(New
York, 4/02/2010) - Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) lên tiếng
đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải hủy bỏ tội danh và trả tự do ngay lập
tức cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Bà Thủy sẽ bị đem ra xét xử vào
ngày 5/02/2010 với tội danh bịa đặt "hành hung”, mà chính bà lại là
người bị hành hung trong khi cảnh sát mặc thường phục gần đó chỉ đứng
nhìn.
Cả bà Thủy và cô Phạm Thanh Nghiên, người bị xử tù hôm
29/01 với tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước”, đều lãnh giải
thưởng Hellman/Hammett cao quý nhằm vinh danh những nhà văn bị chính
quyền trù dập.
Ông Adams, Giám đốc văn phòng Á Châu của HRW phát
biểu: "Những phụ nữ can đảm như bà Trần Khải Thanh Thủy và cô Phạm
Thanh Nghiên phải ngồi tù thay vì có được cơ hội đóng góp vào sự phát
triển của đất nước. Cho đến khi nào thì chính phủ Việt Nam mới chấm dứt
việc tống giam các nhà bất đồng chính kiến chỉ vì họ có can đảm nói lên
chính kiến của mình?”
Để bào chữa cho những hành động đàn áp vừa
qua, hôm 2/02 ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh nói rằng: "Cần nêu cao cảnh
giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, diễn biến hòa bình, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân
chủ, nhân quyền hòng phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Vụ xử 2
nữ nhi này là vụ xử mới nhất trong một loạt các vụ xử các nhà bất đồng
chính kiến bị bắt trong năm 2009. Tối thiểu có đến 17 nhà bất đồng
chính kiến bị bắt và xử tù kể từ tháng 10 vừa qua.
Ông Adams
còn nói tiếp: "Chẳng ai trong số này đáng bị nhốt tù cả. Họ chỉ là
những nhà đấu tranh bảo vệ dân chủ nhân quyền một cách ôn hòa, và họ
cũng là những nhà báo, Bloggers, nhà văn”.
Bà Thủy, một nhà văn
và bình luận chính trị năm nay 50 tuổi, đã bị bắt hôm 8/10/2009. Sáng
ngày hôm đó, cảnh sát đã chận bắt bà trên đường đi Hải Phòng để tham dự
phiên tòa xử các thân hữu của mình. Họ buộc bà phải quay về lại Hà Nội,
thì ngay đêm đó tại đây xảy ra vụ cảnh sát cho bọn côn đồ hành hung bà
và chồng.
Bà Thủy bị hành hung gây thương tích ở đầu và cổ rồi
bị bắt ngay sau đó, và bị tạm giam tại đồn công an Đống Đa với tội danh
"cố ý hành hung gây thương tích cho người khác” theo Điều 104 Bộ Luật
Hình Sự. Ngày 19/10, Bà Thủy bị di dời đến Nhà tù Hỏa Lò. Mặc dầu bị
bênh tiểu đường và ho lao nặng, nhưng kể từ hôm bị bắt bà không được
phép gặp mặt thân nhân của mình.
Bà cũng đóng một vai trò then
chốt trong phong trào dân chủ hiện đang khốn đốn. Năm 2006, bà lập ra
Hội Dân Oan Việt Nam, giúp thành lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam và gia
nhập Ban biên tập báo Tổ Quốc, một tờ báo chui được lưu truyền trên
internet. Cho đến khoảng 5 tuần trước khi bị bắt, bà Thủy vẫn năng động
trên Blog của mình (http://trankhaithanhthuy.blogspot.com/) Kể từ
khi ra mặt vào năm 2006, bà Thủy liên tục bị trù dập và đấu tố tại địa
phương mình, kể cả một phiên "tòa án nhân dân” vào năm 2006, mà chính
quyền đã huy động hơn 300 người để nhục mạ bà trước một đám đông tại
sân vận động. Tháng 11 năm 2006, bà bị đuổi việc ở tòa soạn báo và bị
theo dõi chặt chẽ để ngăn chận bà tiếp xúc với các nhà báo quốc tế và
các nhà ngoại giao tham dự hội nghị APEC ở Hà Nội. Vào tháng 4 năm
2007, bà bị bắt và biệt giam hơn 9 tháng tại trại giam B14 ở Hà Nội.
Sau khi được thả ra vào Tháng Giêng năm 2008, bà liên tục bị chính
quyền địa phương và trù dập và đám côn đồ do công an thuê mướn hành
hung.
Ví dụ, trong năm 2009, đám côn đồ do công an thuê mướn đã
quậy phá nhà bà tối thiểu 14 lần, chúng liệng ném chất bẩn, xác thú
chết vào cổng nhà. Bọn chúng còn phá ổ khóa nhà bà 2 lần, nhằm cản trở
bà ra ngoài. Khi bà đến đồn công an báo cáo sự việc thì họ làm ngơ, mặc
dầu công an biết rõ sự việc vì họ ngồi canh gác chung quanh nhà bà ngày
đêm.
Ông Adams còn nó: "Vu cáo tội danh hành hung người khác là
một ví dụ điển hình về nỗ lực của Việt Nam trong việc trấn áp các tiếng
nói đối lập. Cái đám côn đồ hành hung bà, và những ai thuê mướn bọn này
cũng như những công an cảnh sát từ chối can thiệp, đều phải bị đưa ra
tòa trừng trị”.
Cô Nghiên cũng là một người cầm bút và là nhà
đấu tranh, hôm 29/01 đã bị tòa án thành phố Hải Phòng tuyên phạt 4 năm
tù giam và 3 năm quản chế với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước,
theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Cũng giống như trường hợp của bà Thủy,
thân nhân của cô Nghiên không được phép tiếp xúc, thăm tù kể từ lúc bị
bắt vào tháng 9 năm 2008.
Vào năm 2007, khi công ty dệt len, nơi
cô Nghiên làm việc bi phá sản và cô bị mất việc, rồi cô bắt đầu dấn
thân vào công việc đấu tranh cho dân oan, viết nhiều bài kêu gọi dân
chủ nhân quyền. Tháng 7 năm 2007, chính quyền ngăn cấm cô đến dự phiên
tòa xử Luật sư Lê Thị Công Nhân. Sau đó, cô liên tục bị công an trù
dập, triệu tập lên thẩm vấn nhiều lần.
Tháng Sáu năm 2008, cô
Nghiên bị tạm giam sau khi cùng với một số thân hữu làm đơn lên Bộ Công
An xin tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tuyên bố chủ
quyền trên Hoàng Sa - Trường Sa. Một vài ngày sau, cô bị đám côn đồ
chận đường hành hung và đe dọa sẽ lấy mạng nếu còn tiếp tục "chống phá
nhà nước”.
Tháng 9 năm 2008, cô bị bắt cùng với nhiều nhà dân
chủ khác trong một cuộc bố ráp bắt những người dự tính tổ chức cuộc
biểu tình chống Trung Quốc trước Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.
Tổ
chức Giám sát Nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải bảo đảm
tính mạng và sức khoẻ của hai vị nữ nhi này trong tù, cũng như cung cấp
đầy đủ sự chăm sóc y tế và cho phép thân nhân của họ được vào thăm
thường xuyên. Tổ chức Giám sát Nhân quyền có đầy đủ chứng cớ cho thấy
tù nhân chính trị ở Việt Nam bị tra tấn một cách có hệ thống, trong đó
bao gồm cả việc đánh đập, giật điện, biệt giam, phòng tối và cùm xích
lâu dài.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền cũng lưu ý rằng nạn nhân
của các cuộc đàn áp tại Việt Nam còn có các nhà văn, nhà báo, thương
gia và luật sư chẳng hạn như ông Lê Công Định bị xét xử tháng rồi với
tội danh lật đổ nhà nước. Là một nhà báo lâu năm cho các cơ quan báo
chí nhà nước, bà Thủy còn là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội viên Câu
Lạc Bộ thơ nữ Hà Nội, Hội viên Câu Lạc Bộ các nhà báo vui tính Việt
Nam, Hội nhà báo Việt Nam, và Hội viên Danh dự Hội Văn Bút Quốc Tế Anh
Quốc (PEN).
Những người cùng lãnh giải Hellman/Hammett với bà còn có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (2008) và ông Trần Anh Kim (2009).
Sau
cùng ông Adams nói "việc Chính phủ Việt Nam không dung túng các nhà bất
đồng chính kiến, cho thấy họ đang xiết mạnh trước thềm đại hội đảng
trong năm tới. Trừ phi các nhà tài trợ quốc tế đồng thanh lên tiếng
rằng những sự việc như thế này là không chấp nhận được, bằng không thì
tình hình sẽ càng tồi tệ hơn”.
Thông tin về những người Việt Nam nhận giải Hellman/Hammett: Trần Khải Thanh Thủy (2007): http://www.hrw.org/en/news/2007/02/05/vietnam-dissidents-struggle-exercise-free-speech Phạm Thanh Nghiên (2009): http://www.hrw.org/en/news/2009/10/13/banned-censored-harassed-and-jailed ) Nguyễn
Xuân Nghĩa (2008):
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
Trần Anh Kim (2009) : http://www.hrw.org/en/news/2009/10/13/banned-censored-harassed-and-jailed
(Lê Minh phỏng dịch)
Vietnam: Expanding Campaign to Silence Dissent Award-Winning Writers Put on Trial for Seeking Peaceful Reforms (New
York, February 4, 2010) - The Vietnamese government should immediately
drop all charges and free the prominent writer and democracy activist
Tran Khai Thanh Thuy, Human Rights Watch said today. She is to be put
on trial February 5, 2010, on assault charges after thugs attacked and
beat her in front of her home, as undercover police looked on. She
and Pham Thanh Nghien, who was sentenced to prison on January 29 on
charges of disseminating anti-government propaganda, are both
recipients of the prestigious Hellman/Hammett award, which honors
writers who have been victims of political persecution. "Courageous
women such as Tran Khai Thanh Thuy and Pham Thanh Nghien face years
behind bars rather than being able to contribute to the country’s
development,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch.
”When will the Vietnamese government stop locking up peaceful activists
who simply have different ideas and the courage to express them?” In
defense of the Vietnamese Communist Party’s crackdown on dissent, the
party’s general secretary, Nong Duc Manh, said on February 2: "We
struggle against all the … hostile forces by preventing them from
profiting from…democracy, human rights, multi-partyism and pluralism to
sabotage the Vietnamese revolution.” The trials of the two
women are the latest in a recent string of political trials of
dissidents arrested during 2009. At least 17 dissidents have been
sentenced to prison since October. "None of these activists
should be in prison,” Adams said. "They are being targeted for their
legitimate and peaceful activities as human rights defenders, democracy
campaigners, dissident writers and political bloggers.” An
established novelist and political essayist, Ms. Thuy, 50, was arrested
the evening of October 8, 2009. Earlier that day, police stopped her
from travelling to Hai Phong to attend the trials of fellow dissidents.
They ordered her to return to her home in Hanoi, where that evening she
and her husband were harassed and attacked by thugs. Ms.
Thuy, who suffered injuries to her head and neck, was arrested after
the attack and detained at Dong Da police station in Hanoi on charges
of "intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of
other persons” under article 104 of Vietnam’s Penal Code. On October
19, she was moved to Hoa Lu prison in Hanoi. Since her arrest, her
family has been denied contact with Ms. Thuy, who suffers from diabetes
and tuberculosis. Ms. Thuy has played a key role in
Vietnam’s besieged democracy movement. In 2006, she started an
association for victims of land confiscation (Hoi Dan Oan Viet Nam),
helped found the Independent Workers’ Union of Vietnam, and joined the
editorial board of the pro-democracy bulletin To Quoc (Fatherland),
which is printed clandestinely in Vietnam and circulated on the
internet. Up until five weeks before her last arrest, she was also an
active blogger (still available online at:
http://trankhaithanhthuy.blogspot.com/ ). Since emerging as
an activist in 2006, Ms. Thuy has been repeatedly denounced and
humiliated in public meetings organized by the authorities, including a
"People’s Court” in 2006, at which police gathered 300 people in a
public stadium to insult her. In November 2006 she was dismissed from
her job as a journalist and placed under house arrest to bar her from
meeting with international journalists and diplomats attending the
Asian Pacific Cooperation Summit in Hanoi. In April 2007 she was
arrested and held incommunicado for more than nine months at B-14
Detention Center in Hanoi. After her release in January 2008, she
continued to encounter relentless harassment from police, local
officials, and orchestrated neighborhood gangs. During 2009,
for example, thugs attacked her house at least 14 times, throwing
excrement and dead rodents at her gate. They also inserted metal into
her front door lock on two occasions, locking her out of her own home.
When she went to the police to file a complaint, they refused to take
any action, even though neighbors reported that police were watching
during some of the attacks on her home. "Charging the victim
of a beating with assault is yet another example of Vietnam’s
Kafkaesque efforts to silence government critics,” Adams said. "The
thugs who attacked her, the people who sent them, and the police
officers who refused to intervene should all be brought to justice.” Ms.
Nghien, 33, a writer and democracy campaigner, was sentenced by the
Haiphong Court on January 29 to four years in prison followed by three
years under house arrest on charges of spreading anti-government
propaganda under article 88 of the penal code. As with Ms. Thuy, Ms.
Nghien’s family has not been allowed to visit her since her arrest in
September 2008. In 2007, when the wool company where Ms.
Nghien worked went bankrupt, she began doing advocacy work on behalf of
landless farmers and writing articles calling for human rights and
democracy. In July, 2007, authorities barred her from attending the
trial of her close friend, the democracy campaigner Le Thi Cong Nhan.
After that, Ms. Nghien was repeatedly harassed by the police, who
regularly summoned her for aggressive questioning. In June
2008, Ms. Nghien was detained after signing a letter with fellow
activists requesting authorization from the Public Security Ministry to
organize a peaceful demonstration against China’s claims to the
Spratley and Paracel islands. A few days later, she was attacked and
beaten by thugs, who threatened her life if she continued "hostile
actions” against the state. In September 2008, she was
arrested along with other democracy activists during a government
crackdown that aimed to prevent planned anti-China protests at the
Chinese Embassy in Hanoi. Human Rights Watch called on
Vietnamese authorities to guarantee the physical and psychological
well-being of both women in prison, including providing needed
medication and medical treatment and allowing for regular family
visits. Human Rights Watch has documented systematic use of torture of
political prisoners in Vietnam, including beatings, electric shock,
confinement in solitary, dark cells, and prolonged shackling. Human
Rights Watch noted that the victims of the government’s crackdown
include established writers, journalists, businesspeople, and lawyers
such as Le Cong Dinh, who was sentenced to prison last month on
subversion charges. A long-time journalist for the state media, Ms.
Thuy is a member of the Association of Hanoi Writers, the Club of Women
Poets, the Club of Humoristic Journalists, and the Association of
Vietnamese Journalists. She is also an honorary member of English PEN. Other
recipients of the Hellman/Hammett award who have been sentenced to
prison in recent months include Nguyen Xuan Nghia, a 2008 recipient,
and Tran Anh Kim, a 2009 recipient. "Vietnam’s intolerance
for different opinions has recently reached a new low as the government
tightens its grip in the run-up to next year’s party congress,” Adams
said. "Unless Vietnam’s donors make it clear that these abuses are
completely unacceptable, the downward trend will only get worse.” For more information, please contact: In London, Brad Adams (English): +44-20-7713-2767; or +44-7908-728-333 (mobile) In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile) For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit: http://www.hrw.org/en/asia/vietnam For information about Hellman/Hammett awardees from Vietnam, please visit: Tran Khai Thanh Thuy (2007): http://www.hrw.org/en/news/2007/02/05/vietnam-dissidents-struggle-exercise-free-speech Pham Thanh Nghien (2009): http://www.hrw.org/en/news/2009/10/13/banned-censored-harassed-and-jailed ) Nguyen
Xuan Nghia (2008):
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
Tran Anh Kim (2009) : http://www.hrw.org/en/news/2009/10/13/banned-censored-harassed-and-jailed
|