Một cuốn nhật ký mà nhà xuất bản nhận là của người bị đổ lỗi cho về vụ thảm sát Thiên An Môn sẽ được xuất bản tại Hồng Kông.
Cuốn
sách cho biết các chi tiết xung quanh những sự kiện ngay trước và sau
vụ giết chết công nhân và sinh viên tại Bắc Kinh vào tháng Sáu năm
1989.
Nhà xuất bản nói rằng tác giả là Lý Bằng, người đã ra
lệnh thiết quân luật ở Bắc Kinh chẳng bao lâu trước khi quân đội được
điều động tới.
Trong nhật ký, ông Lý Bằng tuyên bố ông sẵn sàng chết để ngăn chặn các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
Tin về cuốn nhật ký được đưa ra vào ngày kỷ niệm lần thứ 21 vụ thảm sát này.
Bất ổn chính trị
Cuốn sách, mang tên Nhật ký ngày 04 tháng 6 của Lý Bằng, sẽ được nhà xuất bản New Century Press phát hành vào cuối tháng này.
Người đứng đằng sau dự án này là Bảo Phác, con trai của ông Bảo Đồng,
một cố vấn cao cấp cho người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại thời
điểm diễn ra các cuộc biểu tình Thiên An Môn.
"Cuốn sách cung
cấp các chi tiết đáng kinh ngạc về việc các quyết định đã được đưa ra
như thế nào và làm thế nào để thực hiện các quyết định đó cũng như làm
thế nào các nhà lãnh đạo đã đạt sự đồng thuận nội bộ", ông Bảo Phác,
nói về cuốn nhật ký này.
"Đây là những điều không có trong các hồ sơ chính thức."
Nó tiết lộ những thứ như bao nhiêu quân đã tham gia vào việc đàn áp và nơi họ đã được triểnkhai.
Cuốn sách cung cấp các chi tiết đáng kinh ngạc về việc các quyết định đã được đưa ra như thế nào
Ông Bảo Phác
Ai nói những gì trong giới lãnh đạo cấp cao của đảng cũng được viết chi tiết trong ấn phẩm, mà ban đầu sẽ chỉ xuất hiện bằng tiếng Trung.
Và
tuyên bố của Lý Bằng – Thủ tướng Trung Quốc tại thời điểm diễn ra các
cuộc biểu tình - rằng ông sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình cũng là
một điều đáng kinh ngạc.
"Ngay từ buổi đầu hỗn loạn, tôi đã
chuẩn bị cho khả năng xấu nhất", ông được trích dẫn đã viết trong nhật
ký đăng trên tờ South China Morning Post của Hong Kong.
"Tôi
thà hy sinh cuộc sống của riêng tôi và của gia đình để ngăn chặn Trung
Quốc không phải trải qua thảm kịch như Cách mạng Văn hóa", ông nói
thêm, muốn nhắc lại thời kỳ bất ổn chính trị ở Trung Quốc hồi năm
1966-76.
'Tính xác thực'
Bản thảo đã
được trao cho ông Bảo từ một người trung gian. Ông không muốn nói cụ
thể người đó là ai và nó đã được trao cho ông như thế nào.
Ông thừa nhận có những câu hỏi về tính xác thực của cuốn nhật ký, một
điều mà nhà xuất bản nói rằng họ đã làm việc rất tích cực để giải
quyết.
Họ nói rằng họ kiểm tra các dữ kiện trong bản thảo với
những tài liệu đã được xuất bản. Và cuốn nhật ký cũng được các chuyên
gia khác nhau xem xét.
Hiện vẫn còn một số hoài nghi, ông Bảo thừa nhận, nhưng những hoài nghi này sẽ được in trong cuốn sách.
Ông nói thêm: "Ngay cả với những hoài nghi còn lại, tôi vẫn tin rằng
đây là cuốn nhật ký thực, dựa trên các chi tiết và sự nhất quán của
chúng với là các tài liệu ghi nhận khác từng được biết."
Hồi năm ngoái ông Bảo đã xuất bản hồi ký của cựu Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, ông Triệu Tử Dương.
Hồi ký này cũng nói về các cuộc biểu tình năm 1989, mà trong đó ít nhất hàng trăm người đã bị thiệt mạng.
Ông Triệu Tử Dương và ông Lý Bằng đã từng là các đối thủ trong đảng,
với những quan điểm khác nhau về cách Trung Quốc nên phát triển như thế
nào.
Ông Triệu Tử Dương bị bãi nhiệm trong thời gian diễn ra
các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và bị quản thúc cho đến khi qua đời
vào năm 2005.
Ông Lý Bằng, vốn chưa bao giờ là người được ưa
chuộng nhất trong số các nhà lãnh đạo tại Trung Quốc, năm nay 81 tuổi
và người ta cho là đang bệnh nặng.
Nếu cuốn nhật ký là xác
thực, thì đây có thể là nỗ lực cuối cùng của ông để biện minh cho hành
động của ông và của đồng nghiệp từ 21 năm trước đây.
Đã có
một tài liệu được xuất bản về các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo
Trung Quốc trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình năm 1989.
Tài liệu về Thiên An Môn dựa trên các tài liệu bí mật trước đây đã bị
rò rỉ từ một người mà tên tuổi cho đến này vẫn chưa hề được tiết lộ.
Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công nhận tính xác thực của tài liệu đó.