BBC
Công an ngăn chặn vòng quanh khu vực dẫn đến Tòa án Hà Nội ngày xử TS Hà Vũ hôm 4/4
Phái
đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam bày tỏ sự 'quan ngại' về vụ xử Tiến
sỹ Hà Vũ và những vụ bắt người muốn tới dự phiên xử.
Thông cáo đăng trên trang mạng của phái đoàn nói Bấm
tuyên bố của Liên minh Châu Âu (EU) được sự tán thành của các Đại sứ của các quốc gia thành viên EU ở Việt Nam.
Khối đại diện cho 27 nước Châu Âu nói:
"EU lấy làm tiếc và bày tỏ quan ngại sâu sắc về phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội hôm thứ Hai, ngày 4 tháng Tư.
"Ông
Cù Huy Hà Vũ bị buộc tội theo khoản 1, điều 88, Bộ luật Hình sự, tội
tuyên truyền chống chính phủ trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến
tháng Mười năm 2010 thông qua các bài viết và trả lời phỏng vấn, và phỉ
báng chính quyền cũng như ủng hộ đa đảng.
"Việc
buộc tội này không phù hợp với quyền cơ bản của con người về việc có ý
kiến và biểu đạt ý kiến một cách tự do và ôn hòa theo Tuyên ngôn Quốc
tế về Nhân quyền và Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và
Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam tham gia.
"Bản
án này, bao gồm 7 năm tù và 3 năm thử thách dành cho ông Cù Huy Hà Vũ
là đặc biệt khắt khe và chúng tôi cũng quan ngại sâu sắc về sự thiếu
vắng một cách rõ ràng quy trình tiêu chuẩn trong xét xử."
'Đàn áp'
Trong
thông cáo ra ngày 6/4 và được ký ngày 5/4, EU cũng đề cập tới việc Hà
Nội bắt giam một số người tới tham dự phiên tòa mà chính quyền nói là
phiên xử công khai.
Hai nhà bất đồng chính
kiến hàng đầu của Việt Nam, luật sư Lê Quốc Quân và bác sỹ Phạm Hồng
Sơn hiện vẫn đang bị giam giữ sau khi công an bắt và khám nhà họ đêm
4/4.
Một quan ngại lớn nữa của EU là việc giam giữ nhiều cá nhân, những người tìm cách quan sát phiên xử một cách ôn hòa.
Phái đoàn EU tại Việt Nam
Thông cáo của EU nói:
"Một quan ngại lớn nữa của EU là việc giam giữ nhiều cá nhân, những người tìm cách quan sát phiên xử một cách ôn hòa.
"EU
tin rằng Việt Nam chỉ có thể phát triển thành một dạng xã hội tri thức,
hội nhập và sung túc như mong muốn của người dân nếu tự do ngôn luận
được bảo đảm.
"Sự kính trọng của cộng đồng
quốc tế dành cho Việt Nam và quá trình phát triển kinh tế lâu dài của
Việt Nam sẽ không bền vững nếu việc biểu đạt một cách ôn hòa đặc biệt
là các vấn đề quan trọng đối với tương lai của người dân và đất nước bị
đàn áp.
"EU nhắc lại sự sẵn sàng của mình
trong việc tiếp tục hợp tác với Việt Nam bao bồm cả việc đối thoại và
hỗ trợ thiết thực để cải thiện vệc đánh giá và tôn trọng nhân quyền."
Gia đình và luật sư bào chữa cho TS Cù Huy Hà Vũ nói họ sẽ kháng cáo án sơ thẩm với ông.
Chậm lên tiếng?
Trước
EU, Hoa Kỳ cũng đã có tuyên bố phản đối việc tuyên án ông Cù Huy Hà Vũ
và kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho vị tiến sỹ.
Một số blogger chỉ trích Châu Âu chậm lên tiếng về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói:
"Việc
kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và
đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị
và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do
ngôn luận."
"Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức ông Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác."
Hà
Nội chưa có phản ứng gì đối với tuyên bố của EU nhưng trước đó người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản ứng đối với tuyên bố của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bà Nguyễn Phương Nga
nói: "Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn
toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công
ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị."
Trước khi EU có tuyên bố, một số blogger đã Bấm
chỉ trích khối 27 nước này vì chậm lên tiếng.
Bấm
|