Thứ Ba, 2024-11-05, 8:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Ba » 13 » So sánh Hai vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
7:02 AM
So sánh Hai vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng

Nông Dân

-

Lời dẫn: Blog GOOGLE.TIENLANG vừa nhận được bài viết của một bác nông dân Tiên Lãng. Xin cảm ơn tác giả. Dù chủ blog có một vài điểm chưa nhất trí với tác giả nhưng tôn trọng ý kiến đa chiều, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Thực tế ở huyện Tiên Lãng đã xảy ra hai vụ cưỡng chế thu hồi đầm, đó là vụ của chủ đầm Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng và vụ Đoàn Văn Vươn. Một vụ ông Trương Hòa Bình đã nhân danh "Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” xử là đúng, nhưng vụ Đoàn Văn Vươn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận là "sai toàn diện”. Là người địa phương hôm nay Nông dân tôi xin đưa ra một số tông tin để mọi người cùng bình luận.

Vụ Lê Đình Thảo xã Tiên Thắng .

Khu đầm giao cho ông Lê Đình thảo ven sông Văn Úc thuộc địa phận xã Tiên Thắng trong những năm 80 của thế kỷ 20, một phần lớn đã được trồng Cói, phần đê bao đã có cốt đê. Năm 1989 HTX Nông nghiệp Tiên Thắng tổ chức đấu thầu và có hợp đồng kinh tế với chủ đầm Lê Đình Thảo với thời hạn 5 năm theo đó:

  • Chủ đầm Lê Đình Thảo củng cố đê bao, xây dựng thêm một số cống tưới, cống tiêu, góp phần cải tạo khu đầm có thể cấy lúa một vụ. Cộng thêm nghĩa vụ tài chính là phải đóng cho địa phương 2 tấn tôm xuất khẩu và 2 triệu đồng (thời giá của cuối những năm 80).
  • HTX Nông nghiệp Tiên Thắng sử dụng 70% mặt đầm để xã viên cấy lúa một vụ.

Chưa hết 5 năm ngày 19/4/1992 UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định giao 70 đất cho chủ đầm Lê Đình Thảo thời hạn 12 năm với đầy đủ các căn cứ, có cả quy định địa giới ( đông giáp chỗ này, tây giáp chỗ kia … ). Nhưng điểm đặc biệt quyền sử dụng thực sự vẫn duy trì sự phân vai như trong hợp đồng kinh tế trước đó.

Cùng với luật đất đai năm 1993 thì vai trò của HTX Nông nghiệp theo mô hình cũ đã hết. Do vậy năm 1995 chủ đầm Lê Đình Thảo đã làm đơn kiến nghị được hưởng các quyền lợi đầy đủ theo quyết định giao đất của UBND Huyện Tiên Lãng.

Thay cho việc thực hiện đúng luật đất đai lãnh đạo Huyện lúc đó chỉ ra một Thông báo với cách giải quyết thực chất là phân lại vai trong hợp đồng kinh tế năm 1989 đó là.

  • Chủ đầm Lê Đình Thảo được hưởng nguồn lợi thủy sản, được sử dụng 15% diện tích canh tác lúa cộng thêm 20 m lưu không ven đê Quốc gia (là quỹ đất phục vụ bồi trúc đê khi cần) và được miễn các khoản đóng góp. Đổi lại phải duy trì và bồi trúc đê bao, duy trì các cống tiêu, thoát để đảm bảo cho một vụ lúa trên toàn vùng.
  • UBND xã Toàn Thắng được sử dụng 85% mặt vùng để bổ sung vào đất công ích của xã.

Cách làm quản lý của các cán bộ huyện Tiên Lãng chúng tôi gần 20 năm trước đây còn "nông dân” hơn cả nông dân chúng tôi. Nó chính là nguyên nhân gây ra vụ khiếu kiện kéo dài từ năm 2004 đến 2008 và đã lên đến "kịch trần " là Tòa Án Nhân Dân Tối Cao.
Cái sai lớn nhất của Lãnh đạo Huyện hiện nay trong vụ cưỡng chế đầm của Lê Đình Thảo, không xét tới đề nghị cho chủ đầm được tiếp tục thuê, với bất kỳ điều kiện nào và cưỡng chế xong "để đấy!”, sau hai năm mới đưa ra đấu thầu.

Vụ Đoàn văn Vươn

Khác với khu đầm của chủ đầm Lê Đình Thảo, khu đầm Voàn Văn Vươn được tạo dựng từ số 0, trên một bãi bồi lầy lội. Sau khi có quyết định giao 21 ha ngày 04/10/1993 của UBND huyện, gia đình Đoàn Văn Vươn đã đầu tư nhiều tiền của công sức mới tạo được hệ thống đê bao với 800m vươn ra biển và 550m áp Biển song song với đê bao quốc gia, tổng diện tích lúc đó lên tới 44 Ha. Với bản tính thật thà Đoàn Văn Vươn đã trình bày với cán bộ Huyện là do khi thi công đắp đê bao, nhiều đoạn phải dùng đến cơ giới và " thi công theo nước Thủy triều dâng vào ban đêm " nên diện tích bị dư ra, vậy đề nghị được sử dụng. Thay cho việc đổi quyết định giao đất cho đúng luật đất đai năm 1993 UBND huyên Tiên Lãng ra quyết định giao bổ xung 19.3 Ha ngày 9/4/1997, nhưng lại tính thời hạn từ ngày 04/10/1993.

Trên bản đồ bạn thấy rõ phần đê bao mà gia đình Đoàn Văn Vươn đã tạo lập (trong đó phía áp ngòi cống Rộc nay đã được nâng cấp thành "đường công vụ!”). Ở thời điểm hiện nay Nông dân tôi biết có một số ý kiến cho là nhiều cán bộ tham gia cưỡng chế, đã phải chịu án quá nặng. Nhưng theo thiển ý của Nông dân tôi có điểm khác.

  •  Thứ nhất: Đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng thực sự là "đa mưu” khi chọn thu hồi khu đầm 19,3 Ha (phần giáp biển) có quyết định thu hồi sau để cưỡng chế trước. Như vậy gia đình Đoàn Văn Vươn không thể bảo vệ được nguồn thủy sản trên phần đầm hơn 7 Ha còn lại đang thông với 19 ha bị thu hồi.
  •  Thứ hai : Khu nhà của Đoàn Văn Quý cách biệt hoàn toàn khu 19 ha, tại sao tổ 3 của đoàn cưỡng chế lại xông vào?. Trong khi khu nhà cấp 4 của Đoàn Văn Vươn trong khu cưỡng chế có thể đi theo đường công vụ và đê bao áp biển. Vậy mục đích chính của đoàn cưỡng chế là gì?.

Chưa nói đến các sai phạm của các cá nhân đã tham gia bảo vệ "hiện trường” mà hiện nay công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án nhưng chưa có bị can. Vì vậy việc xử lý các đối tượng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng thì thời điểm này chưa thể nói là nặng hay nhẹ.

Không biết một số lãnh đạo Hải Phòng với lực lượng thư ký giúp việc hùng hậu có tập hợp tài liệu, để giúp lãnh đạo có cái nhìn khách quan hai sự vụ. Cá nhân Nông dân tôi cho rằng: ông Trương Hòa Bình đã nhân danh "Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” xử là đúng, nhưng vụ Đoàn Văn Vươn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận là "sai toàn diện” hoàn toàn không có mâu thuẫn. Mong ý kiến của các bạn?

Theo: Blog Google.Tienlang

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 629 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 527
Khách: 527
Thành Viên: 0