Xét trên nhiều bình diện và thực tế tình hình diễn biến trong thời gian
gần đây nhận định của TS Lê Đăng Doanh đã không phải như một lời cảnh
báo nữa nó đã bắt đầu diễn biến ngay trong nội bộ của đảng cầm quyền.
Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị sa vào trận đồ bát quái không
lối thoát của chính đường lối bế tắc mà cương lĩnh xây dựng đất nước
trong đại hội đảng 11 đề ra.
Ông Dũng vẫn biết rằng dù kết luận của Bộ chính trị không kỷ luật ông và
các thành viên chính phủ trong vụ VINASHIN để "giàn hòa” mối quan hệ
giữa ông và những người khác trong Bộ chính trị vì sự ràng buộc lợi ích
cá nhân cũng như đoàn kết trong Đảng, nhưng nó chỉ là tạm thời còn về
lâu dài ông sẽ là kẻ "tế thần” khi nền kinh tế méo mó có cái tên "kinh
tế thị trường định hướng XHCN” sụp đổ hoàn toàn, và vụ VINASHIN như một tội ác lịch sử không thể trốn tránh, sẽ không chỉ mình ông phải oan nghiệt trên giá treo cổ, ông muốn tất cả những đồng chí của ông phải đi theo.
Thủ tướng Dũng bắt đầu "lật ván bài” về nguyên nhân của VINASHIN: Bất
cập trong điều hành là do cơ chế xác định quyền hành, nghĩa vụ của nhà
nước tại doanh nghiệp - với cả hai tư cách là cơ quan quản lý và chủ sở
hữu đến nay chưa rõ ràng. Có nghĩa là Ông Dũng điều hành đất nước mà
không biết mình là người quản lý hay là ông chủ hay là cả hai. Và ông
Dũng nói tiếp: Khi xảy ra vụ việc thì cuối cùng thủ tướng chịu trách
nhiệm, trách nhiệm đây là trách nhiệm chính trị với tư cách là người
đứng đầu chính phủ, tôi chưa bao giờ ra quyết định nào cho VINASHIN làm
bậy cả. Thủ tướng thông qua nhưng đều là quyết định của ban cán sự Đảng
chính phủ. Điều này có nghĩa rằng về bản chất xâu xa, ông Dũng nhận
trách nhiệm chính trị tức là đại diện cho Đảng để nhận lỗi trước nhân
dân và ông Dũng không phải là người duy nhất chịu tội mà tất cả các đồng
chí của ông ấy đều phải chịu án hết.
Tình hình kinh tế đất nước đã xấu đi cùng cực nhưng các đồng chí của ông
Dũng vẫn im lìm và kiên định từng câu từng chữ trong cương lĩnh Xây
dựng đất nước của đại hôi 11. Còn ông Dũng dù được dư luận cho là người
có quyền lực nhất VN đang phải tay đao tay búa vực nền kinh tế mà thực
chất ông Dũng cũng biết rằng nếu theo cái cương lĩnh đó thì không phải
con tầu VINASHIN đắm mà cả nền kinh tế VN cũng chìm nghỉm và lần này các
đồng chí của ông sẽ cho ông chìm theo nốt. Bao nhiêu năm là người đứng
đầu chính phủ và là một trong ba chóp bu của Bộ chính trị, ông Dũng là
người thấu hiểu nhiều nhất về các quy luật vận động của nền kinh tế thị
trường, và dĩ nhiên là sự vô lý đến quái thai của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN mà các tập đoàn kinh tế nhà nước là chủ đạo là sương
sống chính là con quái vật tàn phá đất nước khủng khiếp nhất nhưng ông
và các đồng chí của ông những kẻ tham lam vô độ với quyền lực tối cao đã
cố tình tạo ra nó và cố để nó tồn tại để vơ vét cho đầy những cái túi
không đáy của mình. Và giờ đây khi nền kinh tế đang suy sụp bài giải tái
cơ cấu nền kinh tế thực chất đã vô vọng, vì không thể "đánh chuột mà
không vỡ bình quý”- chuột đã chui ở trong bình rồi. Theo lẽ thông thường
ông Dũng với tư cách người đứng đầu chính phủ phải ra đi, chỉ có điều
ra đi nghĩa là tự sát. Sự tham quyền cố vị của ông Dũng chính là đỉnh
điểm của mâu thuẫn giữa ông và các đồng chí muốn ông như một vật tế thần
để cứu nguy cho sự sụp đổ toàn diện đã hiển hiện trước mắt, và đây là
một bước ngoặt mà vận mệnh đất nước sẽ ở ngã ba đường.
Một đất nước mà trong gần hai mươi năm đổi mới diện mạo chẳng khác nào
một bãi rác, nham nhở giữa giàu sang và đói nghèo. Thể chế kinh tế chỉ
tạo ra nạn tham ô, tham nhũng, thể chế chính trị chỉ bảo vệ cho quyền
lợi của quan chức, ức hiếp dân lành. Thể chế chính trị và thể chế kinh
tế mơ hồ, lẫn lộn không tạo ra động lực tương hỗ, tương trợ lẫn nhau,
càng vận hành càng bế tắc đối nghịch, dẫn đến sụp đổ từng bước và toàn
phần là tất nhiên. Sụp đổ hệ thống kinh tế dẫn đến hỗn loạn xã hội là
điều không thể tránh khỏi. Ông Dũng cùng nhóm tư bản đỏ với một núi tiền
đã đi quá xa bản chất Đảng, việc tự cứu mình trước khi cứu nước là
không thể không tính vì chắc chắn các đồng chí của ông sẽ "úp sọt” ông
là không thể tránh khỏi, khi tái cơ cấu nền kinh tế thất bại là một cái
cớ. Những gì ông Dũng làm và nói đã cho thấy ông bắt đầu đi "trái lề” và
"động binh”.
- Thứ nhất ông thấy cần mở rộng dân chủ bằng cách ủng hộ luật biểu tình.
- Thứ hai đương đầu trực diện với Trung quốc về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
- Thứ ba xem xét lại bản chất của nền kinh tế thị trường XHCN khi chỉ ra
mặt trái cơ bản của sở hữu nhà nước mà đây là yếu tố quyết định tạo ra
bản chất của chế độ.
- Thứ tư không nhận khuyết điểm cá nhân trong sai lầm và hậu quả của nền
kinh tế suy sụp mà là khuyết điểm chung của hệ thống chính trị của Đảng
có nghĩa là đổi mới kinh tế phải đổi mới hệ thống Đảng.
- Thứ năm quan tâm củng cố lực lượng bằng cách thăng quân hàm cho nhiều sỹ quan công an quân đội.
- Thứ sáu đường lối ngoại giao mở rộng thân phương tây và Mỹ, ủng hộ nền
dân chủ Miến Điện, công nhận gián tiếp vai trò của chính Việt nam Cộng
hòa trong lịch sử bảo vệ tổ quốc là đôi khi chệch hướng với Nguyễn Phú
Trọng và mấy đồng chí kia.
- Thứ bảy bản thân gia đình ông Dũng con cái đều đào tạo ở Mỹ, lấy công
dân Mỹ có quá khứ chống đối là biểu hiện ông Dũng không bị ràng buộc
thái độ chính trị với Đảng, mà điều này là điều cấm kỵ của Đảng viên.
Ông Dũng đã là cái gai trong mắt Trung quốc và các đồng chí xỏ lá của
ông, chắc chắn ông Dũng biết điều này và như một kẻ đã thao túng ông bao
giờ cũng phải động thủ trước có nghĩa là phải "úp sọt” mấy đồng chí kia
trước. Dù rằng có quyền lực lớn, nhưng ông Dũng vẫn thực chất chưa nắm
được quân đội, Phùng Quang Thanh vẫn im lìm không động thái đó là trở
ngại lớn nhất cho ông Dũng, việc thăng quân hàm cho hàng loạt các tướng
lĩnh sỹ quan có phải là động thái của ông Dũng để tăng sức ép lên ông
Thanh và các ông kia không? Đó là mấu chốt của vấn đề, nếu đúng vậy thì
tình hình có thể sáng sủa cho ông Dũng và sự đổi thay sẽ nhanh tróng và
ít phức tạp hơn. Còn ngược lại đó là mưu đồ của mấy đồng chí kia thì con
đường ông Dũng đi sẽ đầy chông gai, cạm bẫy, tình hình đất nước sẽ xấu
đi nghiêm trọng công cuộc đổi mới chưa ra đâu vào đâu sẽ đứt gánh giữa
đường.
Bên nào úp xọt bên nào trước là sự tự diễn biến không thể nào tránh khỏi
nhưng nó diễn ra sao là điều khó biết trước được, chính vì vậy có thể
thấy vận hội đất nước đang ở ngã ba đường và vận mệnh đất nước trong
thời gian trước mắt phụ thuộc vào các đồng chí trong Đảng tự đổi mới với
nhau, những đồng chí này chỉ tính toán sai một bước là đất nước khổ
trăm năm. Rất mong cơ hội đến với ông Nguyễn Tấn Dũng và dù gì đi nữa
một sự đổi thay như Miến Điện cũng là điều mong mõi của nhân dân và ông
sẽ lưu danh muôn thuở.
Việt Hoàng
danlambaovn.blogspot.com