Giao diện sử dụng một phần mềm quản lý
Mấy hôm nay, nhiều bạn nói đến việc UBND TP Hà Nội bắt buộc các tiệm
Internet phải cài đặt phần mềm theo dõi người dùng. Một cách gọi đúng
hơn, phần mềm này có tên gọi là "Phần mềm quản lý đại lý Internet".
Thực ra, chuyện này không có gì mới, nó chỉ là hành động thắt chặt
hơn quy định của thông tư 2 có từ năm 2005, tiếp đến năm 2008 có thêm
yêu cầu bắt buộc người sử dụng phải cung cấp thông tin như số CMND, họ
tên...
Mặc dù có tên gọi là "Phần mềm quản lý", nhưng ban đầu tính ứng dụng
và hiệu quả của nó là rất thấp. Mục đích chính vẫn chỉ dùng để quản lý
và lưu trữ thói quen người dùng. Theo nguyên tắc, tất cả các cửa hàng
Internet buộc phải sử dụng phần mềm này, nếu không có sẽ bị phạt nặng,
và chỉ được sử dụng những phần mềm quản lý của Nhà nước VN chứng nhận.
Ngoài những chức năng như quản lý tính tiền, tắt mở máy từ xa, khóa
ứng dụng... Loại phần mềm này còn có những chức năng đáng ngại như sau :
* Có thể xem màn hình người dùng từ máy chủ (lén lút cũng được)
* Chặn website
* Lưu trữ thông tin cá nhân: số CMND, tên họ, các website truy cập, các thao tác trên máy...
Những thông tin này bắt buộc phải lưu trữ trên máy chủ 30 ngày, và phải cung cấp cho cơ quan chức năng.
Còn một số điều nguy hiểm khác, do mấy anh chuyên gia cảnh báo,
nhưng mình chưa dám khẳng định, vì chưa đủ khả năng và điều kiện để xác
minh.
Bạn mình làm IT ở HN nói rằng, lần này TP sẽ thắt chặt quản lý bằng
biện pháp kỹ thuật, theo đó tất cả thông tin người dùng sẽ bị giám sát
nghiêm ngặt hơn. Ngoài việc giám sát
trong tiệm Internet, người dùng sẽ bị theo dõi thêm một lần nữa thông
qua các máy chủ đặt tại mỗi quận huyện. Từ máy chủ này, họ có thể lọc
ra và định vị những ai bị chú ý.
Sự soi mói quá thô bạo!
Một vài phần mềm khá phổ biến mà hiện nay các tiệm internet sử dụng, bạn nào muốn tìm hiểu có thể download về kiểm tra
* INCM: của VDC, thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông. Phần mềm này của nhà nước, không ổn định
lắm. Nhiều cửa hàng sử dụng, vì VNPT có thị phần lớn, họ bắt buộc các
đại lý của mình phải cài đặt. Theo mình biết là phần lớn các tiệm Net ở
Hà Nội dùng phần mềm này
* NetCafe: Của công ty 24h. Khá tốt, ổn định. Nhiều nơi vẫn dùng song song INCM va NetCafe
* CSM: Tập đoàn Vina Group. Ổn định. Theo số liệu thì có khoảng 20.000 đại lý sử dụng phần mềm này.
Ngoài ra, còn có các phần mềm khác cũng khá phổ biến của Viettel, FPT, SPT... Các bạn có thể tìm thêm trên mạng.
Các tiệm Internet chỉ được phép sử dụng những "phần mềm quản lý" do
Nhà nước cấp giấy chứng nhận, nếu không có hoặc dùng phần mềm khác sẽ
bị cho là vi phạm, và bị phạt rất nặng. Trước đây, nhiều cửa hàng trầy
trật với các phần mềm quản lý của VN nên chuyển sang dùng EasyCafe của
nước ngoài tốt hơn. Sau này họ bị thanh tra phát hiện và phạt tiền khá
nặng. Nguyên nhân: EasyCafe của nước ngoài, không lưu trữ số CMND, và
không có một số khả năng giám sát mang tính "đặc thù của Việt Nam".
Tiêu chuẩn của một "phần mềm quản lý" đạt chuẩn của nhà nước như sau:
Mình nhắc lại là những tiêu chuẩn như trên nhằm mục đích giám sát là
chính, ngoài ra, hiện nay chúng bắt buộc phải thêm tính năng kết nối
với một máy chủ theo dõi đặt tại các quận huyện.
Hồi mới ra trường, cũng nhờ vài "người quen" thích đi theo, nên ông
sếp không dám nhận mình vào làm. Nhờ vậy mà mình có thời gian làm thêm
ở vài tiệm Internet, cũng biết chút ít về mấy phần mềm này. Thực ra,
hiệu quả của chúng về mặt kinh tế không bằng các phần mềm của nước
ngoài, nhưng khả năng soi mói thì hơn hẳn.
Mình quan niệm rằng, thông tin cá nhân trên internet cũng giống như
bí mật đời tư, là những quyền bất khả xâm phạm. Mình cũng không thể
chấp nhận việc khi đang chat, email với người yêu mà bị ai đó đọc trộm
rồi lưu lại.
Trên đây là những suy nghĩ của mình, mình mới đi làm nên không có
nhiều kinh nghiệm trong ngành IT. Rất mong được sự góp ý của các bạn,
hy vọng chúng ta sẽ tìm ra giải pháp để ngăn chặn việc soi mói thông
tin cá nhân này.