Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
- Rằm tháng 7, mùa lễ của Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở
Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ
tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn
hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan, truyền tích từ huyền thoại
Đức Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ là Thanh Đề vì vậy ngày này còn
gọi là ngày "Báo Hiếu” đền ơn đáp nghĩa.
Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng
chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục) mà
tập quán Việt Nam cũng hay gọi là ngày hỷ xả "xá tội vong nhân” – Ngày
của lòng Nhân Ái.
Để có ý nghĩa thiết thực cho tinh thần tốt đẹp của một ngày thiêng liêng
nhân bản đáng kính trọng ấy, thời gian gần đây, năm nào cũng vậy chùa
Liên Trì nằm trên đường Lương Định Của (Thủ Thiêm - quận 2 - Sài Gòn),
do Hòa Thượng Thích Không Tánh trụ trì đều có tổ chức bữa cơm chay thiện
nguyện vào ngày này, mời các cựu tù nhân và gia đình tù nhân lương tâm
đời sống bị khánh kiệt do tù tội oan ức gây nên. Ngoài ra nhà chùa còn
phát chẩn chút ít tiền, quà cho các bệnh nhân nghèo, trẻ em bệnh nan y
ung bướu và thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa (có năm lên đến
gần năm trăm). Những người tàn tật thương phế ấy đa phần như sống bên lề
xã hội, không được "nhà nước, xã hội chủ nghĩa” này quan tâm bất cứ
điều kiện nào dù vị trí của họ cũng phải được bình đẳng như mọi công dân
khuyết tật khác theo Pháp Luật và Hiến Pháp hiện hành.
Vu Lan năm nay, ngày 6/8/2012 (19/6 âm lịch) chùa Liên Trì do Hòa Thượng
Thích Không Tánh cũng tổ chức từ thiện với mục đích theo truyền thống
của đạo Phật như vậy, có sự tham dự của vài chức sắc tôn giáo bạn trên
tinh thần "chung tay vì lòng nhân ái”.
Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và Hoà thượng Thích Không Tánh tại chùa Liên Trì
Linh Mục Lê Ngọc Thanh, DCCT và Hòa thượng Thích Nhật Ban - mục sư Hoàng, giáo hội Tin Lành Lutheran Đồng Nai.
Nhưng chính quyền "nhà nước, đảng” quận 2 TP SÀI GÒN thì không nghĩ như vậy.
Như mắc bệnh "Tự Kỷ Ám Thị” mãn tính (luôn ám ảnh, có cảm giác như sợ
sệt một cái gì đó). Hễ chỗ nào có tụ tập đông người "nhạy cảm” dù là
chùa chiền hay nhà thờ tôn giáo mà không xin phép hoặc không nằm trong
"mặt trận tổ đảng” quản lý thì đều bị liệt vào hàng "thế lực” hay "thân”
với thế lực thù địch, họ dùng mọi thủ đoạn y hệt như một băng nhóm
"giang hồ” ngăn chặn, đe doạ, phá rối thậm chí hành hạ, công khai đánh
đập, cụ thể là : Mục sư Phạm Ngọc Thạch trên đường đến chùa Liên Trì
tham dự, nhận quà (của Hội Companion) cho tù nhân lương tâm đang thì
hành án trong Trại Giam cũng như cựu tù lương tâm, thì bị công an bắt,
tịch thu xe mà không hề vi phạm bất cứ điều gì. Công an 113 đem về đồn
công an phường An Khánh, Quận 2, sau
đó công an phường An Khánh để cho "kẻ lạ mặc đồ dân sự” (lúc ngoài
đường thì kẻ lạ xưng tao là giang hồ, khi về đồn thì xưng tao là công
an) vào nơi công quyền đánh mục sư Thạch. Hiện nay mục sư Thạch bị sưng
mặt còn bị giữ tại đồn công an với vợ đang mang thai tháng thứ 8 và con
nhỏ 3 tuổi, (DânLamBao) mà họ - những kẻ đại diện cho chính quyền, nhưng
không cần quan tâm đến luật pháp của chính nhà nước họ ban hành.
Ta hãy xem, đây là "thế lực thù địch” đầy sự đe doạ "lật đổ chế độ” -
Trong mắt họ, những kẻ cho là "đầy tớ” của dân, do dân và vì nhân dân...
Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tại chùa Liên Trì,
Những người nghèo bệnh tật tàn phế nan y tại chùa Liên Trì
Rất đơn giản từ nhận xét, sự việc có đến 4,5 vị chức sắc từ 3 tôn giáo
khác nhau cùng ngồi lại chung tay cho việc từ thiện, về cá nhân, ít nhất
nhân cách phẩm giá của họ phải đủ sức thuyết phục mới làm tấm gương soi
rọi cho "Con Chiên, Giáo Hửu và Phật Tử” các vị ấy thừa kiến thức và
đạo đức để biết như thế nào là yêu nước, có trách nhiệm với Quốc Gia Dân
Tộc và đang hành động hóa cái lý tưởng mà cả 3 tôn giáo đều xem như đó
là trách nhiệm của lòng nhân ái với cộng đồng xã hội, một nghĩa cử mà
mọi quốc gia, mọi chính phủ trên thế giới vinh danh tôn vinh rộng rãi
khuyến khích đón mời, thì ngược lại "nhà nước, đảng CSVN” lại cho đó là
hành vi "đe doạ chế độ” quyền lực mình? Đàn áp thẳng tay vượt lên trên
luân thường đạo lý của con người – Thực tế nó đang chứng minh phơi bày
giữa nhĩ mục quan chiêm không che đậy.
Tư tưởng phát sinh hành động – Phải diễn giải cho những hành vi phi đạo
đức có hệ thống đối với nhân dân, đang diễn ra trên cả nước của một chế
độ độc tài "đảng và công an trị” giữa thời đại văn minh như thế này là
thế nào? Tại sao?
Không khó lắm – Giống hệt như các "nhà nước độc tài tham nhũng” các quốc
gia Tunisia – Libya – Aicập kế tiếp nhau bị nhân dân vùng lên lật đổ
năm vừa qua thì trước đó các chính phủ độc tài ấy cũng có những hành vi
phi đạo đức tàn ác giống như vậy với nhân dân mình – Đó là những sách
lược "hạ đẳng” cuối cùng để níu kéo độc tài quyền lực và tham nhũng, tín
hiệu báo trước của một chế độ không còn được lòng dân sắp sửa suy tàn
bởi nó không còn đủ uy tín để "tự tin” lảnh đạo điều hành quốc gia trong
"quang minh chính đại” như mọi chính phủ của các quốc gia tôn trọng tự
do nhân quyền văn minh khác trên thế giới.
Mọi quốc gia nếu không vì "độc tài” khống chế tướt đoạt thì nhà cầm
quyền không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Phải
do nhân dân đồng thuận ủy nhiệm điều hành quốc gia bằng Luật Pháp –
Người dân được phép làm những việc mà "pháp luật không cấm” công khai có
lợi cho xã hội thì "chính quyền” cũng phải quang minh chính trực trong
cách nhìn, không thể ngăn cấm nhân dân, buộc phải theo ý mình .
Bất cứ chính phủ, đoàn thể, tổ chức quốc gia nào cũng đều phải hiểu như
vậy, nếu còn lý tưởng phục vụ nhân dân, không thể vì quyền lợi cá nhân
đảng phái mà ngồi trên Pháp Luật hành xử với nhân dân như một bọn "côn
đồ”.
Chúng ta thử nghĩ, một "nhà cầm quyền,nhà nước” không quan tâm tôn trọng
Luật Pháp, không đoái hoài đến những quyền căn bản của người dân thì
"nhà nước” đó liệu có phải là nhà nước của, do và vì dân do con người
điều hành không; và cho dù thực tế trong bối cảnh đó họ vẫn mang lấy
hình vóc của con người nhưng bản chất của họ có thể phải nói một cách
chua xót rằng, chỉ ngang hàng với các động vật bốn chân (chỉ có loài
động vật mới mãi chăm lo bộ lông của chính mình mà không đoái hoài đến
tiếng kêu đau thương của đồng loại). Không phải là không có lý khi St.
Augustine, nhà triết học có ảnh hưởng lớn đầu tiên thời trung cổ đã nói:
Nếu không có công lý và pháp luật, "nhà nước” sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức?
Mọi tôn giáo đều lấy "nhân ái” làm trọng, nhưng trước các hành vi không
còn tính người như thế, bổn phận của đồng bào nhân dân chúng ta cần lắm
phải "điểm danh” từng con người, từng nhân vật đang "say máu” chà đạp
"nhân quyền” bởi quyền lực và vinh hoa phú quí. Phải có cái giá cho các
hành vi vô đạo đức ấy tronh tương lai gần.
Qui luật tạo hoá : "có sinh, có diệt” lá xanh, vàng, khô, phải rụng.
Nguyên lý nhà Phật: Luân Hồi quả báo, có vay ắt phải trả, khi mà hàng
triệu đồng bào nhân dân mình vẫn sống được dù khó khăn trong lam lũ
nhưng nhân ái và tình người thì một mai những kẻ ấy – Những kẻ vì quyền
lợi của mình, lạm dụng quyền hạn, bức hại nhân dân, đứng trước "Toà Án
Công Lý Nhân Dân” không thể biện minh chạy tội bằng lập luận "vì chén
cơm manh áo” phải thực hiện lệnh cấp trên.
Hoàng Thanh Trúc
|