Thứ Tư, 2024-12-25, 12:31 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Sáu » 26 » Nền kinh tế giảm phát – Ai là thủ phạm
6:40 PM
Nền kinh tế giảm phát – Ai là thủ phạm
Quanlambao – Năm 2008 lạm phát lên tới 28%. Đây là thời ký lạm phát cao nhất ở Việt Nam, tuy nhiên nền kinh tế không bi đát như hiện nay. Năm 2011 lạm phát đang ở con số khoảng 18% và những tháng đầu năm nay đã xuống dưới một con số, tuy nhiên Chính Phủ vẫn vin vào lý do kiềm chế lạm phát mà thực chất toàn bộ các chính sách tài chính – tiền tệ vừa qua chỉ đạt được một mục tiêu: GIÚP CHO CÁC NHÓM LỢI ÍCH THÂU TÓM CÁC NGÂN HÀNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP. Hậu quả để lại đến hôm nay là giảm phát, là hơn 200.000 doanh nghiệp phá sản và hàng triệuc người mất việc. CÁI TỘI TÀY TRỜI NHƯ VẬY AI LÀ THỦ PHẠM VÀ TẠI SAO THỦ PHẠM VẪN NHỞN NHƠ LŨNG ĐOẠN NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC?
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước giảm 0,26% trong tháng 6. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009, CPI có mức âm.

Điểm khác biệt cơ bản nhất là CPI giảm tại thời điểm này không nằm trong quy luật giảm sau Tết Nguyên đán như lần trước, mà diễn ra vào giai đoạn thường có tốc độ tăng tương đối thấp, nếu nhìn lại nhiều năm lạm phát tương đối ổn định trước đây.
Còn về mặt tương đồng, cả hai lần giảm gần đây đều trong cùng giai đoạn nền kinh tế thắt chặt, với tín dụng, đầu tư và sức mua giảm mạnh. Thậm chí, lần CPI giảm trước đó còn được cho là ở điểm đáy của "khủng hoảng”.
Diễn biến giảm CPI ở tháng này đã làm thay đổi nhanh chóng nhiều mức so sánh khác, đều theo hướng hạ thấp xuống. So với cuối năm ngoái, CPI tháng này còn tăng 2,52%; so với tháng 6/2011 chỉ còn tăng 6,9%, không bằng 1/3 so với đỉnh lạm phát theo năm vào tháng 8/2011.
Với kết quả này, trần lãi suất huy động dù vừa được điều chỉnh giảm về mức 9% nhưng đã tỏ ra thực dương khá lớn. Theo ghi nhận của một số ngân hàng thương mại, tình hình huy động vốn sau khi trần lãi suất huy động giảm mạnh đã không có nhiều đột biến.
Có lẽ, phần nguyên nhân lớn nhất là từ mức thực dương này đã thỏa mãn người gửi tiền, trong bối cảnh các kênh đầu tư và đầu cơ khác chưa tạo đủ lợi nhuận cạnh tranh với tiền gửi ngân hàng.
Còn xét các nguyên nhân khiến lạm phát đổi chiều giảm trong tháng này, đồng thời "ép” lạm phát theo năm về mức thấp hơn kỳ vọng hiện nay, tình hình ảm đạm của tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân chính khiến cho người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất.
Nhìn về sức cầu, các số liệu công bố chính thức gần đây cho thấy cung tiền và tín dụng đều bắt đầu tăng nhanh hơn kể từ quý 2/2012. M2 từ mức tăng khoảng 1,5% vào cuối tháng 3 đã có thêm khoảng 3 điểm phần trăm tăng thêm tính đến tháng 5/2012. Cùng giai đoạn này, tín dụng cũng được cải thiện từ mức âm sâu trên 2% đền gần như cân bằng trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong sự cải thiện về chỉ số như nêu trên là huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng cao hơn cho vay dẫn tới hệ số sử dụng vốn thấp hơn trước, cho thấy rõ xu hướng người dân đang tiết giảm chi tiêu, doanh nghiệp hạn chế vay vốn đầu tư kinh doanh.
Thêm vào đó, khả năng tín dụng ảo có thể xảy ra, khi các ngân hàng đang phải "vật lộn” với nợ xấu. Để tránh bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì tăng tin dụng cũng là một cách để giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ.
Còn về phía cung, tăng trưởng là không ấn tượng. Theo một số nguồn tin, GDP có thể tăng cao hơn trong quý 2/2012 nhưng vẫn khó vượt xa mức 5%. Khả năng tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ có thể đạt 4,4-4,6%, cao hơn mức dự báo trước đó nhưng vẫn khá thấp nếu so với các năm trước.
Tồn kho vẫn là quan ngại đối với nhiều doanh nghiệp. Không ít mặt hàng nông sản có hiện tượng xuất khẩu khó khăn hơn, mặt hàng công nghiệp khó tiêu thụ, kể cả trong mùa cao điểm bán hàng mà đáng kể là đồ điện tử, điện lạnh.
Ngoài ra, xu hướng giảm mạnh giá xăng dầu trên thế giới, khiến cho Bộ Tài chính liên tục áp các mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong vài tuần gần đây cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá tiêu dùng tháng này.
Nhìn về tổng thể, chỉ số giá các nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đang chịu tác động mạnh của xu hướng giảm là lương thực, thực phẩm, xăng dầu, cước vận chuyển… Đây đều là các mặt hàng có quyền số lớn, tác động mạnh đến CPI.
Chỉ số giá vàng tháng này giảm 2,03% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,2%.
PV (tổng hợp)
Tamnhin
Được đăng bởi vào lúc 13:14

Read more: Quan Lam Bao: NỀN KINH TẾ GIẢM PHÁT – AI LÀ THỦ PHẠM? http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/nen-kinh-te-giam-phat-ai-la-thu-pham.html#ixzz1ysUojBff
Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 541 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 18
Khách: 18
Thành Viên: 0