Blogger Gốc Sậy – TS Nguyễn Hồng Kiên - Cái
"hội chứng kỷ niệm” xxx năm của một địa phương đã ngày càng biến tướng
đến cùng cực. Một đơn vị hành chính hình thành từ thời
Quân chủ, rồi thời Thực dân đế quốc, NÓI CHO CÙNG chỉ là QUY ĐỊNH của
kẻ cai trị, để quản lý một vùng đất-nước.
Nhưng có nhẽ do CÓ TẦM NHÌN, các Cụ từ
thời Quân chủ (và các quan Thực dân) đã nhận ra, khoanh vùng… xác định
địa giới các tỉnh-thành (thậm chí cả tới huyện-xã) một cách Khoa học,
phù hợp Tự nhiên-Xã hội… Dần dà, trải thời gian, trong các địa giới ấy
đã ổn định những văn hóa vùng-miền.
Đến những năm 80 của thế kỷ trước, trong
tư duy DUY Ý CHÍ XHCN, nhiều vùng, nhiều địa phương nhỏ được sáp nhập
khiên cưỡng, bất chấp Phong thủy, địa lý, văn hóa… Nào Hà-Nam-Ninh (Hà
Nam- Nam Định- Ninh Bình), nào Hà-Sơn-Bình (Hà Đông- Sơn Tây- Hòa Bình),
nào Hoàng Liên Sơn (Lào Cai- Yên Bái- Nghĩa Lộ)… Kể ra thì hết cả entry
này, nên thôi.
Ngay trong những cái tên tỉnh mới nói
trên đã lộ rõ tính "thời vụ”, tạm bợ: Nơi thì là ghép tên cũ theo những
cách tùy tiện, nơi thì là đặt mới (khiến tỉnh Nghĩa Lộ từ đó biến mất)
Nói về chuyện kỷ niệm thành lập một địa phương KHÔNG THỂ KHÔNG NHẮC đến vụ "kỷ niệm 300 năm Sài Gòn”.
Chuyện VÔ LÝ KINH HÒANG thế mà vẫn làm được. Bấy giờ GS Trần Quốc Vượng đã đặt câu hỏi: – Thế trước đó, vùng Sài Gòn là gì?
Không ai thèm trả lời.
Và rồi "hội chứng” ấy đã lan ra khắp miền
Trung, bất chấp những HÔ HÀO về một Đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đã có ý kiến bao biện: Đấy là kỷ niệm thành lập một vùng tụ cư của người
Việt. Ô hay, thế trước khi người Việt đến ở thì đó là đất hoang chắc.
Những cư dân của các vương quốc Champa, Phù Nam- Chân Lạp là hổ báo, rắn
rết chăng?
(Xin nói luôn rằng đừng ai đem chuyện mấy
trăm năm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào đây. Chuyện ấy xin hẹn bàn dịp khác.
Chỉ xin nhắc rằng: Chính phủ Australia chính thức xin lỗi thổ dân vì những sai lầm mà các chính phủ trước đó đã gây ra cho họ.)
Chuyện "khắc nhập-khắc xuất” đã gây ra nhiều chuyện:
"tỉnh bạn đề nghị
phía Tây đường Hồ Chí Minh thuộc về Hòa Bình, phía Đông đường Hồ Chí
Minh thuộc về Hà Nội. "Tôi không hiểu người ta nghĩ gì, nếu thực hiện đề
xuất như vậy sẽ xáo trộn đến cuộc sống của khoảng hai nghìn hộ dân””. Công dân Hà Nội, "sổ đỏ” Hòa Bình
Dân gian thì cười nghiêng ngả về chuyện 2 vợ chồng già vẫn sống trên mảnh đất đó, ngôi nhà đó, bỗng nhiên thành người 2 tỉnh khác nhau: "Ông nhà tôi là người Hà Nội, nhưng bây giờ lương hưu nhận ở Lương Sơn, sinh hoạt Đảng, cựu chiến binh vẫn ở Lương Sơn…”
Phàm cái gì BẤT HỢP LÝ thì sẽ không thể
tồn tại lâu. Các tỉnh TO lại dần được chia ra, trả lại như cũ, dưới thời
Phong kiến-đế quốc
Dù không chính thức, nhưng rõ ràng đó là THỪA NHẬN: Không phải cái gì của Phong kiến-đế quốc cũng là XẤU, là Phản động, là cần xóa bỏ.
Thậm chí, thực tế hoạch định các tỉnh thành hiện nay đang GẦN TRÙNG, tiệm cận trở lại với hoạch định thời Phong kiến-đế quốc.
1- Chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh (Dân gian lại đồn có 1 ý kiến đề nghị sáp nhập Hà Tĩnh với Quảng Bình để có tỉnh BÌNH TĨNH)
2. Chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.
3. Chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
4. Chia tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.
5. Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây…
Chuyện chia tách tỉnh To trở về tỉnh nhỏ
như cũ đã để lại không biết bao nhiêu hậu quả, hệ lụy đau đớn. Đỉnh cao
có nhẽ là chuyện lực lượng vũ trang 2 địa phương Phú Yên và Khánh Hòa
(tái tách từ Phú Khánh ra) đã dàn trận, suýt đánh nhau to trên đèo Cả.
Mỉa mia là ngay gần đó là Vũng Rô – một di tích "đường Hồ Chí Minh trên biển” hồi miền Bắc chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.
Nhưng rất gần đây, chuyện "khắc xuất” đó lại bỗng trở thành nguyên nhân của một TRÀO LƯU "kỷ niệm” khác: Kỷ niệm tái lập tỉnh.
Thật là KỲ QUÁI, một việc làm SAI, phải sửa, lại trở thành lý do để người ta TIÊU TIỀN. Cho dù ngay từ khi sửa sai, Nghị quyết Quốc hội đã có yêu cầu:
"8. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội theo tinh thần tiết kiệm,
không tăng biên chế, không để thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa; nhanh
chóng ổn định tổ chức và phát triển sản xuất.”
Vậy NGƯỜI TA kỷ niệm cái gì ?
CHUYỆN Ở LÀO CAI:
Thực tế, các cơ quan chức năng của tỉnh này đã được thành lập NGAY SAU khi kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết:
Cái ngày 01/10 (hay 10/10) kia là từ đâu ra???
Tra toàn bộ danh mục văn bản pháp quy năm 1991 trên Cổng TTĐT Chính
phủ, KHÔNG CÓ VĂN BẢN NÀO LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỆN THÀNH LẬP LẠI CÁC TỈNH
theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII. Chỉ có "Quyết định về việc điều chỉnh địa giới thị xã Đông Hà và thành lập lại huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị”.
Nếu Hội đồng Bộ trưởng không có Quyết
định thì phải lấy ngày Quốc hội ra Nghị quyết làm MỐC. Nghĩa là ngày TÁI
LẬP tỉnh này phải lấy mốc ngày Quốc hội ra Nghị quyết là ngày
12/8/1991.
CHUYỆN Ở HÒA BÌNH:
Dư luận xôn xao chuyện ở Lào Cai nhưng lại không để ý chuyện 1 tỉnh khác cũng vừa kỷ niệm THÀNH LẬP và TÁI LẬP. Nhân dịp đó, tỉnh này còn tổ chức lễ hội cồng chiêng để đón rước Huân chương Hồ Chí Minh.
Hòa Bình kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh
Trước đó, " Ngày 13 tháng 7 năm 2011, tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình,
Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu 125 năm thành
lập tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai phát động cuộc thi trong
toàn tỉnh, "Với mục đích ôn lại những trặng
đường lịch sử vẻ vang, những truyền thống cách mạng của nhân dân các
dân tộc tỉnh Hòa Bình qua 125 năm đấu tranh giành độc lập tự do, xây
dựng và trưởng thành.” "
Tức là từ khi được thành lập, nhân dân
các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phải đấu tranh. Vậy sao phải kỷ niệm cái
MỐC THỜI GIAN BỊ NÔ LỆ đó? Đọc mà buồn.
"Khắc nhập, khắc xuất” chắc chắn còn là câu chuyện chưa có hồi kết.
Với từng người dân, chuyện đó CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ. Họ vẫn sinh sống ở
đó, trong ngôi nhà đó, trên mảnh đất đó… chẳng có gì khác. Người muốn ăn
mừng chỉ là những ông "có ghế” ngồi thôi !
Chuyện tách ra nhập vào đã là DUY Ý CHÍ. Chuyện kỷ niệm cái NGÀY SỬA SAI thì càng rõ là Phi lý và Lãng phí.
|