Thứ Ba, 2024-11-05, 8:34 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 16 » Nguyễn Tấn Dũng – Gorbachev của Việt Nam?
10:30 AM
Nguyễn Tấn Dũng – Gorbachev của Việt Nam?


Sau thời kỳ bao cấp, Việt Nam có những tiến bộ về kinh tế khiến một số tổ chức kinh tế hay giới báo chí nước ngoài ca tụng, cho rằng Việt Nam sẽ trở thành con hổ châu Á mới. Thực sự thì không phải như vậy.

Việt Nam "giàu” lên trong thời kỳ sau đổi mới là do 3 nguyên nhân chính:

(1) Kiều hối đổ về ào ạt;

(2) Bán dầu và tài nguyên quốc gia;

(3) Mượn nợ ngoại quốc và trong nước (trái phiếu, in tiền).

———————

Nay số tiêu xài quá lớn, ĐCSVN phải nuôi quá nhiều quan chức mà nay họ không đòi chiếc xe đạp, căn nhà che nắng che mưa, mà họ đòi xe Mẹc, biệt thự, nhà nghỉ tại các khu du lịch, v.v…

Do vậy mà 3 nguồn trên nay KHÔNG ĐỦ, từ đó mới gây ra nhiều sai lầm kinh tế, từ cái này qua cái khác.

Mọi việc sụp đổ, theo tôi, là kể từ khi ông Dũng lên, chứ hồi còn ông Khải thì mọi việc còn có thể kiểm soát.

Bước ngoặt là phong trào CỔ PHẦN HÓA. Việt Cộng bán stocks quá rẻ cho cán bộ, làm họ giàu sụ qua đêm. 1 ngày sau IPO, nhiều quan chức thấy tiền họ tăng gấp 10, mua 10 ngàn đồng/ cổ, bán ra 100 ngàn hoặc hơn.

Tệ hại hơn là các quan chức này vẫn còn ngồi lại trong Ban quản trị các cty, tập đoàn này.

- Lòng tham không đáy, họ dùng danh nghĩa cty quốc doanh hoặc liên doanh (SCIC còn nhiều cổ phần trong đó) đi mượn các số tiền khổng lồ, xài hoang phí (VnExpress, 14/08/2012).

- Họ tung thêm CK ra thị trường làm loãng giá trị.

- Họ sản xuất thì ít, ăn chơi thì nhiều, trên đống vàng vừa ăn cắp được từ tài sản quốc gia – mua stocks cty quốc doanh giá rẻ mạt là ăn cắp tài sản quốc gia (CAND, 03/12/2009).

———————

Một phong trào giành giật làm giàu bất chánh bùng nổ kể từ khoảng 2005-2006, chứng khoán tung ra quá nhiều làm loãng giá, kết quả kinh doanh không cao, vv… gây sụp đổ TTCK hồi đầu năm 2008 và đó là bắt đầu cho thời kỳ suy sụp kinh tế Việt Nam.

Sau này, Chính phủ Việt Nam tung quá sức nhiều tiền vào TTCK mong cứu vãn, nhưng không giúp mà còn làm hại.

Không khí hoang mang, hoảng sợ, từ đó lan ra, và CP VN càng nhúng tay vào cứu kinh tế thì càng làm sự việc thêm tồi tệ, nhưng do các quan chức có lợi ích quá lớn trong nền kinh tế, họ cứ thúc đẩy nay cứu chỗ này, mai chỗ khác.

Ông Dũng, nói 1 lời công đạo, bị níu kéo rách áo. Hồi thì ra lệnh hạn chế cho vay BĐS, ra đủ luật cấm, phạt những ngân hàng nào vi phạm; nay thì cho vay tự do, tới 100% vốn cho vay cũng được (VnEconomy, 11/04/2012).

———————

Các vụ lớn như Vinashin, Vinalines đổ bể, thật ra ông Dũng có 1 phần đúng khi nói ông ta "chịu trách nhiệm, nhưng không làm gì sai” (Vietnamnet, 08/12/2011).

Bởi vì miền Trung "đất cát thành đồng” có rất nhiều gia đình cách mạng, liệt sĩ, thương bệnh bênh – do các trận Quảng Trị năm nào – và cũng do phe Trần Đức Lương thúc đẩy phải tạo việc làm cho phe họ.

Ông Dũng không thể không nhượng bộ hàng chục ông Tướng, Ủy viên Trung ương Đảng tại miền Trung, và thế là dễ dãi cho các cty trên hoạt động, phá hoại.

Khắp Nam, Trung, Bắc, quan chức bu nhau lại cắn xé miếng bánh kinh tế VN, ngân sách nhà nước, các chương trình hỗ trợ kinh tế, v.v… làm cho nay thì mọi việc đổ sập.

Người ta sẽ trách ông Dũng làm sụp đổ nền kinh tế, từ đó tới cả chế độ, như nay họ trách ông Gorbachev vậy.

Nhưng tôi công bằng mà nói, các nhân vật này tuy có sai lầm với chính Đảng họ, NHƯNG họ không thể làm gì hơn. Kinh tế Liên Xô rệu rã, tan rã, là từ mấy chục năm TRƯỚC khi ông Gorbachev lên nắm quyền (Tom Lovell).

———————

Mọi người còn nhớ phong trào VN làm hàng xuất khẩu sang Liên Xô? Mấy cái áo vải rộng thùng thình, chất lượng cực xấu, được đưa qua Liên Xô.

Bên đó, giấy đi cầu còn thiếu, các cửa hàng tại Moscow chất đầy hàng nhưng chỉ nhận USD. Vài chiếc xe hơi Volga nhập qua VN thì thua xe Citroen của Pháp từ 50 năm trước.

Gorbachev có công rất lớn, đó là chuyển đổi kinh tế Liên Xô qua hướng Tư bản, chính trị qua dân chủ (cuội) mà không gây đổ máu, xảy ra nội chiến. 

Nay ông Dũng đang là 1 Gorbachev trong thời kỳ đầu, cũng có cải cách kinh tế, và thất bại.

Để xem ông Dũng có thể chuyển đổi kinh tế, chính trị VN mà không gây đổ máu, dân đói toàn quốc, hay không.

————————–

VnExpress, Nghìn tỷ SCIC đổ vào Vinaconex gây thắc mắc, 14/08/2012, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/08/nghin-ty-scic-do-vao-vinaconex-gay-thac-mac/

Công an Nhân dân, SCIC tự trả lương lãnh đạo gần 1 tỷ đồng/năm, 03/12/2009, http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2009/12/123242.cand

VnEconomy, Thống đốc: "Đã mở dần tín dụng bất động sản”, 11/04/2012, http://vneconomy.vn/20120411122816120P0C6/thong-doc-da-mo-dan-tin-dung-bat-dong-san.htm

Vietnamnet, Thủ tướng: Vụ Vinashin, tôi không ra quyết định nào sai, 08/12/2011, http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/51894/thu-tuong–vu-vinashin–toi-khong-ra-quyet-dinh-nao-sai.html

Tom Lovell, The Fall Of The Soviet Union: Whys And Wherefores, The Raleigh Tavern Philosophical Society, http://www.raleightavern.org/lovell.htm

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 562 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 107
Khách: 107
Thành Viên: 0