Trong
những tháng giáp tết, nhiều phiên tòa liên tiếp mở ra xét xử các nhà
bất đồng chính kiến với những bản án nặng nề đã khiến dư luận trong và
ngoài nước hết sức bất bình.
AFP Photo
Phiên toà xử 6 nhà dân chủ tại HN, người mặc áo vàng là ông Nguyễn Xuân Nghĩa
Trong khi
mọi người chuẩn bị Tết một cách rộn ràng thì gia đình của những nhà tranh đấu
này đón Tết như thế nào? Mặc Lâm trao đổi với một số thân nhân của họ để biết
thêm hoàn cảnh đằng sau những bản án khó quên làm thay đổi những cuộc đời…
Tết Nguyên Đán có lẽ là ngày quan
trọng nhất trong năm của toàn thể người Việt. Không phân biệt giàu nghèo, tôn
giáo hay giai cấp, tất cả mọi người cùng hòa vào dòng chảy của niềm hân hoan,
chào mừng một mùa xuân mới với hy vọng thay da đổi thịt cho cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Mùa Xuân với mầm sống mới, đồng nghĩa với hạnh phúc và sum vầy. Cộng đồng
quây quần bên nhau, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cũng như chia sẻ những phiền muộn
của láng giềng là đặc điểm của tinh thần Việt tộc.
Gia đình có người trụ cột mà vắng mặt nên ăn
tết không được vui.
Vợ Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Tâm sự của những người vợ
Thế nhưng, đối với gia đình của các
nhà tranh đấu như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn
Văn Túc, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Kim Nhạc, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Phạm Thanh
Nghiên thì hoàn cảnh có khác. Thân nhân của họ đón tết trong tâm trạng gần như
giống nhau: Cô đơn và cảm thấy mệt mỏi trong không khí chung của xã hội.
Có một nỗi buồn giống nhau trong các
gia đình này khi người thân của họ hiện đang ngồi trong các trại giam khắc
nghiệt và bản thân những người vợ, người mẹ đang thay chồng gánh trọng trách
của người chủ gia đình. Tết đối với hầu hết thân nhân của các nhà tranh đấu này
đang trở thành thử thách hơn là niềm vui.
Một phiên toà xử 3 nhà bất đồng chính kiến ở HN. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Hai năm rồi, chị Nguyễn Thị Huyền
Trang, vợ của kỹ sư Phạm Văn Trội chưa được một lần hạnh phúc ngồi chung mâm
cơm với chồng. Trong nỗi buồn trên từng lời nói chị cho chúng tôi biết hoàn
cảnh gia đình trước ba ngày tết:
"Năm nay là năm thứ hai rồi anh ạ,
gia đình em rất là buồn và khó khăn. Phong tục Việt Nam mình thì ngày Tết hàng
xóm đến hỏi thăm nhau. Ngày hôm qua thì anh Trội đã chuyển xuống trại giam Ba
Sao rồi và chiều hôm qua thì em cũng đã gặp anh ấy.
Các cháu ở nhà thì cũng còn
nhỏ lắm nên chưa biết gì nhiều về vấn đề này. Em đi làm, công việc không nặng
nhọc gì nhưng đồng lương ít lắm, mẹ con nói chung thì cũng đủ vừa vừa thôi ạ."
Vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hải
Phòng cho biết nhà văn vừa bị chuyển về trại giam Ba Sao, chung một trại giam
với linh mục Nguyễn Văn Lý. Bà nói về hoàn cảnh hiện nay của gia đình trong
những ngày giáp Tết như sau:
"Gia đình tôi đón Tết rất là buồn. Có
một cháu đi làm rất xa một năm mới về nhà một lần. Cháu nhỏ đi học ở Hà Nội,
hôm qua cháu có về nhà. Hôm qua tôi có đi thăm anh Nghĩa anh mới chuyển về trại
Ba Sao chung với trại cha Lý. Gia đình có người trụ cột mà vắng mặt nên ăn tết
không được vui."
Tôi cũng cố để các con có một cái Tết bình thường
nhưng tôi nghĩ sẽ không có điều gì vui cả anh ạ. Các cháu nó buồn lắm.
Bà Dương Thị Tân
Thầy giáo Vũ Hùng bị bắt vào tháng 9
năm 2008 vì đã kẻ những khẩu hiệu treo ở cầu Thăng Long với những nội dung mà
nhà nước cho là khích động quần chúng.
Ông cũng bị kết án vì đã viết thư cho
nhiều tổ chức quốc tế tố cáo những hành động đàn áp, bắt giữ, đánh đập, khủng
bố tinh thần, và xâm phạm quyền con người của nhà nước Việt nam đối với những
người tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào cuối tháng Tư năm 2008.
Vợ
của nhà giáo Vũ Hùng là chị Lý Thị Tuyết Mai cho biết hoàn cảnh khó khăn của
gia đình chị hiện nay:
"Nhà em năm nay chưa nghĩ gì tới Tết
cả vì bố mẹ em về quê và nhà thì có mấy mẹ con thôi. Em cũng dự định là ngày
mai sẽ đi thăm anh ấy. Nói chung là nhà em ở cũng không gần với mọi người lắm
nên không có gì. Bạn bè thì cũng chia sẻ và động viên."
Cũng giống như trường hợp của nhà
giáo Vũ Hùng nhưng nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải, còn được biết dưới tên Điếu
Cày, tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhưng lại bị xử là trốn thuế.
Bà Dương
Thị Tân, vợ của nhà báo Điếu Cày cho biết tình trạng hiện nay chính quyền vẫn
chưa hoàn toàn để yên cho gia đình bà:
"Về mặt chính quyền thì nếu có cơ hội
họ vẫn làm việc với tôi thôi, nhưng về mặt bà con trong khu tôi ở, họ cũng rất
quan tâm họ động viên hỏi thăm và họ khuyên mình ráng chịu đựng. Sự bất công
luôn luôn có. Tôi cũng xin chuyển lời chúc Tết đến ông Hải. Ông Hải gửi lời
thăm anh em bạn bè và nhất là những người quan tâm đến gia đình tôi."
Vì Trung còn ở trong trại giam nên không khí không
thể vui vẻ được. Cả bốn người đều kháng án nhưng không biết họ sẽ giải quyết
như thế nào.
Bà Lê Minh Tâm
Và tết năm nay, bà và các con sẽ
tiếp tục buồn như hai năm qua, bà nói:
"Tôi cũng cố để các con có một cái Tết
bình thường nhưng tôi nghĩ sẽ không có điều gì vui cả anh ạ. Các cháu nó buồn
lắm. Cuộc sống bây giờ thì họ không gò bó như hồi xưa, cái thời kỳ đến trại
theo như lời anh Hải nói. Sức khỏe thì có khá hơn lên chút."
Chung một nỗi buồn
Tâm trạng của những người vợ thì như
vậy, còn các bà mẹ thì sao? Vụ án mới nhất gây chấn động cho nhiều tổ chức nhân
quyền là vụ án của bốn người bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền. Lê Công Định, Nguyễn
Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức.
Bản án nặng nề đang ám ảnh lương tâm thế giới. Người trẻ nhất trong vụ này là
anh Nguyễn Tiến Trung, sinh năm 1983 bị kêu án 7 năm tù và 3 năm quản chế cho
hoạt động kêu gọi tự do dân chủ là điều mà gia đình anh khó lòng chấp nhận. Bà
Lê Minh Tâm, mẹ của anh cho biết tâm trạng gia đình bà trong những ngày cận
tết:
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công
Định (từ trái sang), tại phiên tòa ở TP.HCM hôm 20-1-2010.
"Vì Trung còn ở trong trại giam nên
không khí không thể vui vẻ được. Cả bốn người đều kháng án nhưng không biết họ
sẽ giải quyết như thế nào. Tôi có lên trên tòa hỏi thì người ta bảo là không
biết. Vừa rồi trên tờ báo công an thì nói là gia đình bao che, cổ vũ khuyến
khích đẩy con cái vào những việc như thế chúng tôi rất lấy làm uất ức nhưng
cũng không biết làm thế nào cả."
Có lẽ khác biệt nhất là trường hợp
của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, thay vì một bản án cho tội danh tranh đấu vì
tự do dân chủ cho Việt Nam bà bị ghép tội cố ý gây thương tích với 42 tháng tù
giam.
Ông Đỗ Bá Tân, chồng bà cho chúng tôi biết gia đình ông chuẩn bị đón tết
như thế nào khi vợ ông bị tuyên án chỉ vài ngày trước đó:
"Sau buổi xử án tôi bị suy sụp hoàn
toàn cho đến hôm nay tôi vẫn còn ám ảnh và làm tôi buồn nhất. Bởi vì vậy còn
đâu là không khí Tết nữa hở anh? Còn đâu cái không khí của ngày tết Nguyên Đán
mà truyền thống trong những ngày này thì người dân hồ hởi chuẩn bị đón xuân mua
cái này cái khác nhưng gia đình tôi thì không được như vậy, tôi rất là đau
lòng."
Tất cả những người mà chúng tôi vừa
tiếp xúc đều có lời cám ơn đồng bào đã theo dõi và động viên gia đình họ.
Vì
thời gian giới hạn nên chúng tôi chỉ xin được gửi đến thính giả lời chia sẻ của
chị Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sau đây:
Sau buổi xử án tôi bị suy sụp hoàn toàn cho đến hôm
nay tôi vẫn còn ám ảnh và làm tôi buồn nhất. Bởi vì vậy còn đâu là không khí
Tết nữa hở anh?
Ô. Đỗ Bá Tân
"Qua đài Á Châu Tự Dotôi cũng chẳng biết nói
gì hơn tôi cũng cám ơn bà con cũng thương về đất nước, đã chia sẻ nhiều với gia
đình chúng tôi về mặt tinh thần. Tôi xin gửi lời cám ơn đồng bào, các cơ quan
truyền thông đã quan tâm đến anh Nghĩa cũng như các anh em khác."
Hy vọng rằng sự chịu đựng của gia
đình các nhà tranh đấu sẽ là tiếng chuông đánh động xã hội để từ đó cảm thông
hơn cho cho sự hy sinh của gia đình họ trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện nay.
Và
chúng tôi cũng mong rằng những gia đình này tuy buồn đau nhưng sẽ được bù đắp
bởi niềm tin vào một chân lý không thể thay đổi mà người thân của họ đã và đang
đeo đuổi.