Thứ Ba, 2025-01-07, 2:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Sáu » 10 » Lật ngửa con bài mafia Việt Nam
4:44 PM
Lật ngửa con bài mafia Việt Nam


Huynh Tam
June 9, 2010

http://www.vietthuc.org/?p=6593

Thiên phóng sự dài, từ tháng 6 đến tháng 12–2009 tại những khu rừng ở miền Bắc nước Pháp, đã loan tải một thực trạng đau lòng đối với người Việt Nam sống kiểu du mục rừng thời trung cổ. Chúng tôi tiếp cận và phỏng vấn trên 540 Người Việt Rừng, nay mới đúc kết được những ray rứt về thân phận người Việt xuất khẩu lao động bất hợp pháp tại quê người xứ lạ.

Có đến với Người Việt Rừng mới biết sự thật là trên đất Pháp lại xuất hiện mafia Việt Nam, một tập đoàn đã mấy mươi năm mặc áo giáp hộ thể của đảng cộng sản Việt Nam, lúc nào cũng vây quanh nói mộng để rồi tuyên chiến với dân, như cụm từ ý đẹp mà lòng xấu xa "Xóa-đói-giảm-nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”.

Đã đến lúc phải đặt thẳng vấn đề: Ai là người đang điều khiển bộ máy mafia Việt Nam? Họ hoạt động như thế nào trong "Xóa Đói Giảm Nghèo” và ” Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”? Đảng cộng sản Việt Nam và qui luật ăn thịt người như thế nào ?

.

Cậy quyền cướp của, trốc thân bần dân Việt

Những thành viên Người Việt Rừng tại Téteghem cùng chung cảnh ngộ, cùng xuất phát từ những ngân hàng có trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”. Chú ý nhất là một thanh niên 27 tuổi có trình độ đại học cho biết:

― Quê quán huyện Dương Kinh, Hải Phòng, đã có gia đình sinh hạ được một trai, một gái từ 3 đến 4 tuổi. Trước đây em đến Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để vay tiền của trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo” với mục đích là kinh doanh lò gốm sản xuất sành sứ, em phải thế chấp sổ đỏ với trị giá 20.000 đô la. Trong khi ấy căn nhà của cha mẹ, được tu bổ lại vào năm 1985, trị giá hiện thời là 250.000 đô la.

Ngày đầu cha mẹ và em đến Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, chủ yếu là đi vay tiền tại trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo” theo quảng cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng không ngần ngại đưa ra đề nghị căn nhà trị giá chỉ 100.000 USD mà thôi, như vậy là thế chấp theo ấn định của ngân hàng đương nhiên thấp hơn giá trị thị trường là một nửa (150.000 USD). Sau đó cha mẹ và em đồng ý lấy quyết định làm thủ tục vay tiền, ký tên vào văn kiện thế chấp, em chú ý nhất là tiền lãi mỗi ngày phải trả là 0,8 Mỹ kim.

Tiếp theo người cố vấn trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo” vẽ ra cho em một viễn cảnh mới, tươi sáng hơn: "Với số tiền này có thể nhanh chóng thu hồi lại sổ đỏ và đây cũng chính là cơ hội để trở mình, bước lên bậc thang gia đình sĩ diện. Quý vị phải liên hệ với "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”, mỗi tháng đồng lương tối thiểu là 5.000 đô la, chỉ cần làm việc khoảng 4 tháng là thành công như ý, sau đó tha hồ thực hiện ước mơ đổi đời tuỳ thích”. Rồi người cố vấn giới thiệu tiếp: "Hiện ngân hàng chúng tôi có "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”, nếu không ngại thì tôi mời chuyên viên hỗ trợ xuất khẩu lao động đến đây gặp quý vị”.

Chuyện gia đình sĩ diện là thời thượng và thời cơ đổi đời như một sức hút nó thuyết phục em, cho nên không cho phép em từ chối hay bỏ lỡ cơ hội. Em cho rằng nắm bắt cơ hội vào lúc này là đúng lúc, thử hỏi một dịp may đến không hứa hẹn thì ai mà bỏ qua cho đành! Bỗng lòng háo hức và khao khát ấy bị cuốn hút vào sức mạnh của đồng tiền, chỉ cần bỏ ra một số vốn và sức lao động bình thường sẽ đem lại tương lai cho vợ con và báo hiếu được cho cha mẹ, cũng là dịp để biết xứ người qua xã hội, văn hóa và kiến trúc phương Tây, nhất là nhanh chóng thu hồi sổ đỏ về cho cha mẹ của em.

Sau khi em nghe chuyên viên ngân hàng giải thích thiệt hơn về kinh tế gia đình, tức thì em đồng ý vào vấn đề chính để đi lao động nước ngoài. Cùng lúc em nhờ giới thiệu để gặp chuyên viên ngân hàng phụ trách "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”. Chuyên viên ngân hàng còn cho biết: "Nếu chấp thuận xuất khẩu lao động thì trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo” sẽ chuyển trương mục qua "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”. Em gật đầu đồng ý và ký vào văn kiện chuyển trương mục.

Khoảng 7 phút sau có người bước vào giới thiệu tên họ là Vũ Bình, họ mời em qua văn phòng kế bên để làm việc. Trước hết chuyên viên này giới thiệu thành quả của những người đi lao động nước ngoài do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức, với những tấm ảnh chụp, nào là nhà cửa khang trang đồ sộ, xe Honda VFR,V4 kiểu mới nhất. Tiếp theo chuyên viên trình bày thủ tục xuất khẩu lao động rất đơn giản, chi phí đi đường bộ 15.000 đô la, còn đường hàng không 20.000 đô la, thủ tục bao trọn gói xuất khẩu tính thành tiền và lãi mỗi ngày phải trả cho ngân hành là 5,3 đô la. Em ngồi tính nhẩm tiền lương mỗi tháng và tiền phải trả cho ngân hàng, như vậy em còn lại mỗi tháng là 4.841 đô la. Thế là tinh thần em bừng sáng, liền đồng ý lập thủ tục xuất khẩu.

Đến đây người chuyên viên cho biết:

― Đi đường bộ bằng xe ca, qua Trung Hoa rồi đến Anh Quốc, còn đi đường hàng không đến nước Nga rồi đi bắng xe ca đến Anh Quốc. Em nhận thấy dù đi con đường nào rồi cũng đến Anh Quốc, cho nên em đồng ý đi đường bộ để tiết kiệm được 500 đô la và tiền lãi phải trả cũng giảm xuống.

Cố vấn Vũ Bình cho biết:

― Cách thức trả tiền theo lộ trình đường bộ, chia thành 4 chặng gồm có: 1/ – Việt Nam–Trung Hoa: trả 2.000 đô la; 2/ – Trung Hoa–Nga: trả 3.000 đô la; 3/ – Nga, Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp Quốc: trả 2.000 đô la; 4/ – Pháp đến Anh Quốc: phải trả 4.500 euros; nếu thấy không cần thiết chi trả 4.500 euros, thì tự túc vào Anh Quốc. Tuy nhiên, sẽ có người hướng dẫn phương thức vào Anh Quốc, phần chi tiêu ăn và ở do tổ chức lo từ lộ trình cho đến điểm tập trung Pháp Quốc. Khi đến Anh Quốc thì có bộ phận lao động đưa đón, bảo đảm sắp đặt công ăn việc làm nhanh nhất là 2 ngày, chậm lắm là 3 ngày. Đặc biệt nếu ai trả theo trọn gói, đường bộ 15.000 đô la, đường hàng không 20.000 đô la sẽ bảo đảm thời gian là 15 ngày, đến nơi an toàn.

Thưa anh, thực chất cho đến nay mọi người ở trong rừng này, phải trả cho họ trên con số vay ban đầu là 15.000 hay 20.000 đô la và điều quan trọng là khi đến Trung Hoa, chúng em đã khai họ tên, nguyên quán và tuổi giả ít nhất khai hạ dưới một con giáp để hợp cho tuổi lao động Âu Châu. Sau khi em vào nước Nga thì mới phát hiện thân phận không còn quốc tịch và giấy thông hành, tự nhiên em trở thành vô tổ quốc, mới ngỡ ngàng, rồi đây họ sẽ muốn gì sau ngày mai!

Trước mặt và hiện nay em đã trả cho họ 17.500 đô la, đi đường bộ 1 tháng, ở trong rừng 2 tháng, chuyển hướng đi 3 lần, lần thứ nhất em ở lán 3 rừng Grande Synthe rồi chuyển đến lán 1 và chuyển đến rừng Téteghem, mỗi lần chuyển lán trại hay rừng là phải trả thêm tiền cho họ, đến nay em vẫn chưa vào được Anh Quốc.

Em có liên lạc về bên nhà cha mẹ cho biết:

― Số tiền vốn và lãi của ngân hàng đã tăng lên đến 30.000 đô la rồi, sao con chưa đi! Nhất là đứa con trai của em hỏi:

― Sao bố chưa đi ?

Lòng của em muốn đứt gan ruột ! Thưa anh, em nào ngờ lối tính tiền lãi của ngân hàng Việt Nam phi mã như vậy, theo em biết có nhiều người ở đây đã bị ngân hàng lấy sổ đỏ và phát mãi, xem như đã mất nhà, mất ruộng nương, mất đất thổ rồi!

Thưa anh, những ngân hàng quảng cáo xuất khẩu lao động nước ngoài mạnh nhất hiện nay là hệ thống Ngân hàng Chính sách–Phát triển (Nhà nước) như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nông nghiệp, Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Quân Đội.

Ngoài ra còn có những ngân hàng tham gia xuất khẩu người lao động, như Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, tổng cộng 41 ngân hàng đã trở thành một tập đoàn xuất khẩu lao động nhiều hình thức, như tịch thu và thu mua bất động sản của dân để gôm về một mối mafia Việt Nam, qua cụm mỹ từ thương dân vô hạng "Xóa Đói Giảm Nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”.

Buồn nhất là Ngân hàng Quân Đội đi làm kinh tế "Xóa Đói Giảm Nghèo” thì còn tinh thần đâu mà giữ bờ cõi, họ chọn lấy kinh tế hoang dại này để cải thiện quân đội, bởi thế mới bị Trung Hoa xâm lăng, cướp đất, cướp biển mà trên miệng vẫn cười như gã làm hề trong đoàn trò xiếc!

Chúng tôi ngồi lắng nghe tiếng nói chân thực của Người Việt Rừng mà lòng xót xa:

― Cảm ơn em cho chúng tôi biết những chi tiết cần thiết về chuyện dài thê lương tại quê hương và tại rừng này, chúc em mạnh khỏe, may mắn cầm được số đỏ và nhanh chóng thu về sổ đỏ.

.

Đảng cộng sản Việt Nam và qui luật ăn thịt người

Chúng tôi trở lại rừng Grande Synthe lần thứ hai, đi thẳng vào lán thứ 4, góc bìa rừng phía Đông, đã nhận diện được người công an lần trước, đang đứng xa xa nay vẫn còn đây, chưa cầm số đỏ. Chúng tôi thừa biết người công an ẩn hiện này trong lán làm công tác kinh tế nước ngoài, vai trò của mỗi trưởng lán là "cần vụ mafia” tại địa điểm tập trung, hiện giờ ở trong rừng Grande Synthe có tất cả là 5 lán, do 5 ông trưởng lán cần vụ mafia điều phối đưa người vào Anh Quốc theo đường Cỏ hay đường Bãi.

Nếu có người vào rừng để trải tình thương, thì chỉ có cưỡi ngựa xem hoa mà thôi, không thể nào thấy người công an và biết được vai trò trưởng cần vụ mafia trong một tập thể và càng không biết phương cách sinh hoạt bí ẩn trong lán. Chúng tôi tiếp cận đã lâu ngày, tìm hiểu nhiều thành viên Người Việt Rừng, với nhiều giả cách giao tiếp, lần này thăm hỏi một trung niên:

― Xin lỗi anh có phải là trưởng lán không ?

― Thưa anh, không phải ạ.

Người thanh niên liền đưa tay chỉ về phía trước và nói tiếp:

– Thưa anh, người đứng đằng kia, mặc áo len màu xám là trưởng lán ạ.

Người thanh niên mặc áo len màu xám độ 40 tuổi, tự động đến chào chúng tôi, liền tranh thủ hỏi:

― Chào bạn, có phải là trưởng lán không ?

Người công an Cần vụ mafia đáp:

― Thưa anh đúng vậy, em là trưởng lán đây, xem ra hôm nay lại một lần nữa được tái ngộ với quý anh, hy vọng có tin vui.

Chúng tôi không chần chừ liền hỏi:

― Tin vui thứ nhất là xin bạn cho biết nguyên nhân nào bạn đi công tác đường cỏ, cũng như di chuyển lao động xuyên lục địa, từ Á qua Âu, thế thì theo qui luật tổ chức như thế nào để nhập cư được vào Anh Quốc ?

Công an Cần vụ mafia ngập ngừng, lòng ái ngại một hồi lâu suy nghĩ, rồi trả lời:

― Câu hỏi của quý anh khó trả lời quá. Theo em biết quý anh đã thăm viếng những lán khác trong rừng này, đương nhiên quý anh đã tiếp được nhiều nguồn tin khác nhau và đã đích thực tai nghe mắt thấy, cho nên em nói thẳng không lời nào dối cả và không hề sợ bất cứ ai. Chính em là Thiếu úy công an tại Đông Hà, do Tổng Cục đề cử đi công tác kinh tế nước ngoài. Trước khi đi em không nghĩ cực khổ như thế này, nếu biết trước thì thà ở quê nhà còn sướng hơn vì em có thiếu thốn gì đâu, đời sống gia đình rất sung túc.

Còn về qui định làm việc thì vẫn như cũ. Ngày trước thời 9 năm kháng chiến (1945–1954) hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960–1975) đưa đón người từ thành phố vào bưng biền, chiến khu và trở lại thành phố, chủ yếu là bắt cóc người có máu mặt hay đưa đón những người có thoả thuận. Còn hôm nay có sự tập trung người Việt ở trong rừng Grande Synthe này, cũng chỉ lặp lại công thức qui luật ấy mà thôi. Sự khác biệt là ngày nay xuất khẩu lao động ra nước ngoài để làm kinh tế cho đảng, nói chung qui luật bí mật bắt cóc người là sao y bản chính của đảng cộng sản Trung Hoa, rồi đảng cộng sản Việt Nam chế biến lại thành phó bản. Vì thế có thể nói rằng qui luật bí mật đưa đón, di chuyển người đã trở thành bất biến.

Nói cụ thể hơn, công an là gạch nối xuất khẩu lao động của "Xóa Đói Giảm Nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”. Công an có mặt trong nội vụ xuất khẩu lao động là đủ chứng minh không lấy gì trong sạch cả, tự em cảm nhận được, hôm nay và ngày mai chỉ là người đi chăn bầy cừu kinh tế cho đảng mà thôi!

Để anh hình dung rõ hơn, lúc đầu em với tư cách là đi công tác nước ngoài, không biết đi nước nào, trên đường đi chỉ biết chờ lệnh để nhận công tác. Khi lên xe thì đã thấy có 5 người lạ mặt cùng lứa tuổi, em nghĩ đây là đồng nghiệp. Khi xe vào nội địa Trung Hoa, hai ngày sau đến Hồ Bắc thay đổi xe, 5 người lạ mặt ấy không biết đi đâu, thấy họ bổ sung 22 người khác, già trẻ có cả. Xe tiếp tục lăn bánh từ Trung Hoa đến nước Nga thay đổi người và xe đến 4 lần, em lại gặp được 42 người Việt mình cùng hành trình. Khi đến Nga em gặp 76 người, và trên lộ trình từ Nga đến Pháp thay đổi người và xe 3 lần, xuyên qua 4 quốc gia Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp Quốc, nói chung mỗi lúc thay đổi xe là em gặp người mới, còn những người cũ hoàn tòan không gặp lại, cũng không biết hiện giờ họ đang ở đâu và làm gì.

Gần một tháng trôi qua, họ mới đưa em đến Pháp Quốc, cũng là người đầu tiên đến lán này vào lúc 5 giờ chiều. Họ cho biết em là người trưởng lán và cho phép em tự chọn một phó lán. Bỗng dưng nửa giờ sau có người xuất hiện, cứ tiếp nối theo vào lán, mỗi lúc càng đông hơn. Đến 8 giờ tối thì tổng số là 39 người. Tình hình ăn ở trong lán chưa ổn định thì đã có người gọi ra bãi để nhảy xe vào lúc 10 giờ đêm. Một đêm kinh hoàng mở màn cho những con thiêu thân xuất khẩu lao động nhảy xe vận tải, trong đó có em.


Thưa anh, em là Thiếu úy công an tại ngũ đã từng học chiến thuật, tác chiến nội ngoại thành, từng thảo ra kế hoạch tác chiến mà vẫn còn không biết người đưa, kẻ đón là ai. Lúc đầu em chỉ biết lệnh phụ trách tại đây, không thể biết hơn nữa, dù em có suy nghĩ nhiều cũng đành mù, bởi không định hướng được phía trước và người sau sẽ là ai. Lúc trước bố em có thuật lại những chuyến đi vào chiến khu, nay em đến rừng này cũng không khác mấy lời của bố em thuật lại về qui luật di chuyển người bí mật.

Sau 5 ngày ở đây, em mới biết được 39 người này đi trồng "cỏ”, thực ra là trồng cần sa. Sở dĩ em biết được là qua 16 người trong lán, họ đến từ Nga có nhiều kinh nghiệm sống hơn, vì họ đã ở nước Nga trên 15 năm.

.

Ăn thịt người, không nhả xương, không để lại dấu vết

Mỗi lần vào thăm viếng Người Việt Rừng chúng tôi đều để lại địa chỉ liên lạc nhanai@online.fr. Đến nay chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều e–mail của những thành viên Người Việt Rừng, một vài lời tâm tình tiêu biểu nhất qua e–mail của tonydeux1974minhtoi009, cho biết:

― Chào Bác. Hiện giờ thì cháu đã ở bên Anh Quốc rồi, cháu đã kiếm được việc làm sau 1 ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên mới chỉ là học nghề thôi, nghề gì thì Bác đã biết rồi. Đôi lúc cháu tưởng như chẳng bao giờ sang được bên Anh Quốc và nhất là thời gian ở rừng Angres thật tuyệt vọng, nhưng cháu có ý chí và cháu luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết mình để được sang đây. Cháu cũng thật sự xin lỗi Bác và người chị đi cùng với Bác vì hôm đó cháu nói chuyện không thật sự cởi mở. Bác biết đó, hoàn cảnh sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Chắc Bác đã xem trên truyền hình Canal Plus, nội dung phim và hình ảnh nói về cháu, là một trong những chủ lán trại tại Angres.

Bác biết rồi đó, thời đại này mà vẫn còn có những con người nghị lực sống khổ hơn thời kỳ đồ đá như thế. Nhưng cháu vẫn tin vào tương lai phía trước. Thưa Bác, cháu vẫn chưa trả lời với Bác và người chị cùng đi với Bác về câu hỏi "Học vấn của em ở quê nhà thế nào?”. Bây giờ cũng muộn rồi !

Cháu rất nghiện tìm hiểu và đọc tài liệu cũng như báo chí ở trên mạng. Nay tuy phận cháu tạm ổn cũng không qua được và đồng cảm xót xa cho những người bạn đang ở lại trong rừng Angres. Dân ta có câu "Lần đầu chưa quen đường cây chưa thẳng”. Mong rằng lần đầu tiên gặp Bác cũng như vậy. Mong Bác và người chị gái đó bỏ qua.


Ba tháng sau có một Người Việt Rừng, e–mail minhtoi009 cho biết:

― Chào anh Nhân Ái, em là Mình–tôi, quê ở phường Đúc cuối đường Trần Hưng Đạo Huế. Em đã vào được Anh Quốc hơn 7 tháng rồi, nay mới nhớ đến anh liền e–mail để cho anh biết. Hiện nay em đang sống tại một tỉnh xa, cách thủ đô London hơn 80 km, ở trong một ngôi nhà to lớn mà cứ tưởng như cái chuồng nuôi loài cầm thú vậy. Em phải sống trong nóng lạnh bất thường, trong nhà nóng trên 30 độ, ngoài nhà lạnh dưới 6 độ âm. Như vậy là anh đã biết em đang làm nghề gì rồi. Khi em còn ở trong rừng Téteghem Pháp Quốc được anh chỉ bảo rất nhiều về đời sống phương Tây và bảo em tránh nghề trồng cỏ. Em đến Anh Quốc chỉ mới 1 ngày, chân ướt chân ráo là họ chở em đi trồng cần sa liền! Những ngày tháng dài buồn vô hạn, chỉ một mình trồng cỏ. Ở đây u tịch lắm. Mỗi tháng người chủ nhà đến một lần để lấy cỏ.

À thưa anh, về căn nhà của em thế chấp cho Ngân hàng Quân Đội, nay đã bị phát mãi rồi, hiện vợ con em phải sống bên nhà ngoại. Không riêng gì em bị mất nhà, hầu như tất cả người trồng cỏ cũng đều như em. Thử hỏi lương của em mỗi tháng chỉ có 350 bảng Anh, tiền ăn và ở quá đắt đỏ, cần kiệm lắm mới còn lại 50 bảng Anh có người không còn đồng nào !

Giờ này thì em đã biết đường đến London, thường vào hộp đêm cuối tuần, mục đích là tìm lại bạn cũ để chia sẻ tâm sự buồn vui. Em đã gặp được người bạn xứ Hưng Yên, có gửi lời thăm anh đó. Em đến hộp đêm để tìm hiểu tâm trạng người cùng cảnh ngộ. Nhờ vậy mới biết nhiều về sinh hoạt của giới trồng cỏ, nhân đây gửi đến anh để tường tận. Hệ thống trồng cỏ chia ra làm 3 khâu sản xuất như sau:

.

1. Khâu tuyển mộ lao động trồng cần sa:

Nhân công trồng cần sa tuyển mộ từ Việt Nam qua thủ tục "Xóa đói, giảm nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”. Người được tuyển mộ phải có bất động sản trên trị giá 100.000 đô la. Bất động sản thế chấp từ 15.000 đô la đến 20.000 đô la. Bây giờ em mới biết ngân hàng đánh bẫy tài sản của em bằng một nửa giá trị hiện thời. Đây là then chốt rút ngắn thời gian sớm nhất để ngân hàng tự do phát mãi thu hồi nợ, trước khi khổ chủ chưa kịp trả lãi bằng đồng tiền lao động nước ngoài của mình là đã mất tài sản rồi !

Em được biết những ngân hàng có trương mục "Xóa đói, giảm nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động” lập mọi thủ tục xuất khẩu lao động. Mỗi chặng hành trình do Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội lo toan. Tập trung và bãi đáp do Đại sứ quán nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam địa phương phụ trách. Quân đội và Công an phụ trách kinh tế nước ngoài, lo ăn ở tại địa điểm tập trung và hướng dẫn ra bãi đáp để di chuyển vào Anh Quốc. Lương lao động do người Trung Hoa phân phát.

Thưa anh, đầu óc của em không được minh mẫn lắm vì lúc này thường lo âu nhiều, nào là bị mất sổ đỏ, nhà và đất, bán mạng cho sinh tử mà vẫn phải trả ngân hàng 16.500 đô la. Thực tế lương lao động chính thức chỉ là 350 bảng Anh, chứ không như họ quảng cáo là 5.000 đô la! Ở đây làm việc mỗi ngày trên 12 giờ mà lương chưa tới một phần mười của vốn đã bỏ ra. Thân phận em nay là kẻ sống ngoài lề xã hội, không có hộ khẩu, thẻ tuỳ thân, quốc tịch. Sống ở xứ người em không biết ai để mà thưa kiện, em có liên lạc về quê nhà bằng điện thoại di động, cho biết số lương nhận được là 350 bảng Anh. Bây giờ thì cả gia đình đã mất hết hy vọng đổi đời. À em còn bị thê thảm hơn, vừa rồi em mắc bệnh phải tốn hao năm tháng lương mượn trước, mỗi tháng họ trừ vào tiền lương 50 bảng Anh.

Sinh hoạt ở đây cứ đều một nhịp: Cuối tháng thì có một người nói tiếng Tàu, đến trả lương bằng tiền mặt, còn người Việt thì đến lấy cần sa tươi. Em được biết họ tổ chức trên 500 địa chỉ trồng cần sa rất bí mật. Giữa họ và em không nói được một lời nào, em muốn nói chuyện nhưng họ ra dấu câm như hến.

Đời em kể như chết chưa chôn, vùi thây sống ở đây rồi anh ạ. Mạng sống của em do cha mẹ cho, chưa đền ơn báo hiếu thì mắc phải suốt cả đời này làm thân cầm thú cho kẻ chưa hề ân oán. Em vẫn hy vọng ngày trở về quê hương, nhưng được tin nhà nước Việt Nam từ chối không cho hồi hương những người lao động bất hợp pháp. Thế thì hy vọng ngày trở về quê hương hay ở đây cũng là một cách đã chết, nói chung những ai đồng cảnh ngộ như chúng em đều cảm nhận được sinh ra đời để chịu thiệt thòi nhất thế gian, có ai hơn sự thiệt thòi này !

Đặc biệt có hai người trồng cỏ bị bệnh không có tiền để chữa trị, vừa qua đời cách đây 3 hôm. Em nghe họ nói mỗi tháng có ít nhất là một người trồng cỏ qua đời, phần đông là người cao niên không chịu được cái nóng của trồng cỏ và khí hậu lạnh ngoài trời .

.

2. Khâu chế biến cần sa:

Một người bạn làm trong khâu chế biến, nhiều lần gặp em trong hộp đêm, rồi dần dà thân nhau cho biết: Anh đã làm việc trong khâu chế biến 6 năm liền không thay đổi địa chỉ. Khâu chế biến chia ra từng tổ một từ 2 người đến 3 người. Hiện nay có thể trên 150 tổ, hoạt động rất bí mật, tổ nào biết tổ đó, nghe nói người Việt Nam phụ trách khâu này.

Cũng có vài người Việt Nam sống tại Anh Quốc, chuyên trồng cần sa bỏ mối, nhờ vậy họ có đời sống khá giả, tự hào đại gia. Rồi một hôm những thân hữu đại gia muốn phất cờ tự sản xuất cần sa, thành lập sân chơi riêng, tuyên bố không còn lệ thuộc tổ chức mafia Việt Nam. Họ mới có ý định tự sản xuất và không cung cấp cần sa, tức thì họ bị mafia Việt Nam thủ tiêu, chết tại chỗ 2 đại gia, không kịp một lời trăn trối. Tiếp đó là mỗi ngày thêm một đại gia đo ván, số còn lại bỏ của lấy người, di tản đến xứ khác như Nga, Canada để sống.

.

3. Khâu đóng gói, bao bì thành phẩm cần sa:

Trong khâu này, nhân công là những thành viên trồng cỏ lâu năm và phải người được họ tín nhiệm, phần đông là công an Việt Nam mới được làm ở khâu này.

.

4. "Tài gia” cần sa:

Một người bạn trong họp đêm cho biết: Tất cả cần sa thành phẩm do người Trung Hoa quản lý và độc quyền kinh doanh. Họ mua bán và chuyên chở bằng cách nào không ai biết. Đặc biệt những sản phẩm cần sa hiếm thấy trên thị trường Anh Quốc.

Và một phần tin tức em biết được là do kẻ nói đi, người nghe lại, rằng: Người tài gia cần sa chính là nhà nước Trung Hoa, còn nhà nước Việt Nam chỉ là một nhân công lớn. Báo chí, truyền hình Anh Quốc thường loan tải về thời sự cần sa. Cảnh sát Anh Quốc bắt người trồng cần sa, đôi khi loan tải bắt được một vài người chế biến, đóng gói, thành phẩm nhưng chưa bao giờ loan tải bắt trọn ổ chế biến thành phẩm cần sa, không biết khi nào cảnh sát Anh Quốc rờ tới đầu của tài gia đây? Cho đến nay, các tài gia vẫn đứng ngoài vòng pháp luật Anh Quốc và cả Âu Châu.

.

Sống không nhà, chết không mồ

Trước đây chúng tôi và nhiều người tưởng rằng những Người Việt Rừng trả chi phí cho tổ chức xuất khẩu lao động nước ngoại từ 15.000 đến 20.000 đô la, như vậy Người Việt Rừng phải khá giả dư ăn, dư để mới có số tiền trên, chứ ai nào ngờ số tiền trên do thế chấp sổ đỏ (sở hữu chủ tài sản). Người Việt mình xem cái nhà là gia tài chính không thể thiếu được, cho nên có câu: "Sống cái nhà, chết cái mồ”. Bây giờ Người Việt Rừng gặp phải cảnh sống không nhà, chết không mồ! Quả thực chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam mới bùng lên quá nhiều sự lạ trên đời, khó ai mà ngờ đến được, từ sự kiện Cải Cách Ruộng Đất (1952–1956), Tết Mậu Thân (1968), dấy động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần tư sản mại bản niềm Nam, trên thực tế là cướp tài sản của nhân dân miền Nam, đồng thời đẩy 3 triệu nhân mạng ra biển (1975–1990).

Sau 1975, đến tận bây giờ (2010), đảng cộng sản Việt Nam cứ leo thang đàn áp tín ngưỡng, người chí nghĩa Dân chủ, tù đày con dân của tổ quốc, tử hình hằng vạn người dân lương thiện, lập trại cải tạo khắp cả nước để tiện tay thù hằn, rừng già lùi bước hậu quả lũ lụt triền miên, cướp đất nhà cửa của dân để làm của riêng, tham nhũng, mua quan bán chức, bán tất biên cương biển cả, rừng vàng bạc biển về tay Trung Hoa. Thế mà đảng cộng sản Việt Nam xem ra chưa vừa túi tham. Nay thì đã rõ, bài bản mới của đảng ta là sắm vai cường hào ác đảng lột trần truồng người bị xuất khẩu lao động. Ngày hôm nay, những Người Việt Rừng đúng là sống không nhà, chết không mồ, dù các bạn biết hay không biết về chuyện đó!

.

Nhà nước gian thì ắt có ngày sẽ sợ dân ngay

Họ là những chuyên gia kinh tế xuất khẩu hoang dại ngoại hạng, họ là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ, Uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã ký nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007. Còn gọi là nghị định "Dân cười ra nước mắt”. Họ là Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên bộ trưởng Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, chỉ biết nhắm mắt để được chia mảnh xác nhân dân Việt Nam. Họ là Đặng Ngọc Tùng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, quyết lãnh đạm để hưởng mối lợi lớn, một gật đầu muôn xác người chết mặc kệ bay. Trên đây là những người có trách nhiệm, chưa bao giờ chia sẻ tiếng nói lao động của nhân dân.

Người Việt Rừng hy vọng tiếng nói của mình được những người có trách nhiệm lắng nghe, và cho biết:

― Hiện trong nước có những ngân hàng quảng cáo thế chấp và cho vay để đi lao động nước ngoài, một hình thức xuất khẩu nô lệ mới, có tất cả là 5 diện xuất khẩu khác nhau như:

1. Xuất khẩu lao động theo luật quốc tế (10,5%): Nhà nước Việt Nam tuyển mộ lao động và ký kết theo luật lao động quốc tế, cung cấp lao động cho các nước Phương Tây. Thành phần này không có chuyên môn, phần đông làm tại các nông trường, trại chăn nuôi, khai mỏ, làm đường hoả xa, công nhân kiều lộ và công nhân các hãng mổ heo, gà, vịt v.v… Việt Nam chưa xuất khẩu lao động theo dạng chuyên viên như Ấn Độ.

2. Xuất khẩu lao động bán chính thức (25%): Nhà nước Việt Nam bán lao động với giá thật rẻ cho các quốc gia như Pháp Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc v.v.

3. Xuất khẩu hôn nhân xuyên biên giới và phụ nữ bán thân nuôi miệng (0,5%): Nhà nước tổ chức bán phụ nữ cho các quốc gia Đông Nam Á như Đài Loan, Trung Hoa, Hàn Quốc, Phi Luật Tân, Singapore và lập ổ mãi dâm tại Thái Lan, Malaysia, Cambodge, Laos, Philippines.

4. Xuất khẩu lao động bất hợp pháp (10%): Những ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập hệ thống mafia, tuyển mộ công nhân biến thành nô lệ để sản xuất cần sa. Chủ lực sản xuất cần sa là tại các quốc gia như Anh Quốc, Canada

5. Xuất khẩu nô lệ bất hợp pháp (40%): Nhà nước Việt Nam gia tăng xuất khẩu nô lệ và đưa người nhập cư lậu vào 40 quốc gia trên thế giới. Lao động bất hợp pháp gồm có: Albania: 25.000 người. Á–Rập–Xê–Út: 50.500 người. Anh Quốc: 42.076 người. Ba Lan: 51.460 người. Belarus: 54.206 người. Hercegovina: 40.452 người. Bungary: 61.054 người. Croatia: 20.521 người. Cộng hòa Séc: 78.230. người. Đài Loan: 175.800 người. Germany: 76.421người. Estonia: 31.452 người. Hàn Quốc: 475.513 người. Hoa Kỳ: 20.845 người. Hungary: 40.651 người. Kazakhstan: 20.754 người. Latvia: 30.957 người. Libya: 28.835 người. Lietuva: 30.584 người. Macedonia: 30.794 người. Macao: 39.287 người. Malaysia: 650.912 người. Moldovia: 25.446 người. Mongolia: 21.945 người. Montenegro: 26.952 người. Pháp Quốc: 25.802 người. Nga: 775.453 người. Nhật Bản: 25.845 người. Romania: 32.865 người. Slovenia: 29.549 người. Serbia: 24.562 người. Singapore: 28.964 người. Thái Lan: 45.875 người. Trung Hoa: 680.957 người. Úc: 40.494 người. Ukraina: 31.404 người. Uzbekistan: 29.197 người. Ykpaiha: 30.196 người [ 2009 ]

Thành phần lao động trên đem lại cho đảng cộng sản Việt Nam khá nhiều tỉ đô la mỗi năm. Kinh tế này không thuộc về tài sản của quốc gia mà là tài sản của đảng cộng sản Việt Nam lưu trữ hải ngoại. Trên 40 quốc gia có mặt người Việt lao động bất hợp pháp sẽ là một thất thoát lớn về mặt kinh tế và bất ổn về mặt an ninh cho xã hội, nhưng có sao đâu, vì đó cũng là một nguồn ngoại tệ để vỗ béo đảng "ta”!

6. Bán trẻ em và sơ sinh (0,5%): Nhà nước Việt Nam thi hành đúng 12 điều luật ký kết với quốc tế về "Thủ tục nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi” như các quốc gia khác thì không có vấn đề tệ lạm bán trẻ em và sơ sinh. Việt Nam có luật pháp nhưng người nhà nước lại bước qua luật pháp một cách quá đáng mới biến Việt Nam thành chợ bán trẻ em và sơ sinh bằng những thủ tục trên trời dưới đất. Đây là môi trường sống khoẻ của tham nhũng, tự nó biến thành nơi đầu cơ hàng thịt tươi sống, cân bán bằng ký lô trẻ em. Họ còn tổ chức xuất khẩu trẻ em và sơ sinh qua Trung Hoa…Trung Hoa áp dụng chính sách chỉ có phép sinh một con duy nhất song dân số của quốc gia này vẫn đứng số 1 thế giới và sẽ tiếp tục tăng lên tới 1,5 tỉ dân vào năm 2033. Trong khi ấy tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, thế thì Trung Hoa mua trẻ em và sơ sinh Việt Nam để làm gì?

Tất cả những quan chức nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ xem đô la là thần tượng, họ quên đi người dân lao động nay sống tận đường cùng. Thế mà họ luôn cho mình là đảng của người lao động Việt Nam, sống cho người dân nghèo! Đúng là đảng cầm quyền có tuyệt chiêu nhất Việt Nam mới lập được hệ thống buôn người qua nhãn hiệu "Xóa đói, giảm nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”, lộng giả thành chân, mị dân bằng trăm ngàn kiểu mà dân thì cứ nghe ngọt thấu xương! Xem thế thì chỉ có đảng cộng sản "ta” mới dám làm chuyện bất lương phi thường!

Bản chất của đảng cộng sản Việt Nam là thế đấy, không chút mảy may tình người. Họ xem dân tộc Việt Nam như chiếc áo rách tả tơi, lúc nào phế bỏ cũng được. Họ chỉ biết chiếm đoạt tài sản của người dân qua hình thức "Xóa đói, giảm nghèo”, qua chương trình xuất khẩu lao động. Quả nhiên dịch vụ này do ngân hàng mafia trực thuộc nhà nước Việt Nam quản lý, nhà nước Việt Nam xem đây là một sáng tạo kinh tế vĩ đại nhất, thành công nhờ phương tiện lường gạt chính thống mà khá hữu hiệu.

Đảng cộng sản đã có quá nhiều nợ nần với nhân dân Việt Nam mà nay vẫn chưa trả. Năm 1975 họ tàn bạo đẩy người dân Việt Nam ra biển khơi để tịch thu tài sản, cuối cùng họ gom lại thành "khúc ruột ngoài ngàn dặm". Họ tiếp tục khai thác đô la trên thân xác mỹ danh "Việt Kiều yêu nước”. Và ngày nay chiêu bài "Xóa Đói Giảm Nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động” cũng một phương thức cũ nhưng bằng thủ tục tréo ngoe để hợp pháp hoá việc ăn cướp nhà đất của nhân dân.

Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ có quyết định thông minh, cho nên không chọn niềm tin vào toàn dân để phát triển kinh tế, mà họ cứ chọn nghi ngờ để rồi đẩy đất nước vào tuyệt lộ kinh tế như ngày nay. Miệng của đảng viên lãnh đạo thì la ào ào và to tiếng nào là "Xóa Đói Giảm Nghèo” và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”, nghe qua thì cho nhà nước này đạo đức lắm, vì dân lắm! Nhưng hãy bình tĩnh lại, chiêm nghiệm cẩn trọng, đừng vội vã. Chỉ một khắc sau thôi mới thấy hành động của những kẻ nói năng nhân nghĩa ngọt ngào kia rất là bất lương, vô đạo đức.

Trong thâm tâm, những kẻ có chức có quyền ngày nay đều lấy đô là làm thước đo mọi chuyện, họ thà làm một đại thù của nhân dân Việt Nam còn hơn để chảy một đô la ra ngoài huyết quản. Từ đảng trưởng cho đến đảng viên tầm thường cũng vậy. Chính vì thế mà họ muốn và cần nắm giữ vận mệnh của những người khác muôn đời. Thiên hạ thường nói: Anh hùng hào kiệt tự có khí chất của dân tộc, còn tà ma ngoại đạo như đảng cộng sản Việt Nam cũng có mùi vị riêng của chúng, những thứ này đều toả ra từ trong ống xương tuỷ, dù có giải phẫu đổi khác thì cũng vậy thôi, mèo vẫn hoàn mèo!

Mafia Việt Nam, tổ chức xuất khẩu lao động bất hợp pháp, tưởng rằng đầu xuôi đuôi lọt, mọi chuyện có liên hợp từ những ngân hàng cho đến trồng cần sa tại Anh Quốc là ổn. Họ nào biết chuyện đời này lồ lộ buổi sáng thì khắc sau cả nhân loại đều biết và thấy tất cả hệ thống tổ chức xuất khẩu lao động bất hợp pháp, đương

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 602 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 6
Khách: 5
Thành Viên: 1
vinclifer