HNSG
Vi Anh
Nhân quyền VN là trở ngại trung tâm trong bang giao giữa Hoa kỳ và
Việt Nam Cộng sản. Trở ngại từ khi hai bên mới thiết lập bang giao, qua
giai đọan giao thương đến bây giờ vẩn còn trở ngại. Ngay lúc Mỹ dồn dập
trở lại Đông Nam Á ngăn cản đà bành trướng của TC trong vùng dất này và
trên Đông Á Thái Bnh Dương. Ngay lúc VNCS mất biển và đảo nhứt vào tay
TC, cần sư hiện diện của Mỹ để cản đà xâm lấn của TC, cần Mỹ trở thành
Mỹ như một đối tác chiến lược của VNCS. Nhưng gần hơn hai thập niên
bang giao, mà vấn đề nhân quyền VN vẫn là trở ngại trung tâm trong bang
giao giữa Mỹ và VNCS.
Thực vậy, tại Trung Tâm Đông Tây của Mỹ đặt tại Honolulu, TB Hawai,
nơi hầu hết các nhân vật ngọai quốc Mỹ mời công du Mỹ thường đến đây
trước để được thuyết trình về tình hình Mỹ, và trong thời gian sắp
khai mạc hội nghị APEC có Chủ Tịch Nước VNCS Trương tấn Sang tham dư do
TT Obama chủ tọa, Bà Ngọai Trưởng Mỹ Hillary tuyên bố rõ ràng như ban
ngày và chắc chắn như đinh đóng cột. Rằng Hoa Kỳ đã nói rõ với Việt Nam
rằng nếu hai nước muốn phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược
thì Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ quyền con
người cho công dân của mình.
Đối tác tức không phải là đồng minh mà còn bị vấn đề nhân quyền VN làm
trở ngại trung tâm. Thì ngày VNCS trở thành đồng minh của Mỹ , ắt còn
lâu lắm. Phương chi trong cuộc họp báo ở Hà nội khi mới nhậm chức, Đại
sứ Mỹ ở Hà nội trả lời báo chí, nói rạch ròi rằng việc Mỹ bán vũ khí cho
VNCS phải qua nhiều giai đọan lâu dài.
Đây không phải là lần đầu Mỹ nói vấn đề nhân quyền là trở ngại trung tâm
trong bang giao với VNCS. Chính quyền của Tổng thống Obama đã nhiều lần
thúc giục Việt Nam phải cải thiện vấn đề nhân quyền.
Thành ra những nỗ lực mà Nhà Nước VNCS đi với Mỹ nhiểu mà kết quả chăng
bao nhiêu. Chủ Tịch Nước VNCS Nuyễn minh Triết đi New York họp thượng
đĩnh ASEAN mở rộng, ngồi chung đồng chủ toa với TT Obma của Mỹ. Và bây
giờ người kế nhiệm là Trương tấn Sang, Chủ Tịch Nước VNCS đi Hawai họp
APEC, có mặt TT Obama.
Và Mỹ hết giới chức này đến giới chức khác, ngọai giao, quốc phòng dồn
dập đi Đông Nam Á. TT Obama sắp đi Nam Dương hơp Thượng đĩnh Đông Á (
EAS) . Hội Nghị San Francisco, Úc, Mỹ đề nghị Ấn " hướng đông” và Ấn độ
công nhiên phản kháng lời đe dọa của TC không cho Ấn khai thác dầu khí
với VNCS.
Trước những diễn biến đó không ít người Việt lo ngại cuộc đấu tranh cho
tự do, dân chủ, nhân quyền VN sẽ khó khăn khi Mỹ trở lại Đông Nam Á,
đồng minh với CS Hà nội. Do nhu cầu chiến lược hạn chế và ngăn cản đà
bành trướng của TC, và do thói quen thời Chiến Tranh Lạnh, Mỹ thích một
"chánh quyền mạnh”, Mỹ có thể đi sát với CS Hà nội hơn, như đối tác
họặc chặt chẽ hơn như đồng minh chiến lược. Được thế của Mỹ, CS Hà nội
sẽ trấn áp thành phần đấu tranh nhiều hơn trong nước và ngòai nước thì
làm yếu công cuộc quốc tế vận của người Mỹ gốc Việt. Mối lo này tan
biến với lời tuyên bố rõ rệt của Ngọai Trưởng Mỹ, VNCS muốn quan hệ đối
tác chiến lược với Mỹ thì cần phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo
vệ quyền con người cho công dân của mình.
Nhiều hành dộng của Mỹ cho thấy Mỹ rất dè dặt với CS Hà nội, không tay
trong tay đi trực tiếp với CS Hà nội Hà nội, mà để Ấn, Nhựt đi trực tiếp
với CS Hà nội. Nói một cách khác CS Hà nội không phải là đối tác chiến
lược trực tiếp với Mỹ trong vấn dề Biển Đông bị TC xâm lấn mà CS Hà nội
cần Mỹ như một đối trọng với TC.
CS Hà Nội biết ý Mỹ, nên Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng đi Bắc Kinh cầu
phong. Người cầm đầu Đảng CSVN chấp nhận giải quyết vấn đ ề Biển Đông
trên nguyên tắc song phương. Điều này làm Mỹ càng nghi kỵ CS Hà nội hơn
vì Mỹ chủ trương giải quyết đa phương còn TC thì song phương. TC quyết
lọai Mỹ ra ngòai như điều mà Nguyễn phú Trọng cầm đầu Đảng CSVN cam kết
với TC..
Còn Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang bôn ba sang Ấn, Phi, Nam Hàn, và Mỹ
(Hawaii), Bộ Trưởng Quốc Phòng, rồi Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đi Nhựt.
Những giới chức đại diện Nhà Nước VNCS này áp dụng chánh sách phóng tài
hóa thu nhân tâm, cho Ấn, Nhựt, Nam Hàn lãnh thầu làm mỗi nước hai nhà
máy điện nguyên tử cho VN. Nhưng VNCS chỉ đi trực tiếp được với những
nước phụ trong chiến dịch bao vây TC của Mỹ, chớ Hà nội không đi thẳng
được với Mỹ.
Và Mỹ trước sau như một, lập trường vẫn là chỉ bảo vệ tư do hàng hải, tự
do hải hành trên đại dương, cụ thể là đường hàng hải huyết mạch từ Eo
Biển Ma Lai lên Bắc Thái Bình Dương. Chớ Mỹ không đứng bên này hay bên
kia trong việc các nước trong vùng tranh chấp biển và đảo. Trong việc
tranh chấp biển đảo, VN là nước bị thiết hại nhứt vì sự xâm lấn của TC.
Bên cạnh việc can dự vào vấn để tự do hàng hải có tính vùng ở Đông Nam
Á mà Mỹ coi lá quyền lợi quốc gia của Mỹ, đối với VNCS Mỹ vẫn "trao
đổi”, can thiệp về nhân quyền với CS Hà nội, có khi còn mạnh và thường
hơn thơi Biển Đông chưa dậy sóng.
Mỹ vẫn trung thành với lời hứa dân chủ hóa. Trong tình hình đó, phong
trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN của người dân Việt ớ
Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngọai hơn bao giờ hết đẩy mạnh cuộc đấu
tranh.. Bất mãn, nản lòng, thụ động, buông xuôi, là giải pháp dễ, nhưng
dở, và di hại lâu dài, khó sửa.
Trái lại đẩy mạnh thế đấu tranh trong nước và quốc tế vận cho phong trào đấu tranh sẽ là một tác động hướng thiện, hướng đúng.
Thời cơ bây giờ của người Việt tốt hơn thời Chiến tranh Lạnh. Ba triệu
người Việt đang là cán bộ ngoại giao nhân dân, mà phân nửa đang ờ Mỹ, có
một bề dày kinh nghiệm đấu tranh 36 năm; thế thành công rất lớn.
Tư nhiên sao khỏi khó khăn, trở ngại. Nhưng "Nếu đường đời bằng phẳng
ca, thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”. " Độc lập, tự do, dân chủ không
bao giờ xin mà được, chờ mà có, phải đấu tranh mới có được. Đấu tranh
chánh trị không bao giờ một ngày một bữa mà thành. Ai dài hơi người đó
sẽ thắng.
|