Ben Bland – Financial Times
Hồng Phúc dịch
-
"Ở Việt Nam, sự cố tràn giao có nguy
cơ trầm trọng hơn vì đến nó từ bên ngoài (thâm hụt tài khoản rất lớn và
dự trữ lại rất thấp) và kinh tế nội địa mất cân bằng (lạm phát cao, thâm
hụt tài chính trầm trọng và bảng thống kê tài chính yếu kém). Ngoài ra,
Việt Nam còn có các chính sách rất hạn chế.”
Khi triển vọng kinh tế ở Mỹ và châu Âu
ngày càng xấu đi, các nhà đầu tư quay sang các nước ở Đông Nam Á để thăm
dò xem nước nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của
cuộc suy thoái toàn cầu.
Leif Eskesen, một nhà kinh tế trong khu
vực Đông Nam Á thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore, cho biết rằng Việt
Nam không những đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính của riêng
họ, mà còn phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu khác vì nền kinh tế ở
đây bị lệ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các bản
tổng kết tài chính của các tập đoàn lại quá yếu kém, khu vực ngân hàng
lại gặp khó khăn, và một năm tài khóa tồi tệ đã tác động mạnh đến nền
kinh tế của Việt Nam.
Ngược lại, Indonesia được cho là nền kinh
tế ổn định nhất vùng Đông Nam Á vì họ có thị trường nội địa vững vàng
và tài chính của các tập đoàn cũng vững mạnh.
Để đánh giá tính chất có thể dễ dàng gây
tổn thương do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu của các nền kinh tế ơ
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét
ba yếu tố:
Sự cố tràn giao (spill-over risk) liên
quan đến các rủi ro về tài chính, thương mại và mức tín nhiệm của các
nhà đầu tư; sức mạnh của bảng tổng kết tài chính của các công ty và ngân
hàng; và biện lý/chính sách mà chính phủ phải đáp ứng.
Eskesen đánh giá mức tương đối tổn thương
của năm quốc gia trên từ 1 đến 5 dựa trên các yếu tố vừa nêu, và kết
luận này đã cho thấy chỉ số của Việt Nam có thể sẽ gây khó chịu cho các
giới chức nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Indonesia dẫn đầu với số điểm trung bình
là 2 và Malaysia (2,3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3). Nhưng Việt
Nam lại đứng dưới cùng với điểm là 5 cho mỗi yếu tố trên.
Tại sao Việt Nam lại bị đánh giá rất tệ như thế? Eskesen viết:
Ở Việt Nam, sự cố tràn giao có nguy cơ
trầm trọng hơn vì đến nó từ bên ngoài (thâm hụt tài khoản rất lớn và dự
trữ lại rất thấp) và kinh tế nội địa mất cân bằng (lạm phát cao, thâm
hụt tài chính trầm trọng và bảng thống kê tài chính yếu kém). Ngoài ra,
Việt Nam còn có các chính sách rất hạn chế.
Với sự nhạy cảm của các quan chức trong
chế độ một đảng do Đảng Cộng sản cai trị, thì các số liệu và phát hiện
của HSBC có thể sẽ không đước báo chí nhà nước gấp rút đăng tải. Cán bộ
cao cấp đã hướng dẫn các nhà báo địa phương không nên loan tải các báo
cáo rằng Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất của châu Á (lên đến
19,8% so với năm trước).
Tuy nhiên, để mượn câu cách ngôn của
Warren Buffett, rằng Việt Nam là nước có rủi ro cao nhất nếu nước vỡ bờ,
nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực.
Toàn bộ khu vực có khả năng phải hứng
chịu ảnh hưởng suy thoái, Eskesen viết, nếu thế giới phải đối mặt với
một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như 2008-09, "nếu không phải là
tồi tệ hơn, thì các nền kinh tế tiên tiến lần này xem ra không còn nhiều
chính sách để khắc phục”.
Ông kết luận rằng:
"Trong khi các thị trường mới nổi, bao
gồm cả các nước trong ASEAN-5, có giới hạn trong việc thực hiện các
chính sách phản chu kỳ nếu suy thoái xảy ra, thì xem ra họ cũng không
còn nhiều lựa chọn như ba năm trước đây.”
© Bản tiếng Việt TCPT
|