Bào chữa cũng như không
Chị Hồ Thị Bích Khương (aó trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và
bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009 sau đó chị bị bắt giam đến nay.
Source Blog HungViet
Phiên tòa diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, Tp. Vinh, kéo dài
trong 4 giờ đồng hồ. LS Hà Huy Sơn, người bào chữa cho bà Hồ Thị Bích
Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn, cho biết kết quả bản án mà theo ông
là "không thuyết phục” ngay sau khi phiên tòa kết thúc:
"Phiên tòa vừa kết thúc với kết quả là 5 năm tù giam và 3 năm quản
chế cho chị Khương. Và 2 năm tù giam, 2 năm quản chế cho MS Tôn. Tôi
không hài lòng về kết quả và không thấy thuyết phục từ phiên toà của hai
thân chủ tôi”.
Theo LS Hà Huy Sơn, mặc dù phiên tòa diễn ra công khai nhưng có những
điểm hạn chế. Cũng theo vị LS này, mặc dù ông được nói tất cả những gì
muốn bào chữa, nhưng những điều đó không có ảnh hưởng gì đến quyết định
của tòa, thậm chí có những điểm bất cập:
Phiên tòa vừa kết thúc với kết quả là 5 năm tù giam và 3
năm quản chế cho chị Khương. Và 2 năm tù giam, 2 năm quản chế cho MS
Tôn. Tôi không hài lòng về kết quả và không thấy thuyết phục từ phiên
toà của hai thân chủ tôi
LS Hà Huy Sơn
"Đây là một phiên tòa công khai vì có người chứng kiến. Tuy nhiên,
tôi thấy là người dân không được tự do tham dự. Ngay cả đối với người
thân của bị cáo thì tôi cũng phải nói với Chủ tọa để bảo vệ cho họ vào.
Tại tòa, tôi cũng dùng các qui định của pháp luật Việt Nam như bộ luật
tố tụng hình sự để bảo vệ thân chủ của tôi.
Tôi thấy là trong vụ án này, cơ quan tố tụng đã không thực hiện đúng
những gì được qui định trong bộ luật. Tôi đã được trình bày những điểm
ấy tại tòa nhưng nó không có ảnh hưởng nhiều”.
Về phần gia đình bị cáo, mặc dù hôm nay là ngày diễn ra phiên tòa,
nhưng cả gia đình MS Tôn và bà Bích Khương đều không nhận được thông báo
tham dự phiên tòa mà họ chỉ được thông báo từ luật sư Hà Huy Sơn với tư
cách người bào chữa. Trái với những phiên tòa xét xử những nhà bất đồng
chính kiến khác, mặc dù không có giấy báo nhưng thân nhân của hai nhân
vật này được tham dự khi trình giấy chứng minh thư. Tổng cộng, gia đình
bà Khương có hai người được tham dự là bà Hồ Thị
Mục sư Nguyễn Trung Tôn (trước lúc bị bắt vào cuối năm 2010). RFA file
Lan và bà Hồ Thị Bích Huệ. Bà Lan cho biết:
"Khi đến nơi, trình chứng minh thư thì họ cho người nhà vào. Gia đình
tôi có hai người và gia đình MS Tôn cũng có 2 người. Còn lại, từ trong
ra ngoài là công an cả”.
Về phần gia đình bị cáo, mặc dù hôm nay là ngày diễn ra
phiên tòa, nhưng cả gia đình MS Tôn và bà Bích Khương đều không nhận
được thông báo tham dự phiên tòa mà họ chỉ được thông báo từ luật sư Hà
Huy Sơn với tư cách người bào chữa.
Gia đình MS Tôn có bà Nguyễn Thị Lành, vợ MS Tôn và con ông là Nguyễn
Trung Trọng Nghĩa tham dự. Nghĩa còn cho biết, bên trong phòng tòa án
có khoảng 170 công an mặc sắc phục và thường phục.
"Trong phiên toà, ngoài thân nhân và LS Hà Huy Sơn thì có khoảng 170
công an. Tôi đếm thì thấy có khoản 100 công an mặc sắc phục, còn có
khoảng 50¬- 60 công an mặc thường phục đi quản lý trong phiên tòa. Còn
bên ngoài thì cũng có khoảng trên 200 công an nữa.”
Chống tham nhũng là chống phá nhà nước?
Nói về tình trạng sức khỏe của MS Nguyễn Trung Tôn và bà Hồ Thị Bích
Khương, anh Nghĩa, cho biết ba anh trông gầy đi và mặt thì đầy vết
thương, còn bà Bích Khương thì trông già đi và tinh thần có vẻ không ổn
định. Anh Nghĩa cho biết, tại phiên tòa, bà Bích Khương đã liên tục chỉ
trích Đảng Cộng sản và những thành phần tham nhũng của đất nước. Ngoài
ra, trước lúc tuyên án, bà đã hát vang bài hát "Khóc cho dân oan”.
"Trong lúc chờ tuyên án thì bác Khương hát nhiều bài hát trong đó có
bài "Khóc cho dân oan” cho nên bác ấy bị mang ra ngoài ngồi chờ tuyên
án”.
Cũng theo anh Nghĩa, tại phiên tòa, cả ba anh và bà Bích Khương nhất định không chịu nhận mình chống phá nhà nước.
"Bác Bích Khương thì cương quyết không nhận tội, còn ba tôi thì nhận
đã viết những bài viết trên mạng nhưng ông nói rằng những bài viết đó
không hề chống nhà nước mà chỉ phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam, phê phán
những kẻ tham nhũng, cướp bóc của dân”.
Giải thưởng Hellman Hammet năm 2011 đã được trao cho: Luật sư
Lê Trần Luật, bà Hồ thị Bích Khương, blogger Tạ Phong Tần, nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa (từ trái và trên xuống)RFA file
Phiên tòa khép lúc 12 giờ trưa. Mục sư Nguyễn Trung Tôn và bà Hồ Thị
Bích Khương bị kết tội theo điểm C, khoản 1 điều 88 BLHS Việt Nam. Hình
phạt nặng nhất trong khung này là 12 năm.
Bác Bích Khương thì cương quyết không nhận tội, còn ba
tôi thì nhận đã viết những bài viết trên mạng nhưng ông nói rằng những
bài viết đó không hề chống nhà nước mà chỉ phê phán Đảng Cộng sản Việt
Nam, phê phán những kẻ tham nhũng, cướp bóc của dân
anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa
Xin được nhắc lại, cả MS Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, và bà Hồ Thị Bích
Khương, 44 tuổi, bị bắt ngày tại Nam Đàn, Nghệ An vào ngày 15 tháng 1
năm nay. Sau đó, ngày 17/01/2011, công an đến khám xét nhà MS Tôn ở
Thanh Hóa mà không có lệnh xét và tịch thu máy vi tính, các tài liệu tôn
giáo và 212 đĩa nói về Chúa Giêsu. Trong thời hạn tạm giam, hai nhân
vật này được phép thăm nuôi.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn và bà Hồ Thị Bích Khương đều là thành viên
hoặc từng là thành viên khối 8406, một tổ chức chính trị được thành lập
và hoạt động tại Việt Nam. Theo nguồn tin từ gia đình, do gặp khó khăn
từ phía chính quyền, MS Tôn đã nộp đơn xin rút khỏi khối 8406 vào năm
ngoái.
Riêng trường hợp của bà Hồ Thị Bích Khương, khởi thủy, bà là một dân oan và sau này tham gia lên tiếng cho dân oan.
Đây là lần bị bắt thứ hai của bà. Tháng tư năm 2007, bà bị bắt tại
một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội "lạm dụng
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình
sự. Năm nay, bà Hồ Thị Bích Khương là một trong 48 cây bút trên thế giới
được trao giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, là một giải thưởng
được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới, những người mà Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền cho là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng
về nhân quyền.