Thứ Ba, 2024-11-05, 8:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Mười Một » 18 » Kinh Tế Tư Bản… Đỏ
9:40 AM
Kinh Tế Tư Bản… Đỏ

Tư hữu hóa với các đặc tính Trung Cộng

Cái giá ngầm phải trả của nền tư bản… nhà nước

The Economist – PBD dịch

 Sau vụ lật xe lửa cao tốc tại tỉnh Chiết Giang hồi Tháng Bảy, nhà cầm quyền đã đưa xe ủi đến lấp kín chỗ lật xe. Vụ lật xe lửa này đã làm bẽ mặt Trung Cộng và nhắc nhở mọi người là việc Trung Cộng vội vã tân tiến hóa theo chỉ thị nhà nước đã chọn đường tắt với các tiêu chuẩn bừa bãi về an toàn và tham nhũng khủng khiếp. Tình trạng đó ngược với lời tuyên bố chính thức của Trung Cộng là họ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới nhờ khả năng lèo lái khôn ngoan của đảng Cộng Sản. Đảng đã tìm cách chôn giấu bằng chứng thay vì phải lúng túng vất vả đối phó với bằng chứng ngược lại này.

Chẳng trách gì lại khó phán xét mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo(*) của Trung Cộng đến thế. Các hành động của nhà cầm quyền nay được chôn vùi giấu kín dưới mấy trăm tấn sắt vụn, và khó mà lôi ra để điều tra. Nhưng như chúng tôi đã tường thuật rõ ràng trước đây trong tuần, có nhiều loại công ty bán tư khác nhau của Trung Cộng và không đáng được ngưỡng mộ như nhiều người lầm tưởng.

Dưới thời Mao thì mọi việc đều đơn giản. Nhà cầm quyền kiểm soát tất cả và cứ thẳng đường mà lèo lái đến nơi phá sản. Những ngày đó nay không còn nữa. Kể từ năm 1993, Bắc Kinh đã khuyến khích "[I]cải chế[/I]” các công ty nhà nước, tức là "thay đổi hệ thống”. Từ năm 1991 đến 2001, số công ty của nhà nước và thuộc quyền kiểm soát của nhà nước đã giảm bớt gần hai phần ba, từ 1,2 triệu công ty xuống còn 468.000 và tỷ lệ công nhân thành thị làm việc trong lãnh vực công đã giảm gần phân nửa, từ 59% xuống 32% . Nhưng "[I]cải chế[/I]” không phải chỉ đơn thuần là mỹ từ pháp dùng để chỉ việc "tư hữu hóa”; mà còn tạo ra nhiều loại công ty bán công bán tư khác nhau.

Ở một đầu là các công ty khổng lồ thuộc quyền kiểm soát của nhà nước trong các ngành mà nhà cầm quyền xem là "chiến lược”, chẳng hạn như ngân hàng, viễn thông hoặc vận tải. Các công ty đó có thể bán cổ phần thiểu số cho tư nhân đầu tư, nhưng các công ty này hoạt động tương tự như các bộ của chính quyền. Ví dụ về loại công ty này là Ngân Hàng Kiến Thiết Trung Quốc (China Construction Bank), chuyên tài trợ các dự án khổng lồ về hạ tầng cơ sở, và China Mobile, một hãng điện thoại di động lớn.

Kế đến là các công ty liên doanh giữa tư nhân (thường là ngoại quốc) và các cơ sở của Trung Cộng do nhà nước bảo trợ. Nói chung thì hãng ngoại quốc cung cấp kỹ thuật và thành phần hợp tác của Trung Cộng cung cấp thị trường quốc nội. Các công ty liên doanh thường thấy trong các lãnh vực như chế tạo xe hơi, hậu cần và nông nghiệp.

Nhóm thứ ba là các hãng có vẻ như tư nhân hoàn toàn, tức là nhà nước không có cổ phần trực tiếp trong đó. Giới lãnh đạo các công ty này không phải là do nhà cầm quyền bổ nhiệm chính trị, và họ hưởng thù lao nhờ thành công thương mại hơn là đạt được các mục tiêu chính trị. Nhưng các công ty này vẫn thường xuyên phải chịu chi phối của nhà cầm quyền. Nếu họ được sủng ái thì các ngân hàng do nhà nước kiểm soát sẽ cho họ vay tiền với lãi suất thấp và các "quan chức” sẽ bóp nghẹt các công ty ngoại quốc cạnh tranh với họ. Chuyện xen vào như vậy thường xảy ra trong các lãnh vực như năng lượng và internet.

Nhóm công ty thứ tư là do chính quyền địa phương đầu tư, thường là qua các quỹ đầu tư vốn của thành phố vào các công ty mới thành lập hoặc các quỹ vốn tư nhân. Các quỹ này thường đầu tư vào các công ty thử thời vận trong lãnh vực kỹ thuật sạch hoặc để thuê mướn công nhân địa phương.

Các công ty này phải chịu các mức độ chi phối khác nhau của nhà nước và có nhiều ưu điểm. Họ kiên nhẫn đầu tư mà không hề xao xuyến trước các nhu cầu ngắn hạn của thị trường chứng khoán. Họ giúp nhà cầm quyền theo đuổi các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như tìm nguồn thay thế nhiên liệu hóa thạch. Họ xây đường, cầu, đập, cảng và đường hỏa xa mà Trung Cộng cần đến để duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Dành hết vốn đầu tư của các nhà tư bản "tre”

Nhưng chính sách nhà nước cũng gây tốn kém khổng lồ. Tốn kém đầu tiên là tham nhũng. Khi mà các tay to mặt lớn tại địa phương có thể dành hợp đồng cho các hãng nào do chính họ kiểm soát thì nạn hối lộ đút lót lan tràn như cúm gà cúm vịt. Đôi khi các hãng hữu danh vô thực móc nối với các "quan chức” mà chia nhau bỏ túi một phần đáng kể rồi mới giao công việc thực sự cho các nhà thầu lại mà bất kể gì đến tiêu chuẩn. Vấn đề thứ nhì là các công ty lớn được nhà nước hậu thuẫn dành hết vốn của các công ty nhỏ, vốn đầu tư mà các công ty tư nhân thực sự của Trung Cộng có thể sử dụng có hiệu năng hơn nhiều. Các công ty lớn này vơ vét vay mượn để rồi cuối cùng không trả nổi nợ mà gây thành tình trạng khó khăn lớn cho Trung Cộng. Các công ty này cũng lừa đảo bằng nhiều cách khác và được hưởng đặc quyền ân sủng về đất đai và giấy phép. Các hãng nhỏ của tư nhân thường không  biết chắc được liệu ngay cả việc làm của họ có được xem là hợp pháp hay không. Tình trạng đẻ ra các quỹ đầu tư vào công ty mới của nhà cầm quyền địa phương còn tạo thêm cơ hội lợi dụng và lường gạt nhiều hơn nữa. Một số các quỹ này sẽ đâu tư khôn ngoan, nhưng nhiều quỹ sẽ theo đuổi các mục tiêu phi thương mại, từ việc tạo công ăn việc làm cho đến làm giàu cho bè lũ đảng phái.

Các hoạt động này vẫn không làm chậm lại mức phát triển chóng mặt của Trung Cộng. Nhưng phẩm chất phát triển cũng quan trọng không kém, như được phản ảnh qua giới trung lưu lên tiếng phản đối tại Chiết Giang. Giới lãnh đạo của Trung Cộng nên coi chừng cái giá ngầm phải trả của chủ nghĩa tư bản nhà nước(**).

Source: http://www.economist.com/node/21528264

____________________________

Chú thích của người dịch:

(*) còn được nhóm tư bản đỏ cầm quyền độc tài toàn trị ở Việt Nam gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”!

(**) còn gọi là "tư bản đỏ”

Category: Chính trị | Views: 1330 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 536
Khách: 536
Thành Viên: 0