ĐCS Việt Nam là bộ phận của quốc tế cộng sản, được thành lập năm 1930
trên cơ sở hợp nhât giữa ba đảng; Đông dương CSĐ, An nam CSĐ, Đông dương
CS liên đoàn, lúc bấy giờ đang hoạt động bí mật (hoạt động bất hợp
pháp) tại Việt Nam. Trong thời gian này ĐCSVN đã tổ chức nhiều cuộc khởi
nghĩa nhưng đều thất bại và bị đàn áp bỡi chính quyền Pháp-Việt. Năm
1945 cục diện chính trị thay đổi; ở Đông Dương ngày 9- 3 Pháp đầu hàng
Nhật, ngày 11- 3 Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo
Đại ủy nhiệm Trần Trọng Kim đứng ra thành lập nội các chính phủ mới.
Không lâu sau Nhật bại trận đầu hàng Đồng minh; ở Hà Nội trong lúc quần
chúng đang tổ chức biểu tình ủng hộ chính phủ mới của Đế quốc Việt Nam
(quốc hiệu mới), ĐCS tổ chức giành diễn đàn, biến cuộc biểu tình ôn hòa
thành cuộc chính biến, cướp chính quyền non trẻ từ tay Trần Trọng Kim.
Từ miền bắc cuộc khởi nghĩa lan rộng ra toàn quốc, buộc vua Bảo Đại phải
trao ấn kiếm cho ủy ban cách mạng. Ngày 2-9 -1845 Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn đọc lập khai sinh niên hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa, trước
sự chứng kiến của nhiều nhà báo ngoại quốc và sự cổ vũ của hàng chục
ngàn người dân Hà Nội.
Nhắc lại chuyện này để thấy rằng ĐCS từ một đảng chính trị hoạt động bất
hợp pháp đã biết nắm bắt thời cơ đứng lên CƯỚP chính quyền, trên danh
nghĩa là mặt trận Việt Minh, đã trở thành một đảng chính danh được đông
đảo tầng lớp quần chúng cổ súy và một số cường quốc lúc bấy giờ công
nhận ngoại giao.
Từ đó đến nay ĐCS Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và giành độc quyền
lãnh đạo đất nước. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ĐCS
thiết lập đã là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN.)...
Việt Nam hiện tại khoảng 90 triệu người với hơn 3 triệu đảng cộng nghĩa
là cứ 30 người dân thì có 1 đảng cộng lãnh đạo, tỷ lệ này sẽ liên tục
tăng bởi con số đảng viên "tự diễn biến” thấp hơn nhiều so với lực lượng
gia nhập mới. "ĐCS Việt nam là đỉnh cao trí tuệ” nghe có vẻ mỉa mai,
nhưng hiện tình lại diễn ra như thế.
Gần 40 năm nay cả dân tộc mặc nhiên thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS, tuy
nhiên cũng có những tổ chức, những người chống đối nhưng không đáng kể,
có thể nói là hơn 90% người dân nếu không nói là ủng hộ thì cũng là im
lặng, mà im lặng cũng có thể hiểu là đồng tình. Điều này cũng giải thích
được vì sao một đảng ban đầu chỉ giản dị là CƯỚP chính quyền và đã trở
thành ĐẢNG TA gần 70 năm qua.
Tính chính danh của ĐCS thể hiện những yếu tố nào?
Thứ nhất, họ đã có quốc hội do dân bầu hẳn hoi, các cuộc bầu cử
quốc hội thường hơn 95% cử tri tham gia, ĐCS chỉ tuyên truyền vận động
chứ không ép buộc.
Thứ hai, đã có hiến pháp do quốc hội soạn thảo và chủ tịch nước
kí lệnh ban hành theo thể chế dân chủ. Trên cơ sở đó quốc hội cũng bầu
ra ủy ban thành lập nhà nước pháp quyền, bầu thủ tướng dể thành lập
chính phủ hợp pháp.
Thứ ba, nhà nước Việt nam đã có quan hệ kinh tế - chính trị -
ngoại giao với hầu hết quốc gia lãnh thổ trên trái đất, đồng thời là
thành viên của phần lớn các tổ chức hiệp hội về chính trị - kinh tế hay
các tổ chức phi chính phủ trên khắp hành tinh.
ĐCS Việt Nam là một đảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay, được xây
dựng và kiểm soát với một hệ thống rất chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương với cái gọi là chi bộ đảng.
Lực lượng đối trọng ĐCS?
Từ khi nắm được chính quyền ĐCS chủ trương thủ tiêu các tổ chức đảng
phái chính trị khác quan điểm, các cá nhân có tiếng nói độc lập, đi
ngược lại quyền lợi chính trị của đảng. Trong suốt thời gian nắm quyền
lãnh đạo họ đã làm rất hiệu quả vấn đề quan trọng này, mặc dù có nhiều
vụ việc đã bị dư luận trong nước và quốc tế phản đối. Cho đến nay dân
tộc Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức đảng phái chính trị - xã hội nào đủ
mạnh đối trọng với ĐCS. Các đảng phái – tổ chức chính trị như Việt Tân,
Vì Dân, 8406, Trí thức Bauxite… cũng chỉ ở mức độ BÀY TỎ - KIẾN NGHỊ.
Về tôn giáo ĐCS lập ra ban tôn giáo chính phủ do một tướng công an nắm
giữ và một mạng lưới công an tôn giáo cài cắm vào các cơ sở tôn giáo
khắp cả nước, mặt khác lại đưa chức sắc có tầm ảnh hưởng các đạo vào các
tổ chức chính trị của đảng như mặt trận tổ quốc, quốc hội hay các tổ
chức hội đoàn khác dể dàng điều khiển, dẫn dắt, định hướng dư luận, nhằm
phục vụ lợi ích chính trị của đảng.
Các tổ chức chính trị tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
Nhất của thầy Thích Quảng Độ, phong trào đấu tranh đòi nhân quyền của
linh mục Nguyễn văn Lý… đều bị ĐCS cô lập vô hiệu hóa.
Phong trào biểu tình của những người yêu nước chống Trung Quốc xâm lược,
phê phán tinh thần bạc nhược của lãnh đạo đảng năm 2011 vừa qua đã đánh
thức được lòng yêu nước đang tiềm ẩn trong lòng dân tộc, nhưng số người
tham gia cũng chỉ khiên tốn dừng lại con số hàng trăm nên không lớn
mạnh thành cuộc cách mạng như quần chúng mong đợi, ngươc lại đã bị lực
lượng công an mật vụ dễ dàng khắc chế đàn áp. Đại bộ phận dân chúng vẫn
còn quá thờ ơ, chưa ý thức được nguy cơ mất nước đang đến gần, mặc dù đã
được rất nhiều các tướng lãnh, các học giả, các nhà trí thức yêu nước
cảnh báo.
Phong trào văn nghệ PHẢN KHÁNG tiêu biểu như nhóm "Mở miệng”,” Ngựa
trời”, "Nhà xuất bản Giấy Vụn”, diễn đàn Xcafe… được các tổ chức văn bút
quốc tế khích lệ và được anh em trong giói văn nghệ cấp tiến trong nước
và Việt kiều ủng hộ. ĐCS đã dùng những hạ sách như khủng bố, bôi nhọ
hình ảnh của họ trên phương tiện thông tin, nhằm củng cố ưu thế độc
quyền tư tưởng.
Báo chí LỀ TRÁI là vũ khí lợi hại cho phong trào đấu tranh dân chủ ở
Việt nam, nhưng để biến phong trào cách mạng ảo thành cuộc cách mạng
thực sự bằng da bằng thịt là cả một phép màu. ĐCS đã tung ra lực lượng
CAM thao túng mạng khá hữu hiệu, bằng cách đánh sập, ngăn tường lửa
những trang web cổ võ phong trào dân chủ - chống tham nhũng có số lượng
người truy cập lớn, đồng thời viết bài, bình luận chia rẽ các tập hợp
dân chủ và đảng phái chính trị, khủng bố các blogger yêu nước.
Phong trào nông dân khiếu kiện, là vấn đề nhức nhối nhất và kéo dài hơn
chục năm nay. ĐCS đã dùng mọi kế sách để kiểm soát kể cả việc dùng quân
đội để giải quyết mâu thuẫn. Nông dân là lực lượng chính đưa ĐCS lên nắm
quyền thì cũng chính lực lượng này sẽ hạ bệ chính quyền này chứ không
ai khác. Họ đang rất cần một thủ lĩnh đủ tâm đủ tầm dẫn dắt, làm điều gì
đó lớn hơn để được đối xử công bình về nghĩa vụ và quyền lợi, chứ không
phải cần người thảo những mẫu đơn rồi ôm nằm chầu chực nơi cửa quan để
cầu xin sự bố thí, ban ơn.
Các tổ chức Việt kiều yêu nước trên toàn thế giới cũng đã tích cực góp
tiếng nói chung với đồng bào trong nước. Các tổ chức chính trị nổi bật
như "Tập hợp thanh niên dân chủ’, Đảng Việt Tân… hay phong trào "trả lại
tên cho Sài Gòn”… đã gây được tiếng vang và có tầm ảnh hưởng nhất định
trong việc nhận thức lại lịch sử - chính trị xã hội của người dân xưa
nay vốn bị ý thức hệ CS thống trị.
Các nhóm lợi ích; thực ra ĐCS lãnh đạo đất nước chỉ trên danh nghĩa còn
quyền điều hành thực sự thuộc về các nhóm lợi ích. Lực lượng này chính
là tầng lớp quý tộc Đỏ . Họ là giới chóp bu cộng sản nhưng từ lâu không
còn là cộng sản nữa (nói cách khác họ là những người CS phi lí tưởng)
chính họ đã cáo chung CS chính thống. Quý tộc đỏ Việt nam đã nắm trong
tay toàn bộ lãnh thổ - tài nguyên -khoáng sản, quân đội - công an và
những nghành kinh tế chủ đạo của đất nước. Lực lượng này đã thống nhất
trên tinh thần "ĐỒNG CHÍ” thông đồng với các tập đoàn tư bản ngoại quốc,
chia chác tài nguyên, bán rẻ sức lao động, sẵn sàng điều chỉnh chính
sách cai trị để bảo vệ quyền lợi đôi bên.
Đảng cộng sản vì lý tưởng độc tôn biến thành Đảng độc tài và Đảng độc
tài vì hám lợi đã cấu kết với tư bản nước ngoài hình thành các nhóm lợi
ích; thay vì chống CS một chiếc áo cũ sờn, dân tộc Việt nên đánh trực
diện vào các nhóm lợi ích, đây chính là mấu chốt của toàn bộ vấn đề. Để
lật đổ Đảng cầm quyền chỉ cần đánh sập tính chính danh của nó, trao
quyền lãnh đạo đất nước cho một tổ chức khác uy tín hơn là được, nhưng
để đánh đổ các nhóm lợi ích thì rất nan giải và phức tạp. Ở Việt Nam
hiện nay giai cấp lãnh đạo và nhóm lợi ích đã lồng ghép vào nhau như một
chủ thể. ĐCS không còn là công bộc của dân, đằng sau mỗi chức vụ nắm
giữ sẽ sở hữu một số lượng tài sản - tài nguyên tương ứng, nói theo cách
khác họ là những ông vua tập thể. Họ có những thỏa thuận - chia chác
rất chi tiết cụ thể về chức vị và quyền lợi vật chất, điều này nhiều lúc
nội bộ đảng cũng xảy ra những mâu thuẫn, kèn cựa. Sự va chạm giữa các
nhóm lợi ích trong đảng nhiều lúc khiến mọi người nghĩ sẽ có lúc xảy ra
xung đột tạo cơ hội cho nhân dân đứng lên giành lấy chính quyền, cho đến
nay sự kì vọng đó vẫn chưa xảy ra : vì sự tồn vong của giai cấp thống
trị họ sẵn sàng hi sinh chút quyền lợi riêng, đối với CÁC THẾ LỰC THÙ
ĐỊCH họ luôn luôn đoàn kết một lòng.
Người ngoài cuộc nếu tinh ý có thể nhận ra được ĐCS dùng vai trò chính
trị của mình để bảo vệ nhóm lợi ích, nhóm lợi ích dùng sức mạnh vật chất
để bảo bọc đảng. Điều này lí giải tại sao các nhà báo chống tham nhũng
bị công an trừng trị, nông dân mất đất vào tay các doanh nghiệp oan ức
khiếu kiện liền bị quân đội đàn áp. Tấn công vào nhóm lợi ích tức đụng
chạm đến hệ thống chính trị của đảng, phản đối các chính sách của đảng
lãnh đạo tức là chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa, những tổ chức, cá
nhân nào dũng cảm làm điều này sẽ không thoát khỏi vòng lao lí. Đây là
đặc thù có một không hai của thể chế chính trị Việt Nam.
Nguy cơ” tự diễn biến”
Những nhà lão thành cách mạng, sau cả quãng đời phục vụ cho lý tưởng CS,
bây giờ có điều kiện nhìn ra thế giới mới vỡ lẽ ra rằng bấy lâu mình đã
đi theo một ảo vọng mù quáng, lý tưởng ĐCS thực ra không có thật, là
một thứ chân lý ngụy tạo, nó không hề làm cho một quốc gia, một dân tộc
hùng cường, một thế giới đại đồng mà ngược lại là nguyên nhân của sự
chia rẽ, hận thù, chiến tranh và giết chóc… họ thật sự ăn năn muốn quay
trở về với đồng bào mình. Một số cán bộ đảng viên trẻ đương chức cũng đã
chận thức được vấn đề này, họ có thái độ bất hợp tác, ngấm ngầm chống
đối, hay im lặng chờ thơi cơ. Họ là những đảng viên CS không đứng chung
trong các nhóm lợi ích vì vậy rất dễ dàng rũ bỏ nó. Một đối tượng cũng
rất quan trọng nữa đó thành phần đảng viên có quyền lực, họ là những tỉ
phú đỏ bất mãn chế độ do không còn được trọng vọng và ăn chia quyền lợi
không đồng đều. Nhóm này có khả năng kinh tế và quyền lực chính trị nhất
định, nên dễ dàng tạo phe cánh thậm chí cón lôi kéo quần chúng đứng về
phía mình. Điều đáng lưu ý là khi lãnh đạo cách mạng thành công HỌ sẽ
hiện nguyên hình là những nhà độc tài mới sắt đá hơn, quỷ quyệt hơn.
Những điển hình trên chính trường Việt nam.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, con trai một công thần chế độ, ông đã dùng
kiến thức chuyên môn sâu rông của mình đánh đòn "gậy ông đập lưng ông”,
tức là dùng quốc hội, một cơ cấu do ĐCS thiết lập đánh vào những cái gọi
là chủ trương chính sách (sai trái) của đảng nhằm lột trần mưu đố bán
nước của nhóm lợi ích núp bóng đảng CS và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Điều đáng
nói là ông vẫn rất ngưỡng mộ Hồ Chí Minh và cái nhà nước ban đầu do phụ
thân của ông góp sức lập nên. Ông cho rằng chế dô thối nát ngày hôm nay
là do những nhóm lợi ích trong đảng đang nắm quyền thao túng chính trị -
kinh tế trong nước, vì vậy ông muốn dùng hệ thống pháp luật hiện hành
lột trần bộ mặt phản động của nhóm lợi ích trả lại tính chính danh ban
đầu của ĐCS do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và dẫn dắt. Chính vì vậy mà
ông được dân chúng nể trọng về tinh thần khẳng khái đấu tranh, nhưng lại
có người không tán thành kiểu cách mạng nữa vời của nhân vật này.
Kỹ sư CNTT Trần Huỳnh Duy Thức là một doanh nhân thành đạt đầy tài năng
và bản lĩnh, anh lập nhóm nghiên cứu cải cách pháp luật - thay đổi cơ
cấu kinh tế chính trị. Chủ trương của anh là thông qua cải cách pháp
luật, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đủ sức cạnh tranh với các
nền kinh tế mạnh trên thế giới. Ra khỏi đói nghèo đất nước sẽ hình
thành một tầng lớp trung lưu – trí thức đúng nghĩa, bấy giờ cách mạng
dân chủ - nhân quyền chỉ là tự thân, đơn giản như một thủ tục. Trần
Huỳnh Duy Thức được đông đảo quần chúng khâm phục, ái mộ bởi trí tuệ nổi
bật và động cơ chính trị trong sáng.
Luật sư Lê Công Định là người Tây học ông chịu ảnh hưởng nền dân chủ -
nhân quyền của các nước tiên tiến phương tây. Chủ trương của ông là làm
cuộc cách mạng bất bạo động lật đổ thể chế chính trị cộng sản, xây dựng
nhà nước pháp trị. Tư tưởng ông ảnh hưởng lớn đến tầng lớp trí thức trẻ.
Chính quyền đã dùng thủ thuật "nhận tội” để hạ thấp uy tín của ông.
Một nhân vật cũng rất nổi tiếng nhà báo tư do Nguyễn Văn Hải, tức
blogger Điếu Cày, anh đã lặn lội ra tận biên giới phía bắc để điều tra
việc ĐCS cắt nhượng lãnh thổ cho người đông chí Trung Quốc, viết bài
phản đối hành động bán nước của lãnh đạo đảng. Anh bị mật vụ bắt và biệt
tích gần 2 năm nay.
Ngoài ra còn có rất đông các trí thức trẻ ưu tú như Nguyễn Tiến Trung,
Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, chị em Huỳnh Thục Vy, Bùi Chát,
Đoan Trang, blogger Mẹ Nấm, Anh Ba Sài Gòn... Đã ảnh hưởng không nhỏ cho
phong trào dân chủ Việt Nam.
ĐCS xem những nhân vật trên như một mối hiểm họa cho sự tồn vong của chế
độ nên họ đã có những đối phó kịp thời và quyết liệt, mặc cho dư luận
trong và ngoài nước kịch liệt lên án. Người được đánh giá nguy hiểm nhất
là Trần Huynh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù giam, kế đến là Lê Thăng
Long năm (chung nhóm với Duy Thức), Nguyễn Tiến Trung 7 năm, Lê Công
Định 5 năm… Ngoài ra, Những người được coi ít ảnh hưởng hơn thì cũng
được mạng lưới công an mật vụ quan tâm rất chu đáo.
Những trăn trở.
ĐCS tồn tại vứa đúng 82 năm nhưng thực sự nắm quyền lãnh đạo được 67 năm
ở miền Bắc và độc quyền cai trị cả nước đúng 37 năm. Đây là thời gian
không phải quá dài với một thể chế chính trị, nhưng với chừng ấy năm với
biết bao nhiêu biến cố chính trị xã hội mà ĐCS mang lại cho đất nước,
từ việc chủ trương thông nhất đất nước bằng bất cứ giá nào kể cả việc hy
sinh quá lớn xương máu dân tộc, phá vỡ khối dại đoàn kết dân tộc của
các tôn giáo, sai lầm đường lối trong việc kiến thiết đất nước, thất bại
thảm hại trong sự nghiệp giáo dục. Dân tộc Việt Nam bây giờ như một đứa
trẻ dầy đủ hình hài, nhưng với một thể trạng suy dinh dưỡng dến mức
đáng báo động kể cả năng lực vận động lẫn tố chất tinh thần, nó hoàn
toàn chây lì và vô cảm. Đây là bảng thành tích hết sức gãy gọn của ĐCS
trong ngần ấy năm cầm quyền.
Điều đặc biệt đáng nói là ĐCS biết được sự kém cỏi, bất lực và được vinh
dự nằm trong top các nước đạt danh hiệu đệ nhất tham nhũng, đại bộ phận
người dân cũng đã quá tường tận bản chất vấn đề, nhưng kiểu như mặc kệ
"đường ai nấy đi”. ĐCS không hề muốn "bước xuống" và người dân cũng
không hề muốn "đứng lên”. Tại anh không muốn "xuống" nên tôi không dám
"lên” hay tại tôi ngập ngừng không dám "lên" nên anh chẳng việc gì phải
"xuống” vội. Tỷ như có một người cha vô trách nhiệm, nát rượu đày đọa bỏ
bê con cái, nướng sạch tài sản gia đình cho những cuộc vui, nhưng người
cha luôn coi quyền đó như một thiên chức, chưa bao giờ có ý định từ bỏ
vai trò làm cha, lắm khi còn tuyên bố: tao là người đã hiếp dâm mẹ mày
đẻ ra mày, mày phải có trách nhiệm phụng sự tao vô điều kiện, đời đời
kiếp kiếp; còn người con thì chỉ biết nhẫn nhục, khuyên cha nên từ bỏ
rượu chè để sống tốt hơn. Với người cha như vậy mà chỉ dùng những lời lẽ
khuyên răn thì không có tác dụng gì cả ngược lại còn bị no đòn. Các
người con bây giờ phải dũng cảm đoàn kết nhau lại khiêng tấm thân tiều
tụy của người cha đặt vào viện bảo tàng chứng tích tội lỗi cho con cháu
đời sau chiêm nghiệm là xong. Nhưng sự thức tình bội phần phức tạp hơn,
người cha bạc nhược nghiện ngập không có nghĩa dã mất hết sức lực, hơn
nữa cái bản chất hưởng thụ và máu côn đồ anh chị còn nguyên vẹn, về phía
những người con vốn dĩ bị đọa đày đến mức kiệt quệ cả sức khõe lẫn tinh
thần, thì việc làm đơn giản trên không phải muốn là được. Những bà con
tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ những người con, nhưng những chiến hữu hư đốn
của người cha cũng chẳng ngồi im nhìn đồng đảng của mình bị hạ bệ.
Xét về lợi thế so sánh thì kẽ tám lạng người nửa cân, nhưng đứng trên
bình diện xã hội học thì ưu thế hoàn toàn thuộc về những người con, bơii
họ nắm trong tay cái SỰ THẬT của lịch sử mà sự thật là chân lí bất di
bất dịch. Sự thật là như thế, anh không phải sự thật nên bị đào thải và
việc đào thải anh cũng chính là sự thật. Điều này cũng đúng với quy luật
tự nhiên.