(08/17/2012)
Tác giả : Trần Khải
Không người Việt Nam nào muốn có chiến tranh; kể cả ngay khi tranh cãi
Biển Đông sôi động, chúng ta vẫn hy vọng có những giải pháp ngoại giao.
Đơn giản vì sức Việt Nam quá yếu. Không chỉ về vũ khí, quân số, mà còn
đáng ngại cả về tinh thần bạc nhược của Đảng CSVN, một đảng cầm quyền
quá nhiều năm, đã mục rã và bây giờ chỉ biết đóng trò thầy pháp, thầy
bùa trước bàn thờ ông Hồ.
Nhưng câu hỏi là, phía Trung Quốc, kẻ hung hiểm nhất Biển Đông, họ
muốn chiến hay hòa? Thực tế, Bắc Kinh đã xua quân chiếm Hoàng Sa năm
1974, đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, chiếm một vùng núi đồi chiến lược ở
tỉnh Hà Giang năm 1984, và chiếm nhiều đảo trong vùng Trường Sa năm
1988. Vậy thì có gì họ sợ chiến tranh?
Không chỉ ngôn ngữ hung hăng hiển lộ trên tòa Hoàn Cầu Thời Báo
(Global Times), một báo Anh Ngữ do TQ xuất bản nhắm vào đội tượng độc
giả đọc Anh văn, nhiều tướng TQ vẫn tuyên bố hung hăng khi nói về Biển
Đông.
Nguy hiểm nhất là, Chủ Tịch Nước TQ Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố rằng chiến tranh Biển Đông là tất yếu.
Bản tin Xinhua nói rằng Hồ Cẩm Đào trong Hội Nghị Quân Ủy Trung Ương
ngày 6-12-2011 đã tuyên bố rằng "Haả quân TQ phảỉ sửa soạn cho chiến
tranh… Hải quân phaỉ tăng tốc chuyển hóa và hiện đaị hóa trong một cac1h
quyết liệt, và phải chuẩn bị kỹ càng cho chiến tranh quân sự nhằm đóng
góp lớn hơn để bảo đảm an ninh quốc gia.”
Tuy nhiên, bản tin ngày 21-5-2012 của người Phi Luật Tân (trang web:
http://www.pinoyofwcommunity.com) nhắc lại, và ghi rằng, chính lời Hồ
Cẩm Đào tuyên bố trong một khu kỹ nghệ quân sự rằng "quân đội TQ phải
chuẩn bị chiến tranh với Mỹ. Chiến tranh là tất yếu với Mỹ, Việt Nam và
Phi Luật Tân.”
Bản tin BBC và AFP trong ngày 7-12-2011 cũng ghi lời Hồ Cẩm Đào, "Hải quân TQ phải chuẩn bị chiến tranh…”
Trang web Top Secret Writers hôm Thứ Năm 16-8-2012 đã nhắc laị các
lời tuyên bố trên, và phân tích rằng trước sau gì, TQ cũng sẽ tấn công
VN, để chiếm trọn các đảo Biển Đông.”
Đầu bài phân tích, các nhà bình luận này dẫn laạ câu nói của Hồ Cẩm Đào cuối năm 2011:
"Chiến tranh là tất yếu sẽ xảy ra với Mỹ, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Bài phân tích nêu ra 2 lý do chính để thấy rằng TQ sẽ tấn công VN.
Thứ nhất, TQ cần dầu. Biển Đông của VN, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải
và quốc tế gọi là South China Sea, và Phi gọi là Biển Tây Phi, là một
kho dầu khổng lồ của thế giới.
Chính xác chưa rõ, chỉ ước chừng trữ lượng dầu Biển Đông là từ 28 tỷ
tới 213 tỷ thùng barrel dầu thô. Nghĩa là, ngay khi ước tính thấp nhât1,
cũng là kho dầu khổng lồ.
Vấn đề là, TQ hiện đang tiêu thụ dầu nhiều hơn bất kỳ nước naò trên
thế giới. Và vì cầnd ầu, TQ đã bơm tiền từ Phi Châu cho tới Canada để
xin mua quyền khai thác dầu.
Và hiểu ngầm rằng, TQ không cần xin mua quyền khai thác của nước nào,
vì dùng bạo lực đỡ tốn kém hơn, theo các diễn giải về các hành vi của
TQ.
Một lý do cũng quan trọng nữa: TQ gặp nhiều vấn đề nô bộ, từ chính
trị tới kinh tế ngay trên mảnh đất TQ. Không chỉ là bất ổn từ Tây Tạng,
mà cả Tân Cương, và kể ra cũng là ở tận Bắc Kinh.
Khi gây chiến tranh, theo phân tích của nhóm Top Secret Writers, TQ còn nhắm ổn định nội bộ Trung Quốc.
Đó là cách đơn giản nhất, theo suy nghĩ của Hồ Cẩm Đào.
Hiện nay, TQ phải tạo ra nhiều triệu việc làm mới cho các sinh viên
tốt nghiệp cử nhân. Bên cạnh đó, cũng phải tạo cơ hội cho hàng trăm
triệu nông dân nghèo lên tỉnh tìm việc.
Khủng hoảng toàn cầu đã làm hại xuất cảng TQ, một động cơ thúc đẩy
sức tăng kinh tế TQ. Kèm với khủng hoảng tài chánh đã làm kinh tế TQ suy
giảm.
TQ biết rằng chính nghĩa chế độ chỉ là tạo ra sức tăng kinh tế và ổn
định việc làm cho dân. Khi không làm được, tất là bị mất chính nghĩa, và
dân sẽ nổi loạn.
Vấn đề là, bao giờ TQ tấn công các đảo Trường Sa còn lại của VN.
|