Thứ Tư, 2024-12-18, 10:41 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Hai » 28 » Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng
8:06 PM
Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-02-27

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, vừa trình bày thêm quan điểm của ông trong một bài viết, mới được giới thiệu trên trang web của báo điện tử Thế giới và Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Hình RFA chụp từ website

Bài "Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” của ông Tôn Quốc Tường, ĐS Trung Quốc tại VN, đăng trên báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao VN.

Lời lẽ trong bài viết này được nhận định là dễ nghe hơn phát biểu của ông ta hồi đầu tháng trước, nhân dịp khai mạc "Năm hữu nghị Việt – Trung”.

Đây cũng là lý do khiến Trân Văn phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang. Cuối tháng trước, sau phát biểu của ông Tôn Quốc Tường, nhà văn Hoàng Lại Giang đã từng gửi một thư ngỏ, gây tiếng vang lớn. Đó là: "Đôi lời gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam”.

Mời quý vị cùng nghe cuộc trò chuyện này...

Không thể dễ tin

Trân Văn: Thưa ông, cách nay vài ngày, báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam có đăng một bài viết của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, với tựa là "Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, ông đã đọc bài viết này chưa?

Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Ô. Hoàng Lại Giang

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi vừa đọc bài này. Tôi nghĩ, bây giờ, với bài "Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã trở về với tư cách một nhà ngoại giao khôn ngoan hơn.

Trân Văn: Sau khi xem bài của ông Tôn Quốc Tường, một số người cho rằng, lời lẽ trong bài viết vừa kể, mềm mỏng, lễ độ hơn phát biểu của ông Tường hồi đầu năm nay, cũng về quan hệ Trung – Việt. Khi ấy ông Tường nhắc nhở rằng, hợp tác thì phát triển, còn đối đầu thì thất bại, đừng làm hỏng đại cục, những bất đồng, khi chưa chín muồi thì nên chờ...

Ông nghĩ thế nào về nhận định ấy? Theo ông, có đúng là ông Tường đã mềm mỏng và lễ độ hơn?

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi không bao giờ nghĩ những nhà ngoại giao lễ độ.

ton-quoc-tuong-200.jpg
Đại sứ Tôn Quốc Tường. Nguồn "Báo Công Thương Điện Tử".
Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Tôi hoàn toàn không nghĩ đây là một thái độ mềm mỏng và lịch sự vốn có, mang tính bản chất. Nó có cái vẻ bên ngoài không thể dễ tin.

Nhẫn hơn nữa là mất nước

Trân Văn: Trong hai lần bày tỏ quan điểm, một lần tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, lần khác là qua bài "Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” mà chúng ta vừa đề cập, bên cạnh việc đưa ra một số dẫn chứng có tính cách lịch sử, lập lại "phương châm 16 chữ” vẫn được xem như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt, ông Tôn Quốc Tường còn khái quát quan hệ Trung - Việt bằng 16 chữ khác, đó là "sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”, để tiếp tục khẳng định rằng, việc không ngừng củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác toàn diện là điều phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, cũng như nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.

Còn ông, tại thư ngỏ gửi ông Tôn Quốc Tường cũng như một người tiền nhiệm của ông ta là ông Dương Công Tố, hồi cuối tháng trước, ngoài việc, công khai bày tỏ sự không hài lòng về thái độ, cách ứng xử, lối ăn nói của hai ông đại sứ, một đã từng và một hiện đang đại diện cho Trung Quốc tại Việt Nam... ông đã đưa ra một nhận định đang được rất nhiều người nhắc là: "Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...

Ô. Hoàng Lại Giang: Sau hòa bình, thống nhất năm 1975, với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và 1979 với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã cho thấy, người Việt không phải loại người cố chấp mà rất thực tế.

Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở báo chí Việt Nam rằng: Báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền. Như vậy là những nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy không thể "nhẫn” hơn nữa.

Ô. Hoàng Lại Giang

Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở báo chí Việt Nam rằng: Báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền. Như vậy là những nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy không thể "nhẫn” hơn nữa.

Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.

Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như "hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa.

Trân Văn: Điểm đáng chú ý là cả ông và ông Tường cùng viện dẫn lịch sử bang giao nhưng độc giả có cảm giác rằng cả hai không cùng nhìn về một hướng? Ông có thể giải thích tại sao lại có sự khác biệt này không?

Ô. Hoàng Lại Giang: Đúng là tôi và ông Tường làm sao cùng nhìn lịch sử về một hướng được. Tôi là người Việt Nam, tôi hiểu đất nước tôi qua nghìn năm Bắc thuộc. Đau lắm! Nhục lắm!

Nỗi đau này, nỗi nhục này khiến không phải chỉ riêng tôi mà tất cả những người Việt Nam, dù ở thế hệ nào cũng phải cảnh giác với Bắc thuộc.

Học gì từ tiền nhân?


hoang-lai-giang-150.jpg
Nhà văn Hoàng Lại Giang. Photo courtesy of Ledienduc's blog.
Trân Văn: Thưa ông, trước nay, Hoàng Lại Giang vẫn được biết đến như một nhà văn. Song đọc Hoàng Lại Giang thì có thể cảm nhận được rằng Hoàng Lại Giang là một trong những người nghiên cứu sâu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cận đại.

Cũng vì vậy, câu hỏi này không phải dành cho nhà văn Hoàng Lại Giang, tác giả thư ngỏ gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam mà dành cho ông Hoàng Lại Giang đã từng bỏ rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu sử.

Thưa ông, đã có bao giờ ông thử đối chiếu giữa lịch sử Việt Nam ở giai đoạn cận đại với hiện nay không? Nếu có thì giữa xưa và nay có điểm tương đồng nào không? Nếu tôi nhớ không lầm thì ông đã từng khẳng định: Nguyên tắc của lịch sử là tiếp nối và kế thừa. Với nguyên tắc đó thì chính quyền và người Việt đương đại có thể kế thừa những điều gì từ lịch sử của xứ sở mình, cả trong đối nội lẫn đối ngoại?

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi rất sợ lịch sử bị "cắt lát”. "Cắt lát” lịch sử là việc làm phi khoa học. Chính điều đó là điểm tựa cho những hành xử sai lầm, những quá khích mang tính tả khuynh.

Bây giờ thì ai cũng thấy cha ông đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng quý giá, không chỉ có các vua Hùng thời cổ đại mà cả vua chúa triều Nguyễn. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.

Ô. Hoàng Lại Giang

Từ công cuộc giải phóng sáng giá trong lịch sử chống ngoại xâm, sau 1975, Việt Nam đang trượt dài xuống vực thẳm. Công cuộc đổi mới tư duy năm 1986 là một mốc quan trọng đưa Việt Nam tỉnh lại và nhận chân ra nhiều giá trị của kinh tế thị trường, của văn hóa kế thừa, của nét đặc thù riêng của mình.

Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, tôi đã từng viết: Phan Thanh Giản – Nỗi đau trăm năm, Lê Văn Duyệt – Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông, Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời. Đây là cách khơi lại truyền thống Việt Nam và hy vọng sự cảm thông giữa các thế hệ.

Bây giờ thì ai cũng thấy cha ông đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng quý giá, không chỉ có các vua Hùng thời cổ đại mà cả vua chúa triều Nguyễn. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.

Category: Chính trị | Views: 730 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 27
Khách: 27
Thành Viên: 0