợ giúp phát triển VN, gia tăng hoạt động thương mại và đầu tư, và chắc chắn hợp tác qua diễn đàn đa quốc.

Về phương diện nhân quyền, tôi nghĩ là vấn đề nhân quyền sẽ được xúc tiến khi các nước thông hiểu nhau. Và tôi vui mừng đã có sự trao đổi giữa các phái đoàn cao cấp hơn của VN và Canada. Thủ Tướng Canada cũng đã viếng thăm VN hồi đầu năm 2006 và có thể nêu lên mối quan ngại về vấn đề nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại VN. Thủ Tướng Canada lên tiếng lúc đó rằng việc cải cách kinh tế phải song song với cải cách chính trị. Và chắc chắn Canada muốn có cải thiện nhân quyền tại VN khi VN đang trên đà phát triển kinh tế. Chính phủ Canada tiếp tục theo dõi sát về tình hình nhân quyền tại VN, cũng như nêu lên vấn đề nhân quyền. Chúng tôi sẽ thực hiện điều nầy một cách thường xuyên với VN ở mọi cấp qua con đường song phương và đa phương.”

Cải cách kinh tế phải đi đôi với chính trị

Lên tiếng tại cuộc thảo luận, đại diện Đảng Việt Tân, TS Trần Diệu Chân, đặc biệt chú trọng tới việc cải cách kinh tế ở VN phải đi đôi với cải cách chính trị, và nguồn viện trợ nước ngoài cần ràng buộc với sự cải thiện nhân quyền tại VN:

"Những người đại diện chính quyền Canada đến, họ rất quan tâm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, và bên cạnh đó mọi người kết luận lại là vấn đề nhân quyền luôn luôn đi đôi với vấn đề kinh tế, không thể tách rời hai yếu tố là phát triển về kinh tế cũng như phát triển một xã hội cần phải có nhân quyền làm trọng và đóng một yếu tố chính.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long
Nhà giáo Nguyễn Thượng Long (DR). Photo courtesy RFI
Qua những phương thức làm việc chung với nhau và đặc biệt là với những quan tâm cũng như là những đề nghị của các chính giới cũng như là những vị hoạt động nhân quyền trong các cơ quan NGO; có những người làm về luật thí dụ như là LS Chris MacLeod là những người rất quan tâm về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam; và bên cạnh đó thí dụ như những vị dân biểu là ông Rob Oliphant, ông là một nhà truyền giáo, và vì vậy những vấn đề này chúng ta tưởng là chính giới thờ ơ hoặc là không để ý đến nhưng mà thật sự họ rất là quan tâm, và đặc biệt là chính quyền Canada.

Điều quan trọng là chúng ta khi tiếp xúc với họ là để chúng ta đưa ra những nhận định cũng như là những đề nghị cụ thể đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Lấy một thí dụ thôi là một ông dân biểu có nói là chúng ta làm sao những chính sách về buôn bán, hay là ủng hộ về nhân quyền, hay là vấn đề viện trợ nhân đạo, thì tất cả những điều đó chúng ta cần phải có những báo cáo về cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Và những báo cáo đó chúng ta cũng đưa ra nữa là ai báo cáo? Nếu mà chính quyền cộng sản VN báo cáo thì chắc chắn là nó không vô tư, không đúng sự thật. Vì vậy chúng ta cần phải đưa ra những tổ chức độc lập và những tổ chức đó gồm có người Việt trong nước lẫn hải ngoại, cũng như đưa ra những buổi nói chuyện, hội thảo giữa các quốc gia, giữa các tòa đại sứ, đặc biệt là 4 nước rất là quan tâm đối với chính quyền Việt Nam, đó là Na Uy (Norway), Thụy Sĩ (Switzerland), Gia Nã Đại (Canada), và Tân Tây Lan (New Zealand).”

Những đề nghị với chính phủ Canada

bich-khuong-van-nghe-250.jpg
Chị Hồ Thị Bích Khương (phải) và Ông Võ Văn Nghệ. Photo courtesy of ledinh.ca.
Một trong những diễn giả chủ chốt tại cuộc hội luận Ottawa là TS Lê Duy Cấn, đại diện Liên Hội Người Việt Canada. TS Lê Duy Cấn đưa ra một số đề nghị nhằm thúc giục Canada áp lực Hà Nội góp phần cải thiện nhân quyền tồi tệ trong nước.

"Chúng tôi trình bày lập trường của Liên Hội về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi có soạn một tài liệu bối cảnh để phân phát cho quý vị tham dự buổi họp, và đồng thời chúng tôi cũng sửa soạn tài liệu để ngày mai có một phái đoàn cộng đồng người Việt tại Canada sẽ gặp ông Bộ Trưởng Di Trú Công Dân Vụ và Văn Hóa Đa Diện tại Toronto. Ông Bộ Trưởng có nhã ý gặp phái đoàn cộng đồng người Việt để lắng nghe lập trường của chúng ta về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Riêng Liên Hội Người Việt Canada có soạn thảo một bức thư gửi cho ông Bộ Trưởng, ở trong đó chúng tôi có nêu ra 3 đề nghị.

Đề nghị thứ nhất là chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada trình bày với chính phủ Việt Nam về những vấn đề vi phạm nhân quyền, yêu cầu họ trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị hiện đang còn bị giam giữ, và nhất là tổ chức những buổi thảo luận với những người đối kháng chính trị để tìm phương thức chung để cải tiến xã hội, kinh tế cũng như chính trị ở Việt Nam.

Đề nghị thứ hai của Liên Hội với chính phủ Canada là chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada duyệt lại chương trình viện trợ cho Việt Nam, vì trong 10 năm qua Canada đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 500 triệu đô la và mấy năm gần đây thì một trong những ngân khoản tài trợ đó là để huấn luyện những người làm trong hệ thống tư pháp ở bên Việt Nam như là thẩm phán, chánh án cũng như luật sư, thì chúng tôi cũng trình bày cho chính phủ Canada biết là mặc dù Canada có hảo ý huấn luyện những người làm việc trong hệ thống tư pháp ở Việt Nam nhưng mà dường như chương trình huấn luyện của Canada không đưa đến đâu hết, tức là không kết quả, tại vì hệ thống tư pháp ở Việt Nam hiện giờ thì như tất cả quý vị thính giả đều biết là hệ thống tư pháp Việt Nam thuộc vào đảng cộng sản tức là họ nghe lệnh của đảng cộng sản. Thành ra những vụ xử án thường là có án trước, tức là những bản án đã được định trước khi vào xử. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada duyệt lại chương trình đó để xem số tiền Canada dành ra để giúp cho Việt Nam trong công việc đó có đạt được kết quả gì không?

Riêng Liên Hội Người Việt Canada có soạn thảo một bức thư gửi cho ông Bộ Trưởng, ở trong đó chúng tôi có nêu ra 3 đề nghị.

TS Lê Duy Cấn

Và đề nghị thứ ba của chúng tôi với chính phủ Canada là chính phủ Canada phải đặt điều kiện với Việt Nam là chương trình viện trợ của Canada sẽ tùy thuộc những tiến bộ về vấn đề tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Tại vì nếu mà Canada tiếp tục viện trợ mà Việt Nam không đạt được những kết quả về phương diện nhân quyền thì có lẽ nên xét lại chương trình viện trợ của Canada đối với Việt Nam.”

TS Lê Duy Cấn tin rằng sự kiên trì của phía cộng đồng người Việt thúc giục chính phủ Canada áp lực VN cải thiện tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ góp phần sớm mang lại kết quả mong muốn.

"Những vấn đề này là những vấn đề mà chúng ta phải nêu lên không những trong kỳ này mà phải nêu lên một cách thường xuyên, phải nhắc nhở chính phủ Canada, tại vì chính phủ Canada dĩ nhiên họ có nhiều vấn đề phải đối phó, nhưng mà nếu mình đại diện cho cộng đồng người Việt nói lên những nguyện vọng của mình một cách thường xuyên thì họ sẽ lưu ý và sẽ có những hành động cụ thể để mà giúp cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.”

Cuộc hội luận Ottawa diễn ra giữa lúc tại VN nhiều người công khai đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ báo động rằng họ luôn bị sách nhiễu, câu lưu, thẩm vấn, nhất là những trường hợp mới đây của các nhà tranh đấu cho dân oan Hồ thị Bích Khương, MS Nguyễn Trung Tôn, thầy giáo Nguyễn Thượng Long...

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 622 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0