Thân
nhân của ba tù nhân chính trị bị giam giữ ở trại tù Nam Hà vừa gửi "Ðơn
Kiến Nghị” đến Bộ Công An và Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao kêu gọi cải
thiện chế độ giam giữ tù nhân tại một khu vực bị ô nhiễm trầm trọng.
Trong tình trạng này, chẳng bao lâu nữa, họ tuy không bị kết án tử hình thì cũng có thể bị chết vì ô nhiễm trong nhà tù.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 68 tuổi (thứ hai từ bên phải) cùng 5 người khác ra tòa ở Hải Phòng ngày 9 tháng 10, 2009 vì bị vu cho tội "tuyên truyền chống nhà nước.” (Hình: Ian Timberlake/AFP/Getty Images)
"Anh
Trội đã vô cùng khó thở vì bị giam giữ ở một phân trại rất gần một lò
gạch lớn thải khói bụi thường xuyên.” Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ nhà
dân chủ Phạm Văn Trội bị kết án 4 năm tù trong một phiên xử phi lý hồi
đầu tháng 10 năm ngoái, nói với báo Người Việt: "Anh Trội và một số
người nữa đã phải đeo khẩu trang nhưng vẫn chịu đựng không nổi.”
Bà
Huyền Trang nói với báo Người Việt sau khi thăm ông chồng. Bà cho hay
chồng bà và nhiều người tù nhân khác đã "kiến nghị” với cai tù rất
nhiều lần nhưng không hề được giải quyết.
Trại
tù Nam Hà là nơi giam giữ các ông Trội, ông Vũ Hùng, ông Trần Ðức Thạch
(ba người bị xử án ở Hà Nội) và các người đấu tranh dân chủ bị xử án ở
Hải Phòng (các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính,
Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn).
Ba ông Trội, Nghĩa và Nhàn bị nhốt chung một phân trại, nơi gần lò nung gạch nhất.
Sau
khi thăm chồng mấy lần và thấy sức khỏe của họ ngày càng giảm sút, vợ
ông Trội (bà Nguyễn Thị Huyền Trang), vợ ông Nghĩa (bà Nguyễn Thị Nga),
vợ ông Nhàn (bà Ngô Thị Lộc) đã gửi một đơn kiến nghị tập thể đến Ban
Giám Thị Trại Giam Nam Hà ngày 7 tháng 6, 2010 vừa qua.
"Qua
những lần được thăm gặp chồng, chúng tôi được biết hiện giờ chồng chúng
tôi và nhiều tù nhân khác đang phải sống trong một môi trường thường
trực bị ô nhiễm bởi các yếu tố độc hại đối với sức khỏe. Ngay gần buồng
giam của chồng chúng tôi có những lò gạch đốt than phun khói hầu như
suốt ngày đêm, bể đựng phân người bốc mùi và đường điện cao thế chạy
ngay trên buồng giam.”
Bức
thư kiến nghị của ba phụ nữ vừa kể viết như vậy và nói tiếp rằng:
"Những lần gặp gần đây, chồng chúng tôi cho biết sức khỏe có nhiều dấu
hiệu xấu như rất khó ngủ, mệt mỏi, khó thở và chân tay có những cảm
giác tê bì. Chồng chúng tôi đã nhiều lần đề nghị vấn đề này với trại
giam nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết và sức
khỏe của chồng chúng tôi ngày càng có dấu hiệu xấu hơn.”
Trước
tình trạng đó, họ "đề nghị các cơ quan chức năng có các biện pháp khẩn
thiết để loại bỏ các yếu tố độc hại đang gây ảnh hưởng rất xấu đối với
sức khỏe, tính mạng của chồng chúng tôi - những tù nhân lương tâm.”
Trong
bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng thường đề cập đến chế độ nhà tù tồi tệ tại Việt
Nam.
Bà Huyền Trang cho báo Người Việt hay, chồng bà bị xếp vào "tổ đan mây.”
Trong nhà tù Việt Nam,
tù nhân bị ép buộc lao động không công theo các chỉ tiêu do trại qui
định. Nhiều lần, tù nhân ở trại tù Long Khánh đã tuyệt thực vì bị cưỡng
bách bóc hạt điều theo chỉ tiêu quá cao, không ai đủ khả năng làm. Dù
bị cưỡng bách lao động, tù nhân ở Việt Nam
chỉ được cho ăn cơm với rau luộc, thỉnh thoảng mới có chút thịt mỡ hay
cá ươn. Ðể họ sống còn, thân nhân thường phải tiếp tế tiền và thực phẩm
khô.
Trong
một số lần tiếp xúc với báo Người Việt, một thân nhân một số tù nhân
chính trị còn cho hay họ đã bị tước mất sổ thăm nuôi như qui định của
Bộ Công An. Muốn thăm nuôi, hàng tháng họ phải làm đơn ra ngoài xã,
phường, nếu được chấp thuận mới được đi, không được sử dụng sổ thăm
nuôi như những trường hợp tù nhân thường khác.
|