Thứ Sáu, 2024-03-29, 9:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Hai » 5 » Những “vấn đề” của Đảng cộng sản Việt Nam
11:13 AM
Những “vấn đề” của Đảng cộng sản Việt Nam
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-02-04

Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên Viện nghiên cứu phát triển, sẽ nói về những "vấn đề” mà Đảng cộng sản Việt Nam đang gặp phải nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng.

AFP PHOTO

Việt Nam treo cờ chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng.

Nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, giáo sư Tương Lai đã có bài viết về đề tài này được đăng trên tuần Việt nam net. Trong đó ông nói đến nhiều vấn đề mà Đảng cộng sản Việt Nam đang gặp phải. Việt Hà có bài phỏng vấn giáo sư Tương Lai về các chủ đề này. Trước hết giáo sư Tương Lai nói lý do tại sao ông lại đưa ra quan điểm đảng là đảng của dân tộc trong lúc này như sau:

Đảng của dân tộc?

Giáo sư Tương Lai: Tôi có quan điểm của tôi trong cái nhìn nhận về đảng thế này, là bài tôi viết 4 phần, phần đầu mới quan trọng, trở lại khái niệm về đảng, tôi nói về từ quan niệm của ông các mác từ đảng ý thức đến đảng tổ chức, vân vân, và khái niệm về đảng liên quan đến khái niệm giai cấp, vì đảng là đảng của giai cấp, nhưng ngay trong khái niệm giai cấp của ông các mác cũng vận động, biến đổi, từ giai cấp vô sản, ông dùng sang khái niệm giai cấp những người sản xuất, để tôi nói rằng ngay cả trong gốc của vấn đề, khái niệm của giai cấp biến động chứ không đứng nguyên một chỗ

Từ 1975, thì đảng vấp phải những sai lầm, đi theo mô hình Xô viết, rồi chịu ảnh hưởng của Mao ít, cho nên nó đã đẩy đất nước đi vào chỗ bế tắc.

GS Tương Lai.

Ý thứ hai là tôi có nói về nói chung ở trên thế  giới hiện nay thì đảng chính trị cũng bị tha hóa rất nhiều, đảng lúc đầu thì người ta luôn là của riêng tầng lớp nhưng đến khi thực tế, dần dần chỉ có đảng của có một tầng lớp và thực tế là đảng chỉ có của một nhúm người thôi và những người đảng viên còn lại chỉ là để bỏ phiếu cho nhóm cầm quyền. Đó là cái diễn biến của khái niệm đảng tôi nói lúc đầu. Thì khái niệm đó cũng giúp cho nhìn nhận vấn đề khi khẳng định đảng là đảng của giai cấp công nhân, thì khái niệm đó không phải là nhất thành bất biến, để từ đó tôi nói sang quan điểm của Hồ Chí Minh, là ông Hồ Chí Minh nói rằng đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Vì thế đảng phải là đảng của dân tộc Việt Nam. Đây là cách nói uyển chuyển để tôi nhấn mạnh rằng, bây giờ đây nếu đảng muốn giữ được xứ mệnh của mình là người lãnh đạo dân tộc thì đảng phải trở thành đảng của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu mà tôi dẫn dắt từ đảng của giai cấp sang đảng của dân tộc là tôi có dụng ý như vậy.

Việt Hà: Theo ông Đảng Cộng sản  Việt Nam đã hoàn thành được xứ mệnh là người đại diện của dân tộc chưa? Và Đảng cộng sản Việt Nam cần phải làm gì để thực hiện tốt vai trò này?

Giáo sư Tương Lai: Trong lịch sử, nhìn vấn đề không nên nói chung chung mà phải có thời điểm lịch sử. Đảng cộng sản Đông dương sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ 1930, ngày 3/2 cách đây 80 năm. Trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, có nhiều Đảng chính trị nhưng mà chỉ có một Đảng Cộng sản Đông dương, tức là Đảng cộng sản việt nam bây giờ đây mới đảm đương được xứ mệnh giải phóng dân tộc và đó là điều không thể chối cãi được và vì vậy mới 15 tuổi đảng đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 thành công, và sau đó thì cũng với lãnh đạo ấy, dân tộc Việt nam thực hiện 3 cuộc kháng chiến, kháng chiến chống thực dân Pháp, tức là chống thực dân kiểu cũ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng. AFP Photo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng. AFP Photo.
Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, cuộc kháng chiến thứ ba chống lại bành trướng Trung Quốc, cuộc xâm lược ở biên giới phía Nam qua tay sai Polpot, chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979. Thực tế là Đảng đã thực hiện tốt vai trò giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đấy là một sự thật lịch sử, có muốn bác bỏ cũng không bác bỏ được. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng kinh tế, từ 1975, thì đảng vấp phải những sai lầm, đi theo mô hình Xô viết, rồi chịu ảnh hưởng của Mao ít, cho nên nó đã đẩy đất nước đi vào chỗ bế tắc, và đi vào khủng hoảng trầm trọng kéo dài.

Vì vậy phải có đổi mới, và sự nghiệp đổi mới do đảng tiếp nhận được từ sức sống của dân tộc, của nhân dân, biến thành đường lối của mình, đáp ứng của nguyện vọng của nhân dân Việt nam. Cho nên sự nghiệp đổi mới đưa Việt Nam lên chặng đường mới và có chuyện là hội nhập quốc tế và phát triển như bây giờ. Trong quá trình đó, đương nhiên có nhiều thành tựu, nhưng cũng có vấp váp, nhiều sai lầm. Một trong các sai lầm đó là một số các Đảng viên của đảng bị thoái hóa biến chất, nhất là khi họ có quyền lực trong tay. Những người thoái hóa biến chất ấy gây tai hại, làm cho dân mất tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng.

Cho nên vấn đề đặt ra như yêu cầu của chủ tịch Hồ Chí Minh là chỉnh đốn đảng là vấn đề số 1. Thế cho nên cùng với việc lãnh đạo đất nước phát triển trong giai đoạn  hiện nay, hội nhập và đi vào nền kinh tế thị trường, thì yếu tố quan trọng hàng đầu là chỉnh đốn đảng để đảng có đủ sức mạnh để lãnh đạo và gây uy tín trong nhân dân. Và muốn vậy đảng phải là đảng của dân tộc, đảng của trí tuệ, đảng phải đi sâu đi sát trong dân, đảng của dân, một nhà nước của dân.

Những "vấn đề” của đảng

Một trong các sai lầm đó là một số các Đảng viên của đảng bị thoái hóa biến chất, nhất là khi họ có quyền lực trong tay.

GS Tương Lai.

Việt Hà: Thưa ông, gần đây Đảng cộng sản Việt Nam bị chỉ trích về vấn  nạn tham nhũng tràn lan, cũng như những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người có tinh thần dân tộc cao mấy lúc gần đây. Chúng ta có thể hiểu thế nào về vai trò của đảng lúc này? Có phải đảng đang đánh mất lòng tin trong dân chúng?

Giáo sư Tương Lai: Nói về sự kiện, nếu nhặt ra từng sự kiện thì nhiều lắm, nên tôi chỉ nói khái quát. Ở bất kỳ thể chế cầm quyền nào thì việc số 1 người ta cũng phải bảo vệ nhà nước đương quyền, nên luật pháp và thể chế chính trị đều phải phục vụ cho chuyện đó. Trong quá trình thực thi, có thể có trường hợp này trường  hợp khác người ta có vấn đề thì chuyện ý kiến đó thì hiện nay nhiều vấn đề lắm, chả phải một vấn đề.

Nhưng bên cạnh những cái gây phẫn nộ trong công chúng, điều đó lại có, thì có những cái khác, có những cái nhân dân ủng hộ thì mới có được, ví dụ vừa qua là phấn đấu vượt qua khủng hoảng. Thì đó là thành tựu có sự đóng góp trong lãnh đạo của Đảng và nhà nước và đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Bao giờ tấm huấn chương cũng có hai mặt, mặt trước và mặt sau. Và bất cứ thành tự nào cũng có mặt được có mặt chưa được. Ở đâu cũng thế thôi.

Ông Nông Đức Mạnh. AFP Photo.
Ông Nông Đức Mạnh. AFP Photo.
Hiện nay tham nhũng là vấn đề rất lớn phải tập trung vào, vấn đề xa dân cũng phải tập trung vào. Trong việc thực thi dân chủ, thực hiện nhân quyền, thực thi luật pháp, tất cả mọi vấn đề đều bên cạnh những thành tựu thì cũng có thiếu xót. Tôi thấy là bình thường.  Tôi không thấy có vấn đề gì, nhìn vấn đề phải nhìn hai mặt cho toàn diện.

Việt Hà: Có nhiều người nói dân chủ, đa nguyên, đa đảng sẽ có thể là giải pháp cho Việt nam, ông nghĩ thế nào?

Giáo sư Tương Lai: Vấn đề dân chủ và đa nguyên đây là vấn đề nhiều khi không thể hiểu một cách cứng nhắc, mỗi một thể chế có một cách thức thực hiện dân chủ. Singapore cũng là độc đảng đấy chứ, cho nên thực ra mà nói trong truyền thống của mỗi một nước nó có những cái khác biệt mà không thể đem kinh nghiệm, một mô hình của nước này áp đặt cho một nước khác nhưng mà chiều hướng chung, có điều quan trọng, không có gì quý hơn độc lập tự do, đấy là mệnh đề xem như một tuyên ngôn của Việt nam trong thế kỷ 21 này.

Nó có hai mặt. Một mặt là độc lập mặt thứ hai là tự do. Có độc lập mà không có tự do cũng không có nghĩa lý gì. Nhưng thế nào là tự do, đấy là cả một vấn đề. Về vấn đề này nói hơi dài. Tôi nghĩ hiện nay, vấn đề đặt ra hiện nay của đảng tiến tới đại hội thứ 11 là cố gắng làm thế  nào để mở rộng dân chủ, làm thế nào để tôn trọng tự do, ý chí của nhân dân. Trong đó tự do là cái ý chí của đảng viên, Thế thì chỉnh đốn đảng nó xoay quanh những vấn đề đó thôi. Riêng cá nhân tôi hoàn toàn lạc quan tin tưởng rằng sức năng động tự thân của dân tộc này nó sẽ tìm thấy con đường đi tới và dân tộc này sẽ không bao giờ chịu bó tay để mà không tự mình mà bứt dậy được.

Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn trong ngày hôm nay.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 791 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0