Cuộc
nổi dậy của người dân ở Tunisia hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái khiến
nhà độc tài Zine el-Abidine Ben Ali cùng gia đình phải rời nước lưu
vong sau 23 năm cai trị xứ Bắc Phi này.
AFP
Công an trên đường phố.
Và biến cố ấy – còn gọi là "Cuộc Cách Mạng Hoa Lài”- hiện lan toả tại
Ai Cập ở Trung Đông làm chấn động thế giới Ả Rập. Liệu "Hương thơm Hoa
lài” ấy có lan toả tới Việt Nam không ? Đó là chủ đề của một bài báo
đăng trên tạp chí Asia Times, tựa đề tạm hiểu là "Việt Nam Sẽ Là
Tunisia”.
Ảnh Hưởng Domino Của Cuộc Cách Mạng Hoa Lài
Trong mấy ngày qua, nhiều nhật ký trên mạng phổ biến bài báo này, qua
đó lưu ý rằng cuộc nổi dậy của người dân ở Tunisia không phải về Hồi
Giáo mà về công lý xã hội và tự do cá nhân. Và Việt Nam thuộc trường
hợp những nước mà giới trẻ thị dân, vốn có điều kiện thuận lợi về học
hành, tiếp cận mạng xã hội, không được quyền nói lên cảm nghĩ của mình
hay chuyện thay đổi lãnh đạo, chứ đừng nói đến việc đổi thay thể chế.
Các chế độ độc tài ở những thế chế thiếu dân chủ nhìn bề ngoài khó
hình dung về sự thiếu ổn định nhưng chính sự độc đoán của một chính thể
sẽ dẫn tới những bất đồng ngày càng tăng cao do bất bình đẳng xã hội
cũng như sự thiếu những thay đổi cần thiết khi lãnh đạo độc tài bế tắc
trong quản lý kinh tế - xã hội.
Blog Dân Chủ-Nhân Quyền cho VN
Bài báo của Asia Times cảnh báo rằng nếu tiến bộ kinh tế của Việt Nam
trong 1 phần tư thế kỷ qua bị khựng lại thì rắc rối có thể xảy ra. Và
cũng giống như tại Tunisia, nếu tình hình trở nên xấu đi đáng ngại, nếu
xảy ra 1-2 cuộc đụng độ nhỏ nhưng gây tử vong mang tính chính nghĩa,
nếu hàng chục ngàn người thách thức quyền lực hiện hành thì liệu chế độ
CS này có còn dựa vào lực lượng bảo vệ, tức Công an Nhân dân, được nữa
hay không ?
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.
Blog "Dân chủ-Nhân quyền cho Việt Nam " cũng vừa phổ biến bài tựa đề
"Ổn Định Chính Trị Hay Chính Trị Độc Tôn Chai Lỳ Được Dung Dưỡng Bằng
Điều 4 Hiến Pháp?”, có đoạn viết rằng: Cuộc
cách mạng Hoa Lài ở Tunisia hay cuộc biểu tình đang diễn ra ở Ai Cập,
Algeria… cho thấy các chế độ độc tài ở những thế chế thiếu dân chủ nhìn
bề ngoài khó hình dung về sự thiếu ổn định nhưng chính sự độc đoán của
một chính thể sẽ dẫn tới những bất đồng ngày càng tăng cao do bất bình
đẳng xã hội cũng như sự thiếu những thay đổi cần thiết khi lãnh đạo độc
tài bế tắc trong quản lý kinh tế - xã hội. Khi một thành viên
Chính phủ ở các nước dân chủ nhận thấy họ có lỗi trong điều hành thì
tức khắc họ sẽ từ chức. Điều này hầu như chưa bao giờ xảy ra ở các thế
chế độc tài...Một nước gần đội sổ về tự do báo chí, về quyền con người
như Việt Nam đã cho thấy về sự áp đặt của tự do tư tưởng, tự do thông
tin để có được sự ổn định, sự ổn định giả tạo này không chóng thì chầy
sẽ phải thay đổi trước yêu cầu của cuộc sống.
"tuy không tin vào hệ quả domino, nhưng các nhà phân tích chắc chắn
một điều là sẽ có những thay đổi lớn. Bởi vì người dân đã ý thức được
quyền lợi và sức mạnh của mình, các nhà cầm quyền sẽ buộc phải thực sự
quan tâm đến khát vọng của dân chúng”
Blog "Yêu Việt Nam"
Blog "Yêu Việt Nam" có bài đề cập tới sự lan toả của "Tinh Thần Cách Mạng Hoa Lài”, nhận xét rằng "tuy
không tin vào hệ quả domino, nhưng các nhà phân tích chắc chắn một điều
là sẽ có những thay đổi lớn. Bởi vì người dân đã ý thức được quyền lợi
và sức mạnh của mình, các nhà cầm quyền sẽ buộc phải thực sự quan tâm
đến khát vọng của dân chúng”. Trên một số trang mạng nhật ký, kể
cả các blog Việt Thức và Dân chủ-Nhân quyền cho Việt Namcó phổ biến bài
"Ảnh Hưởng Domino Của Cuộc Cách Mạng Hoa Lài Tại Tunisia”, qua đó tác
giả Lê Minh đúc kết rằng: Cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã
truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một
thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội
đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường
lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các
trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được. Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Colin Powell và cựu Tổng thống Tunisia Ben Ali chụp năm 2004. Wikipedia.
họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.
"Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” là quy luật của xã hội loài
người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến
Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung
Quốc,… trong một ngày không xa!
Anh Lê Minh
"Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” là quy luật của xã hội loài
người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến
Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung
Quốc,… trong một ngày không xa!
Sự tàn ác kinh hoàng của cộng sản sẽ hóa giải cuộc Cách Mạng Hoa Lài?
Nhưng theo blogger Mẹ Nấm từ trong nước thì "Việt Nam có thấy nóng gì
đâu” về diễn biến từ Ai Cập, Tunisia. Lên tiếng với Khánh An, blogger
Mẹ Nấm giải thích: Thật
sự ai quan tâm thì mới thấy thôi chứ Quỳnh nói thật là mọi người cứ nói
là cuộc cách mạng hoa lài chừng nào lan đến Việt Nam, Quỳnh nói thật
với Khánh An, Facebook nó chặn kinh lắm. Quỳnh ra Đà Nẵng, vào bao
nhiêu quán mà không vào được Facebook.
chẳng lẽ CNN đưa tin ầm ầm mà Việt Nam không đưa thì cũng kỳ, nhưng
đưa theo kiểu cho biết thế thôi. Nhưng ở thời điểm này thì người ta lo
thịt mỡ dưa hành củ kiệu các thứ, ai mà chú ý đến "cuộc cách mạng hoa
lài”, nếu không phải là xài facebook thì cũng khó.
Blogger Mẹ Nấm
Quỳnh thì Quỳnh đọc tin trên báo thì nó cũng đưa tin giống như là
bạo loạn thôi, chứ hoàn toàn không có lật đổ chính quyền đâu, không có
cuộc cách mạng mới đâu, chỉ là bạo loạn và mất ổn định thôi, sau đó là
tái thiết lập và thiết lập chính phủ mới giống như ở Thái Lan, đưa tin
trung dung lắm, cũng có đưa tin vì chẳng lẽ CNN đưa tin ầm ầm mà Việt
Nam không đưa thì cũng kỳ, nhưng đưa theo kiểu cho biết thế thôi. Nhưng
ở thời điểm này thì người ta lo thịt mỡ dưa hành củ kiệu các thứ, ai mà
chú ý đến "cuộc cách mạng hoa lài”, nếu không phải là xài facebook thì
cũng khó. Như chúng ta đã biết, thanh niên Tunisia 26 tuổi
tên Mohamed Bouazizi uất ức tự thiêu vì anh bị cảnh sát làm nhục và
tịch thu phương tiện sinh nhai, mà thực chất là phản đối tình trạng đàn
áp, bất công xã hội dưới chế độ độc tài Ben Ali, và anh trở
Cảnh đấu tố của cộng sản cách nay hơn nửa thế kỷ vẫn gây kinh hoàng cho người dân. RFA file
thành biểu tượng "Cách Mạng Hoa Lài”. Ngọn lửa Bouazizi có thể toả sáng ở Việt Nam không ? Blogger Tô Hải nhận xét: Sự
thật mà tôi có thể nói là như thế này: Không thể làm như ở các nước
được ! Vì ở nước Việt Nam mình, nó chẳng giống ai. Ít nhất ở các nước,
họ có độc tài nhưng không có lối tổ chức như ở Việt Nam. Đó là từ cơ
sở, từ trong sinh viên, từ tất cả mọi thứ đều có những cơ sở Đảng CS
vốn phát triển ngày càng nhiều. Nên chỉ cần một ý đồ nào nhỏ thôi là họ
đối phó ngay lập tức.
họ có độc tài nhưng không có lối tổ chức như ở Việt Nam. Đó là từ cơ
sở, từ trong sinh viên, từ tất cả mọi thứ đều có những cơ sở Đảng CS
vốn phát triển ngày càng nhiều. Nên chỉ cần một ý đồ nào nhỏ thôi là họ
đối phó ngay lập tức.
Blogger Tô Hải
Do đó ở Việt Nam, cảnh mà mọi người kéo nhau xuống đường phản đối
thì khó lắm. Thứ hai nữa là không có sự lãnh đạo, không có tập thể, cá
nhân nổi tiếng nào dám đứng ra để kéo tất cả mọi quần chúng chống đối
thì khó lắm. Nếu là những vụ chống đối lẻ tẻ sẽ bị giới cầm quyền Việt
Nam đàn áp ngay lập tức. Điều thứ ba – quan trọng nhất – là bộ máy đàn
áp. Đàn áp về tư tưởng, đàn áp đúng nghĩa thì ở nước ta kinh lắm. Người
dân chỉ cần nói hai chữ dân chủ thôi, hoặc chỉ cần nói "mừng Xuân”
trước rồi mới nói "mừng Đảng” là không được rồi. Mà phải nói "mừng
Đảng, mừng Xuân”. Ở nước ta, bất cứ chuyện gì cũng có thể trở
thành tội phạm, cho nên việc đàn áp thì nhậy bén lắm. Bây giờ giới cầm
quyền không ngại gì cả. Quân đội và công an, tôi xin nói, đó là những
con người được chìu chuộng số một, được chìu chuộng về lương bổng, về
các thứ. Do đó bộ phận này là bộ phận tuyệt đối trung thành với Đảng,
vì không có đảng là họ mất hết. Họ quá đầy đủ, quá sung sướng đi rồi
nên họ bảo vệ chế độ đến cùng. Cũng theo blogger Tô Hải thì
chuyện tự thiêu ở Việt Nam này đâu đã thiếu ? Đã xảy ra vài ba trường
hợp rồi, nhưng sau đó sự việc coi như bị cho "chìm xuồng” giữa lúc 700
tờ báo cùng sáu mươi mấy đài lập tức tung tin chẳng hạn như những vụ
này là do bất mãn, xung đột nội bộ, các nhóm băng đảng lưu manh thanh
toán nhau…Cách thông tin mà blogger Tô Hải cho là "họ bịp lắm”. Và ông
cho biết thêm:
Tự thiêu thì đã có 3 trường hợp rồi nhưng sự việc không đi đến đâu.
Thậm chí vào đồn công an còn sống mà ra khỏi đồn công an là xác chết
như ở Bắc Giang. Cũng ầm ĩ được mấy hôm rồi đâu lại vào đấy. Sự việc
bây giờ coi như bị lãng quên.
Blogger Tô Hải
Lực lượng công an nhân dân trên khắp nẻo đường. AFP
Tự thiêu thì đã có 3 trường hợp rồi nhưng sự việc không đi đến đâu.
Thậm chí vào đồn công an còn sống mà ra khỏi đồn công an là xác chết
như ở Bắc Giang. Cũng ầm ĩ được mấy hôm rồi đâu lại vào đấy. Sự việc
bây giờ coi như bị lãng quên. Nói
theo giáo điều "ở đâu có bóc lột, ở đâu có áp bức thì ở đấy có đấu
tranh” thì đúng là có đấu tranh, nhưng mỗi người đấu tranh một kiểu.
Còn đấu tranh dưới hình thức kéo ra đường hô to đả đảo chính phủ thì ở
nước ta không có đâu, ngoại trừ chỉ khi nào chính những người CS làm
cách mạng thôi CS. Chứ còn ở đây khó lắm. Blogger Tô Hải nêu thêm một khó khăn nữa trong nỗ lực tạo biến chuyển trong nước là vấn đề dân trí: Nói
thật người dân Việt Nam hiện nay, qua hơn một nửa thế kỷ sống cực quá,
chết chóc nhiều quá, cho nên đến bây giờ, chỉ cần một chế độ nếu so với
nước người ta thì còn thua xa nhưng anh nông dân có được cái TV xem,
còn anh công nhân có được xe máy đi thì thấy sướng lắm rồi. Cho đến
ngày hôm nay, có những người dân vẫn nói nhờ ơn Đảng, nhờ ơn Bác mà
chúng tôi có được cái này, cái kia là họ nói thật lòng chứ không phải
nói đùa đâu.
người từng đi chân đất thì bây giờ đã có giầy đi, có xe máy mà đi
thì họ thấy sướng lắm rồi. Dân mình bao lâu nay bị bưng bít nên họ
tưởng như vậy là sướng lắm rồi. Rồi còn bị nhà nước lừa bịp nữa, nào là
tăng trưởng, lợi nhuận với những con số ma đưa ra.
Blogger Tô Hải
Vì trước đó họ đói khổ quá. Thậm chí dân thành phố chia nhau từng
miếng đậu phụ, từng miếng thịt, từng thước vải, cho đến ngày hôm nay
như vậy là họ thấy thay đổi lắm rồi. Mặc dù bước ra đường phố thì những
thay đổi đều xa vời với mình. Nhìn những nhà cao tầng không bao
giờ mình dám bước chân vào. Nhìn những cửa hàng thơm tho, sáng rực cũng
không dám bước chân vào. Huống hồ những người từng đi chân đất thì
bây giờ đã có giầy đi, có xe máy mà đi thì họ thấy sướng lắm rồi. Dân
mình bao lâu nay bị bưng bít nên họ tưởng như vậy là sướng lắm rồi. Rồi
còn bị nhà nước lừa bịp nữa, nào là tăng trưởng, lợi nhuận với những
con số ma đưa ra. Nhưng blogger Tô Hải tin rằng những diễn
biến trọng đại bên ngoài hiện giờ sẽ ảnh hưởng tới chính giới cầm quyền
Việt Nam, như ông giải thích sau đây: Những phong trào chống
chính phủ từ bên ngoài sẽ toả sáng ngay trong người lãnh đạo. Giới lãnh
đạo Việt Nam thấy tình hình như thế sẽ phải suy xét lại. Bản thân họ
nhận thấy càng ngày vấn đề càng cần phải suy nghĩ. Cho nên ở Đại
hội Đảng bây giờ người ta để ý thấy chữ "dân chủ” đưa lên trên. Trước
thì là "Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì bây giờ dân chủ đưa
lên trên thành "Dân chủ, công bằng, văn minh”. Và mới tối hôm qua đây,
ông Nguyễn Phú Trọng vào Saigòn, có nói rằng không có dân chủ là không
được, thậm chí còn phê phán một số đảng bộ là không gần dân, không biết
tới dân. Tóm lại là mấy ông đó đòi hỏi dân chủ, nói nhiều đến dân
chủ. Thế còn dân chủ như thế nào lại là chuyện khác. Nhưng rõ ràng là
xu thế thời đại bắt các ông lãnh đạo phải nói như thế. Mục Điểm
Blog xin tạm dừng ở đây. Và trước thềm năm mới Tân Mão, Thanh Quang
kinh chúc qúy vị cùng gia quyến tràn đầy Phúc, Lộc, Thọ.