Phúc trình hàng năm về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
TTO - Theo báo cáo mới công bố của Bộ Ngoại giao Mỹ,
hiện có hơn 12 triệu người trên thế giới là nạn nhân của bọn buôn
người. Những người này đã bị cưỡng bức lao động, bị buộc vận chuyển ma
túy hoặc bị buộc làm gái mại dâm. (Tờ báo in đậm nhấn mạnh câu này). Theo
đại sứ Luis CdeBaca, phụ trách văn phòng chống nạn buôn người của Bộ
Ngoại giao Mỹ, kể từ khi Liên hiệp quốc ban hành luật chống nô lệ hiện
đại cách nay 10 năm, đã có 116 quốc gia thông qua luật chống buôn người. "Những
nước từng phủ nhận có sự tồn tại của nạn buôn người hiện đã làm việc để
xác định ai là nạn nhân và giúp họ vượt qua những thương tổn do bị biến
thành nô lệ hiện đại cũng như bắt giữ những kẻ bắt người khác làm nô
lệ”, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton cho biết. Tuy
nhiên bấy nhiêu vẫn chưa đủ, bởi con số nạn nhân nạn buôn người được
phát hiện rất ít so với thực tế. Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Mỹ,
trong năm ngoái chỉ có 0,4% số "nô lệ hiện đại” được nhận dạng, và tình
trạng này chắc chắn sẽ còn kéo dài bởi "lợi nhuận” từ việc buôn người
quá lớn và chính phủ các nước hiện vẫn chưa có biện pháp đủ mạnh để
trấn áp tội phạm buôn người. Báo
cáo đã nêu ra một ví dụ: một nạn nhân người Mỹ bỏ nhà ra đi năm 11 tuổi
cùng một người đàn ông. Người này đã lạm dụng tình dục cô và buộc cô
bán dâm. Khi cảnh sát bắt cô, họ đã buộc tội cô hành nghề mại dâm mà
không hề tìm bắt gã "tú ông”. Luật sư của cô hiện đang kháng cáo, cho
rằng ở tuổi 13, theo luật cô không được phép quan hệ tình dục, do đó
không thể buộc tội cô như thế. Báo
cáo cũng công bố danh sách những nước chưa thực thi đầy đủ nghị định
thư chống buôn người của Liên hiệp quốc, trong đó có Trung Quốc, Saudi
Arabia, Ấn Độ, Iran và Nga.
Vì
thấy "lề phải" đưa tin chưa đầy đủ, nên "lề trái" phải bổ sung thêm bản
tin từ website Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) nguyên văn toàn bài như sau:
Mỹ xếp VN vào danh sách các nước cần theo dõi về buôn người (đăng ngày 15/6/2010) Theo
đạo luật về bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người được ban hành cuối năm
2000, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nhiệm vụ theo dõi tình trạng buôn người
trên toàn thế giới và nộp một bản phúc trình hàng năm cho Quốc hội và
Tòa Bạch Ốc.
Năm
nay, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam cùng một số nước khác tại Đông Nam Á như
Singapore và Thái Lan vào danh sách các nước cần theo dõi về buôn
người, và cáo buộc những nước này đã không ngăn chặn tình trạng phụ nữ
bị buộc phải hoạt động mại dâm.
Theo
bản tin của AFP, hành động này sẽ mở đường cho Hoa Kỳ cắt giảm một số
hỗ trợ về mặt dân sự cho những nước này, tuy nhiên thông thường biện
pháp này là hình thức để gây áp lực để các nước bị liệt kê vào danh
sách phải có hành động quyết liệt hơn trong việc chống tệ nạn buôn
người.
Trong phúc trình năm 2009, Việt Nam
nằm trong danh sách các nuớc hạng 2. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người
đồng sáng lập liên minh Liên minh Bài trừ Nô lệ Châu Á, gọi tắt là
CAMSA, đã giải thích về sự khác nhau giữa các cấp độ xếp hạng này như
sau:
"Hạng
2 là các quốc gia chứng tỏ quyết tâm nhưng chưa làm được đến mức có ảnh
hưởng khả quan để mà chống vấn đề buôn người. Các quốc gia ở hạng 3 là
những nơi mà chính quyền chưa chứng minh được quyết tâm, và đặc biệt là
những nơi mà chính quyền có thể đã can dự vào vấn đề buôn người. Giữa
hạng 2 và hạng 3 có một số quốc gia nằm ở trong danh sách theo dõi.
Danh sách theo dõi có nghĩa là đáng quan tâm, và những quốc gia nào nằm
trong danh sách theo dõi 2 năm liền nhưng không có sự cải thiện để nâng
lên cấp 2 thì tự động sẽ rơi xuống cấp 3. Ở trong hạng 3 thì các quốc
gia đó đứng trước nguy cơ và rủi ro là sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ chế tài.”
Cũng
theo tiến sĩ Thắng các biện pháp chế tài đối với các nước hạng 3 sẽ gồm
việc cắt giảm các khoản viện trợ, ngoại trừ các khoản viện trợ về nhân
đạo. Tiến sĩ Thắng cho biết thêm:
"Cái
quan trọng hơn là các đại công ty quốc tế họ sẽ rất ngần ngại để làm ăn
buôn bán, lập cơ xưởng ở tại các quốc gia đã bị xếp vào hạng 3 bởi vì
họ không muốn bị mang tiếng. Đó là những công ty họ đặt rất nặng vấn đề
uy tín trên thị trường đối với giới tiêu thụ. Thành ra các khoản ảnh
hưởng về kinh tế nó sẽ rộng rãi và nặng nề hơn là các khoản bị Hoa Kỳ
chế tài.”
Bản phúc trình năm nay nhận
định mặc dù đã có tiến bộ trong thập kỷ qua, nhưng trong giai đoạn năm
2009-2010, ước tính vẫn có khỏang 12,3 triệu người đã trở thành nạn
nhân của nạn buôn người.
Phát
biểu tại buổi công bố phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao, Ngoại
trưởng Hillary Clinton gọi hành động buôn người là một "tội ác khủng
khiếp”. Bà Clinton nói rằng "tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chấm
dứt tệ nạn này”. ________
"Lề trái" xin phép miễn bình lựng cách đưa tin của "lề phải", nhưng quý độc giả có quyền tự do bình lựng!
|