Tuy nhiên, Techcombank đã bị bốc mùi xú uế và nhóm lợi ích của cô con
gái rượu Nguyễn Thanh Phượng đã bị điểm mặt khắp nơi, thậm chí, ông bố
Thủ Tướng còn phải phân bua
"Con cái lớn rồi thì phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật ...",
vì vậy mà bầu Hiển đã được Thống đốc Bình 'ép duyên' Habubank phải về
làm lẽ ngân hàng Thương mại CP Sai gòn - Hà Nội (SHB) của Bầu Hiển.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tổng kết một thực trạng
chung: YẾU KÉM do sự buông lỏng quản lý và tham nhũng có truyền thống
trong NHNN hoàng hành từ vài chục năm qua. Có thể khẳng định 100% các
ngân hàng thương mại cổ phần từ nhiều năm qua đều đã bị chính các ông,
bà chủ của mình rút ruột bằng nhiều hình thức: Đầu tư, góp vốn, kinh
doanh chứng khoán, cho vay dài hạn... Tỷ lệ chiếm từ 60 - 90% số dư nợ
là của chính các ông bà chủ thông qua các dự án, các công ty nửa ma, nửa
'người được thuê' để rút vốn từ chính ngân hàng của mình và móc
nối với các đại gia NH TM Quốc doanh như BIDV, Vietinbank, Agribank,
Vietcombank... để được vay liên ngân hàng lên tới hàng trăm ngàn tỷ
đồng... Rĩ ràng thực trạng ở VN: Những ngân hàng Thương mại Cổ phần càng
lớn thì sự vi phạm và thất thoát càng nghiêm trọng!
Thông đốc Nguyễn Văn Bình đã vô cùng 'nhạy bén' biến trách nhiệm yếu kém
và tham nhũng có hệ thống của NHNN trong quản lý hệ thống NH thương mại
Cổ phần trở thành lợi thế phục vụ Kế hoạch thâu tóm của mình và đồng
bọn. Bằng chiêu bài
'Ổn định chính sách vĩ mô, kiềm chế lạm phát'
với vũ khí sắc bén 'Tái cấu trúc ngân hàng nhỏ' mà TƯ 4 đã không nhìn
thấy trước mưu đồ và thủ đoạn của Thống Đốc Bình và Chính Phủ Nguyễn Tấn
Dũng nên đã thông qua một cách vi hiến vì đánh đồng : Ngân hàng nhỏ có
nghĩa là ngân hàng yếu kém là hoàn toàn sai lầm! Sự sai lầm này đa tạo
ra cây gậy sắt vạn năng' cho thống đốc Bình tha hồ múa may, quay cuồng.
Những con mồi nào đã được đưa vào danh sách ĐEN để thâu tóm, Thống đốc
Bình xua thanh tra của mình - Những kẻ mệnh danh 'Hung thần' xuống để
"quậy và đào bới", trong
khi những ngân hàng tai to mặt lớn như Eximbank, Techcombank, ACB và cả
những ngân hàng nhỏ của tay chân: Vietbank, Kiên Long Ban, Bắc Á, SHB,
Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng dầu khí, Ngan hnagf Phương Nam... đều là
những ổ ung thư giai đoạn cuối thì NGÓ LƠ cho dù chính các Phó Thống đốc
NHNN yều cầu cho thanh tra... Không phải ông Thống đốc không hiểu rõ
thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam "Xờ đến đâu chết
đến đó!", nhưng ông cần 'mua thời gian' cho các nhóm thâu tóm hoàn tất
quy trình ăn cướp của chúng, sau đó sẽ lớn mạnh tự củng cố nội tạng và
nếu buộc phải thanh tra theo sức ép thì mọi chuyện cũng đã xong, mọi dấu
vết phạm tội đã được tẩy rửa, xóa sạch bởi nguồn tiền ăn cướp và sang
tay cho nước ngoài, cho những con mồi khác...
Đó là thực trạng của cai đề án Tái cấu trúc của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng & Thống đốc Nguyễn Văn Bình!
Mời tham khảoNgân hàng 'kẹt' trong vụ giải cứu công ty đại gia Diệu Hiền
Habubank đã đầu tư vào Bianfishco tới 78% vốn điều lệ, nhưng phải bàn
giao cho chủ mới sau khi sáp nhập với ngân hàng SHB của bầu Hiển. Tuy
nhiên, tư cách cổ đông lớn SHB chưa được công nhận vì còn nhiều nghi
vấn.
Việc bà Diệu Hiền thực sự đã làm gì với 25 triệu cổ phiếu tại Thủy sản Bình An vẫn chưa được làm rõ.
Những nghi vấn liên quan tới 25 triệu cổ phiếu Bianfishco thuộc sở hữu
của bà Diệu Hiền trước đây hiện vẫn chưa được làm rõ. Sự việc này có
liên quan tới 3 ngân hàng lớn là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB),
Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng cổ phần Sài Gòn -
Hà Nội (SHB) do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền từng sở hữu 50% cổ phần của Công ty Thủy sản Bình
An. Tuy nhiên, trước khi vụ việc vỡ nợ của công ty này nổ ra, bà Hiền đã
đem 25 triệu cổ phiếu (tương đương 125 tỷ đồng) thế chấp tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam. Sau khi thế chấp tại VDB, bà Hiền lại đem bán sổ cổ
phần này cho một công ty khác tại Hà Nội. Về phần mình, công ty này lại
ủy quyền toàn bộ cho SHB đứng ra đàm phán, xử lý và hưởng mọi quyền lợi
liên quan đến số cổ phần.
Theo biên bản làm việc ngày 26-7 giữa Công ty Thủy sản Bình An, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), cả 3
bên đã đi đến thống nhất đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ ghi
nhận Ngân hàng SHB (chứ không phải Ngân hàng Phát triển Việt Nam) là cổ
đông nắm giữ 25 triệu cổ phần của Bình An (tương đương 50% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, vấn đề sở hữu cổ phần của Bianfishco còn có liên quan tới
Habubank do trước đây ngân hàng này có đầu tư góp vốn vào công ty của nữ
đại gia Diệu Hiền. Qua kết quả kiểm toán độc lập của Ernst & Young
Việt Nam về việc soát xét hoạt động của Habubank, Habubank đã góp vốn
đầu tư vào Bianfishco.
"Như vậy, sau khi Habubank sáp nhập vào Habubank thì SHB trở thành cổ đông lớn của Bianfishco", tờ trình của SHB cho hay.
Cũng theo tờ trình, SHB đã hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho Habubank gần
5.000 tỷ đồng. Với lợi thế là cổ đông lớn, có tiềm lực về tài chính và
kinh nghiệm trong tái cấu trúc doanh nghiệp, SHB đề nghị Thành ủy, UBND
TP Cần Thơ chấp thuận để ngân hàng là đầu mối chủ trì tái cơ cấu toàn bộ
cho Bianfishco, bao gồm cả thu xếp tài chính).
Do đó, thực chất Ngân hàng SHB nắm 50% hay 78% vốn điều lệ của
Bianfishco? Hiện tại, biên bản đề nghị công nhận SHB là cổ đông lớn nắm
50% vốn điều lệ của Bianfishco đã được gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP
Cần Thơ.
Lãnh đạo 3 bên đã ký cam kết thực hiện viện bảo lãnh và giải chấp tài
sản của Công ty Bình An, trong đó có 25.000.000 cổ phần của nữ đại gia
Diệu Hiền.
Đại diện của Công ty mua bán nợ doanh nghiệp của Bộ Tài chính (DATC) -
đơn vị trực tiếp đứng ra thực hiện tái cơ cấu Bianfishco - xác nhận có
sự việc tranh cãi này khiến SHB chưa được công nhận là cổ đông lớn. Vị
này cho hay, các vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần
để chứng minh Bianfishco và các bên có thực sự tiến hành mua bán hay
không.
Lãnh đạo của Sở Kế hoạch Đầu tư TP Cần Thơ cho biết đã nhận được văn bản
đề nghị thay đổi chủ sở hữu số cổ phần tại Bianfishco nhưng do còn
nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên chưa thể chấp nhận. Vị này cũng cho
hay, dự kiến ngày mai (4/8), Sở sẽ có cuộc gặp mặt ba bên giữa
Bianfishco và các ngân hàng liên quan để làm rõ vấn đề này. Về phần
mình, lãnh đạo Ngân hàng SHB sẽ công bố thông tin cụ thể sau cuộc họp
ngày mai cũng như khi có ý kiến từ cơ quan chức năng về sự việc này.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cũng đang là chủ nợ của Bianfishco cho
biết, công ty của bà Diệu Hiền là một trong những doanh nghiệp để lại nợ
xấu lớn nhất cho ngân hàng ông và việc xử lý các khoản nợ của công ty
này rất phức tạp. Tuy nhiên, vị này cho biết thêm, một ngân hàng không
được sở hữu quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp.
Theo Thanh Lan
Vnexpress