Nguyễn Gia (Bạn đọc Danlambao)
- Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển Công ty EVNTelecom sang
cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel quản lý, đồng thời chuyển toàn
bộ tài sản viễn thông do các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty
Truyền tài đầu tư cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. M ục đích điều chuyển này của Thủ tướng Chính phủ là để Tập đoàn Viettel gánh các khoảng nợ của EVNTelecom hơn 10.000 tỷ,
đảm bảo công ăn việc làm của hơn 2.000 cán bộ CNV EVNTelecom, điều
chuyển gần 20.000 tỷ tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực và
Tổng công ty Truyền tải sang cho Tập đoàn Viettel nhằm mục đích tái cấu
trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Sau khi tiếp nhận tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN, Tập đoàn Viettel
tiến hành tháo bỏ mạng CDMA, tháo bỏ mạng 3G nhà mạng EVNTelecom đã đầu
tư, tháo bỏ hệ thống cung cấp dịch vụ Internet cáp quang của các Tổng
công ty Điện lực đầu tư, tháo dỡ hầu hết các cột anten và nhà trạm do
các Tổng công ty Điện lực đầu tư. Đối với tài sản cáp quang do các Tổng
công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư thì Tập đoàn Viettel
vẫn chưa có kế hoạch sử dụng như thế nào. Như vậy
Tập đoàn Viettel tiếp nhận 30.000 tỷ tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN giống như tiếp nhận cục nợ 30.000 tỷ.
Tuy nhiên bù lại Tập đoàn Viettel được Tập đoàn EVN cho phép sử
dụng cột điện treo cáp miễn phí trong thời hạn 30 năm và mỗi năm Tập
đoàn Viettel tiết kiệm được 300 tỷ; phần công nghệ thông tin của
Tập đoàn EVN cũng được chuyển sang Tập đoàn Viettel thì các phần mềm
của Tập đoàn EVN đang sử dụng nhất là chương trình quản lý khách hàng
CMIS cũng điều chuyển cho Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Viettel mỗi năm đã có 1.200 tỷ doanh thu công nghệ thông tin từ Tập đoàn EVN;
Tập đoàn EVN cam kết tất cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn EVN phải sử
dụng dịch vụ của Tập đoàn Viettel; Tập đoàn Viettel thay thế EVNTelecom
xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường điện
cạnh tranh; Tập đoàn EVN cam kết khi có thị trường điện cạnh tranh thì
tất cả các nhà máy phát điện và khách hàng lớn của Tập đoàn EVN phải
thuê đường truyền của Tập đoàn Viettel.
Sau khi tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel tiến hành thanh lọc EVNTelecom bằng cách bố trí nhân viên EVNTelecom đi công tác vùng sâu, vùng xa. Giám đốc EVNTelecom Võ Quang Lâm bị đày lên Hà Giang, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến bị đày lên
Đắc Nông. Đa số lãnh đạo EVNTelecom là con ông cháu cha các vị lãnh đạo
EVN nên không chịu nổi chân lý tại Tập đoàn Viettel "nước muốn trong
phải chảy”. Do vậy số thì xin qua Tập đoàn EVN, số thì xin nghỉ việc mở
công ty. Giám đốc EVNTelecom Võ Quang Lâm và Giám đốc Trung tâm Viễn
thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến cho biết tất cả tài sản viễn
thông của Tổng công ty Điện lực ông đều ký nhận hết, tài sản chất lượng
kém cũng ký nhận và sau khi ký nhận xong tài sản sẽ nghỉ việc tại Tập
đoàn Viettel. Chính phủ điều chuyển EVNTelecom sang cho Tập đoàn Viettel
để tạo công ăn việc làm cho cán bộ CNV EVNTelecom, nhưng sau 2 tháng bàn giao cho Viettel đã có 50% CBCNV EVNTelecom nghỉ việc.
Trong những ngày qua tại văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam rộn lên thông tin cơ quan điều tra sẽ vào cuộc điều tra vi phạm pháp luật Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng. Những nhân viên văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam thạo tin cho biết Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri
cũng sẽ bị cho nghỉ việc để điều tra. Trong khi đó, tại Tập đoàn
Viettel rộn lên thông tin một số lãnh đạo Tập đoàn Viettel bị tạm thời
cho nghỉ việc phục vụ cho công tác điều tra, Tập đoàn Viettel tiến
hành thanh tra nhân viên Viettel đầu cơ đất cho thuê lắp đặt cột anten
đã di dời tọa độ so với tọa độ chuẩn đã được quy hoạch thiết kế.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng sinh năm
1955, tốt nghiệp khoa Kinh tế Năng lượng trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, có bằng MBA ngành quản trị kinh doanh. Trước khi trở thành người
đứng đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Đào Văn Hưng đã kinh qua các
chức vụ
Kế toán trưởng Công ty Điện lực 3, Trưởng Ban Tài chính rồi làm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ông Đào Văn Hưng là đại biểu Quốc hội nhiều nhiệm kỳ và từng được Bộ trưởng Bộ Điện lực Phạm Khai khen ngợi là nhà quản lý giỏi trưởng thành từ thực tế, ông Bộ trưởng nói "Bộ Điện lực phải cần nhân rộng tấm gương Đào Văn Hưng”.
Tuy nhiên Chính phủ và ngay Bộ trưởng Bộ Điện lực cũng đã nhìn lầm
ông Đào Văn Hưng, một số năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới thời ông
Đào Văn Hưng ăn nên làm ra là nhờ Chính phủ tập trung nguồn vốn ODA,
Chính phủ buông lỏng quản lý đối với Tập đoàn EVN không thanh tra cũng
không kiểm toán và báo chí cũng chưa phân phui được những trò gian dối
của lãnh đạo Tập đoàn EVN.
Trong buổi kiểm điểm ông Đào Văn Hưng tại Công ty EVNTelecom, ông
đã tâm sự năng lực ông có hạn và năng lực cán bộ cấp dưới thì càng tệ
hại hơn mới thành ra thê thảm như ngày hôm nay. Ông Đào Văn Hưng tin
tưởng nhất là cộng sự Đinh Quang Tri, người đã cùng kề vai sát cánh với ông bao nhiêu năm nhưng cũng là người làm cho ông đau lòng nhất.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng chỉ gần hai tháng Chính
phủ cho nghỉ việc đã biến thành ông già 80 tuổi. Trước đây ông Đào Văn
Hưng đang đương chức có nhiều nhà máy thủ điện tư nhân ký hợp đồng thuê
ông làm tư vấn với mục đích dễ đàm phán hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên
khi ông Đào Văn Hưng rớt chức các nhà máy điện liền hủy ngay hợp đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới con mắt Chủ tịch Đào Văn Hưng thì Phó Tổng Đinh Quang Tri được
đánh giá là cán bộ có năng lực. Ông Đinh Quang Tri từng làm phó cho Chủ
tịch Đào Văn Hưng tại Ban Tài chính của Tập đoàn. Sau khi ông Đào Văn
Hưng lên làm Tổng giám đốc liền tiến cử ông Đinh Quang Tri vào chức vụ
Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác viễn thông và tham mưu cho hội đồng
quản trị đầu tư ngoài ngành. Ông Đinh Quang Tri từng tuyên bố "Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ cần cán bộ làm kinh tế chứ không phải tổ chức chính trị mà đòi hỏi phải là đảng viên”.
Thời Tập đoàn EVN bắt đầu cung cấp dịch vụ viễn thông báo chí ca
ngợi EVN đã phá thế độc quyền của VNPT và báo chí đánh giá EVN là đối
thủ chính của VNPT. Lúc đó nhiều bài báo đã phân tích EVN tận dụng
các tuyến cáp quang trên đường dây 500KV, 220KV, 110 KV được đầu tư
bằng nguồn vốn dự án điện, hạ tầng cột điện để treo cáp viễn thông sẽ
tiết kiệm 50% chi phí đầu tư. Tập đoàn EVN khi cung cấp dịch vụ viễn
thông đã có ngay nửa triệu thuê bao là CBCNV trong ngành và anh em họ
hàng với CBCNV ngành điện; đặc biệt là thương hiệu EVN được biết đến
là tiềm lực tài chính hùng mạnh với các nguồn vốn ưu đãi ODA.
So với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn EVN bắt đầu triển khai dự án
viễn thông cũng sớm hơn còn nguồn vốn đầu tư cho viễn thông thì Chủ
tịch Đào Văn Hưng tuyên bố "đầu tư cho viễn thông thì không thiếu vốn, trạm BTS cắm đâu cũng được”.
Hãy nhìn sang Tập đoàn Viettel lúc làm viễn thông chỉ đủ vốn cắm được
150 trạm BTS còn lại phải mua thiết bị trả chậm, khi đầu tư được khoảng
1.000 tỷ thì khai trương dịch vụ nhưng khách hàng Viettel không thể kết
nối được với thuê bao VNPT, lúc đó Chủ tịch Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân lo sợ Viettel phá sản tuy mất vài chục triệu USD đã đầu tư nhưng lo ngại nhất là danh dự người lính.
Tuy nhiên Tập đoàn Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn và trở
thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam nhờ sự chèo chống của
người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân. Ông Hoàng Anh Xuân được
đánh giá là người cứng rắn thực hiện "bàn tay sắt trong quản lý”.
Tập đoàn Viettel ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong công tác
quản lý điều hành. Tất cả mọi công việc từ quản lý tài chính, quản lý
vật tư, quản lý tiến độ công trình, quản lý đấu thầu… đều ứng dụng
công nghệ thông tin. Nhờ vậy lãnh đạo Tập đoàn chỉ cần kích chuột là
biết ngay ngày này bán được bao nhiêu sim, vật tư đơn vị này mua có giá
là bao nhiêu, cột anten này đã thi công đến giai đoạn nào… Tuy nhiên
điều đáng tiếc nhất cho doanh nghiệp số 1 Việt Nam là vừa qua đã xảy ra vi
phạm pháp luật đấu thầu và công tác quản lý tài chính tại một số đơn vị như Thanh tra Chính phủ đã nêu. (*)
Tuy nhiên tham nhũng tại Tập đoàn Viettel là điều cảnh báo trước
nhiều năm nay. Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng nên không bị
kiểm toán và một số lãnh đạo Tập đoàn Viettel lợi dụng quy định này để
tham ô như: thi công công trình kém chất lượng, nhà thầu thi công trước
làm hồ sơ sau, ký khống để lấy tiền giám sát, mua vật tư giá cao…
Người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân từng tuyên bố "sẽ
buộc thôi việc tất cả những cán bộ tham nhũng dù ít hay nhiều, cho dù
cán bộ cấp cao hay nhân viên bình thường” không thể để "con sâu làm
rầu nồi canh”. Ông Hoàng Anh Xuân sẽ quyết tâm làm trong sạch hoàn
toàn Tập đoàn Viettel, quyết tâm nói không với tham nhũng. Ông Hoàng
Anh Xuân cảnh báo không được để tham nhũng lan từ Tập đoàn EVN sang
Tập đoàn Viettel trong quá trình tiếp nhận tài sản viễn thông, Tập
đoàn Viettel kiên quyết không tiếp nhận tài sản kém chất lượng, tài sản
có giá cao hơn thị trường. Tuy nhiên sự cố gắng của ông Hoàng Anh
Xuân chỉ giảm được một phần và Tập đoàn Viettel vẫn bị Thanh tra Chính
phủ yêu cầu thu hồi 2.000 tỷ, nhưng Tập đoàn Viettel xin được giữ số
tiền này để xử lý tiếp nhận EVNTelecom.
Ngược lại với Tập đoàn Viettel, lãnh đạo tập đoàn Việt Nam thi
nhau thành lập các công ty sân sau để thi công các công trình do Tập
đoàn EVN làm chủ đầu tư. Lãnh đạo Tập đoàn EVN chỉ đạo EVNTelecom và
các Tổng công ty Điện lực xé lẻ các gói thầu để chỉ định thầu cho các
công ty này. Các công ty sân sau nhập khẩu thiết bị đầu cuối rồi bán
lại cho EVNTelecom với giá cao ngất ngưỡng, khi EVNTelecom hết tiền lãnh đạo Tập đoàn EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực đầu tư thiết bị đầu cuối. Lãnh đạo Tập đoàn EVN có công ty sân sau thì lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực cũng có công ty sân sau.
Tồi tệ nhất là dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2, Tập đoàn EVN cấp vốn cho
các Tổng công ty Điện lực và yêu cầu các Tổng công ty Điện lực xé lẻ gói
thầu chỉ định thầu cho các công ty theo hướng dẫn của EVN. Bên cạnh đó
tận dụng cơ hội này lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực cũng chỉ định
thầu cho công ty sân sau của mình. Do vậy nhiều Tổng công ty Điện lực
vẫn quyết toán hạng mục không thi công cho nhà thầu, cột anten 42m thì
chỉ làm có 20m và di dời một cách tùy tiện, lãnh đạo các Công ty Điện
lực thì thi nhau đầu tư đất cho thuê lắp đặt trạm 3G với giá thuê cao
ngất ngưỡng.
Những sai phạm công tác viễn thông của EVN là do năng lực quản lý yếu kém của lãnh đạo EVN phụ trách viễn thông, Chủ tịch Đào Văn Hưng tâm sự cũng đã từng nhắc nhở ông Đinh Quang Tri "điều hành viễn thông thế nào để thất bại thảm hại vậy, nếu làm không được thì nên từ chức”.
Cán bộ lãnh đạo viễn thông tại EVN thì yếu kém, cán bộ lãnh đạo EVNTelecom toàn con ông cháu cha. Chủ tịch Đào Văn Hưng cũng cho vợ làm Trưởng phòng Tổ chức EVNTelecom, con thì làm giám đốc một đơn vị thuộc EVNTelecom.
Theo yêu cầu của vợ, ông Đào Văn Hưng chuyển Trung tâm CNTT EVN sang
cho EVNTelecom quản lý và tất cả các dự án công nghệ thông tin của EVN
đều giao cho EVNTelecom để tăng doanh thu cho đơn vị này. Bên cạnh đó,
lãnh đạo viễn thông tại Điện lực đều là con ông cháu cha có nghiệp vụ
điện hoặc chỉ có trình độ trung sơ cấp. Do vậy viễn thông Tập đoàn EVN
không phá sản mới lạ.
Để cứu EVNtelecom vợ và con của Chủ tịch Đào Văn Hưng đã tham mưu
cho lãnh đạo Tập đoàn EVN làm mới EVNTelecom bằng cách chuyển toàn bộ
mạng CDMA, thiết bị đầu cuối sang cho các Tổng công ty Điện lực để
hạch toán vào giá điện chuyển sang cho khách hàng gánh chịu.
Tuy nhiên hành động của lãnh đạo Tập đoàn EVN đã bị Kiểm toán Nhà
nước phát hiện và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ chuyển
EVNTelecom sang cho Tập đoàn Viettel quản lý.
Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp số 1 Việt Nam với những nhà quản
lý giỏi có thể tái cấu trúc EVNTelecom tiến đến làm ăn có lãi để trả
nợ món nợ gần 10.000 tỷ của EVNTelecom. Sau khi tiếp nhận EVNTelecom,
Tập đoàn Viettel tiến hành chuyển đổi khách hàng EVN có nhu cầu tiếp
tục sử dụng dịch vụ sang mạng Viettel. Khách hàng sử dụng dịch vụ di
động của EVN thì mua một máy GSM và mua một sim trắng Viettel nhắn tin
tới tổng đài để chuyển đổi sang mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch
vụ cố định không dây của EVN thì mua một máy Homephone để chuyển đổi
sang mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FTTH
của EVN tới Cửa hàng Viettel ký hợp đồng mới để chuyển đổi sang
mạng Viettel. Tập đoàn Viettel sẽ tặng 300 ngàn đồng cho khách hàng
EVN chuyển đổi sang mạng Viettel và sau 31/3/2012 khách hàng EVN
chưa chuyển đổi sang mạng Viettel sẽ bị cắt dịch vụ.
Hiện nay Viettel có 42.000 trạm 2G GSM với dung lượng hơn 40 triệu thuê
bao. Trong khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam có 30 triệu thuê bao
thực di động và 16 triệu thuê bao điện thoại cố định, thuê bao 2G đang
giảm sút, đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ 2G sang 3G, điện thoại cố
định cũng đang suy thoái mỗi năm thị trường viễn thông Việt Nam có hơn 2
triệu thuê bao cố định rời mạng. Do vậy dung lượng GSM 2G Viettel đủ
cho tất cả thuê bao di động và cố định không dây đang hoạt động trên thị
trường viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó Viettel đã đầu tư 17.000 nodeB
3G, nodeB 3G lắp đặt tại các trạm 2G sẵn có và chỉ cần bổ sung truyền
dẫn FE tại các trạm chưa nâng cấp manE để cung cấp truyền dẫn cho dịch
vụ internet cáp quang FTTH. Do vậy tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN
không có ý nghĩa đối với Tập đoàn Viettel nên toàn bộ khách hàng EVN
được chuyển đổi qua mạng Viettel.
Tuy nhiên phương án xử lý tài sản EVNTelecom của Tập đoàn của Viettel sẽ lãng phí một lượng tài sản khổng lồ do
các Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực đầu tư. Tập đoàn
Viettel bỏ mạng CDMA, tháo dỡ thiết bị mạng 3G của EVNTelecom đã được
lắp đặt. Thế thì các Tổng công ty Điện lực phải tháo dỡ 6.500 cột anten
và nhà trạm đã đầu tư. Bên cạnh đó, hợp đồng thuê lắp đặt nhà trạm và
cột anten, các Tổng công ty đã ký hợp đồng thuê từ 10 đến 15 năm, mỗi
năm các Tổng công ty Điện lực phải tiêu tốn 300 tỷ/năm và nếu hủy hợp
đồng cũng phải mất số tiền đền bù 10 năm là 3.000 tỷ, chi phí tháo dỡ,
chi phí hoàn trả mặt bằng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam để phát triển được 4,6 triệu thuê bao
phải cấp cho EVNTelecom 4.500 tỷ mua thiết bị đầu cuối CDMA. Song song
với cấp tiền cho EVNTelecom mua thiết bị đầu cuối, Tập đoàn EVN cũng
yêu cầu các Tổng công ty Điện lực đầu tư thiết bị đầu cuối và số tiền
các Tổng công ty Điện lực bỏ ra để mua thiết bị đầu cuối không dưới
2.000 tỷ. Thiết bị đầu cuối CDMA rất đắt có giá vài triệu đối với thiết
bị đầu cuối.
Tập đoàn EVN nhập máy CDMA có giá vài triệu và để phát triển khách hàng
EVN đã khuyến mãi cho khách hàng tới 70% giá trị thiết bị đầu cuối. Tuy
nhiên khách hàng cũng phải bỏ ra 1 triệu đồng để sở hữu một máy CDMA của
EVN sau khi đã được chiết khấu khuyến mãi. Tập đoàn Viettel chuyển
khách hàng EVN sang mạng Viettel chỉ chiết giảm cho khách hàng EVN số
tiền 300.000 đồng, thế thì khách hàng EVN vẫn lỗ 700.000 đồng.
Năm 2011, Tập đoàn EVN thực hiện chiến lược Internet cáp quang FTTH
và vấn đề đầu tư được giao cho các Tổng công ty Điện lực. Đi đôi với
việc đầu tư hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2, các Tổng công ty Điện lực kết
hợp đầu tư các tuyến cáp quang cung cấp dịch vụ FTTH. Song song với
việc đầu tư cáp quang thì công tác mua sắm thiết bị cũng được thực
hiện như: mua sắm mạng lõi, hệ thống quản lý băng thông, hệ thống tính
cước và các thiết bị đầu cuối tại khách hàng (modem quang, cáp quang
FTTH, converter, ODF). Và nhà cung cấp vật tư thiết bị là các công ty
sân sau của các lãnh đạo Tổng công ty Điện lực nên giá vật tư thiết
bị được đẩy lên gấp 3, 4 lần giá thực tế.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải xin Chính phủ cấp vốn ODA cho dự
án điện, xin cấp ngân sách đầu tư lưới điện cho vùng xa. Nhưng ngược
lại vì sĩ diện sợ EVNTelecom phá sản sẽ ảnh hưởng uy tín của lãnh đạo
Tập đoàn EVN, lãnh đạo EVN đã bắt các Tổng công ty Điện lực, Tổng công
ty Truyền tải đầu tư cả chục ngàn tỷ vào viễn thông và số tiền này
xem như biếu không.
Thấy Chủ tịch Đào Văn Hưng bị cách chức do làm ăn thua lỗ các Tổng công ty Điện lực liền tiến hành tổng kết chia tay viễn thông và đều báo cáo có lợi nhuận nhưng ít.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc báo cáo sau khi nhận thua lỗ hơn 200 tỷ
từ EVNTelecom nhưng vẫn còn lợi nhuận hơn 100 tỷ, Tổng công ty Điện lực
miền Trung bị Tập đoàn EVN đẩy về cũng hơn 200 tỷ thua lỗ từ EVNTelecom
nhưng vẫn lợi nhuận gần 40 tỷ. Lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực không thừa nhận yếu kém mà tìm cách che dấu các yếu kém.
Tại các Tổng công ty Điện lực thua lỗ kinh doanh viễn thông được bù lỗ bằng kinh doanh điện và lãnh đạo vẫn giữ nguyên chức, thậm chí còn được thăng chức chỉ
tội nghiệp cho nhân viên người thì bị đẩy đi huyện làm công tác thu
ngân, người thì bị đẩy đi huyện làm công tác lắp đặt công tơ.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam biết năm 2010 EVNTelecom thua lỗ hơn
1.000 tỷ và có khả năng không trụ nổi, dự án 3G giai đoạn 1 của
EVNTelecom ngân hàng không cho giải ngân số tiền vay gần 2.000 tỷ.
Tuy nhiên cuối năm 2010, lãnh đạo EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện
lực đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm của hơn 4.000 vị trí
với số tiền đầu tư hơn 2.000 tỷ. Trong khi đó, Tập đoàn EVN không có
tiền đổ dầu và phải cắt điện làm doanh nghiệp lao đao, có nhiều
doanh nghiệp phải phá sản.
Dự án hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2 của Tập đoàn EVN được nghiệm thu hoàn
thành đưa vào sử dụng đầu năm 2011. Tuy nhiên hạ tầng đã xong nhưng
thiết bị không được lắp đặt. Nguyên do ngân hàng không cho EVN vay vốn
để trả tiền thiết bị mạng 3G mặc dù thiết bị đã được bàn giao 90%. Thiết
bị mạng 3G chưa được lắp đặt, nhưng Tập đoàn EVN chỉ đạo các Tổng công
ty Điện lực sử dụng chi phí điện khấu hao tài sản đã đầu tư nhanh gấp 2
lần với số tiền khấu hao năm 2011 là 400 tỷ. Như vậy năm 2011, các Tổng
công ty Điện lực đã sử dụng chi phí kinh doanh điện để trả 200 tỷ tiền
thuê mặt bằng lắp đặt trạm 3G giai đoạn 2 và 400 tỷ khấu hao tài sản dự
án hạ tầng 3G giai đoạn 2.
Tuy nhiên khi Tập đoàn EVN bàn giao tài sản viễn thông cho Tập
đoàn Viettel thì Tập đoàn EVN đã thỏa thuận được với Tập đoàn Viettel
sẽ bàn giao bằng số tiền đã được quyết toán. Mặc dù dự án này EVN đã
khấu hao được 400 tỷ; dự án có nhiều tuyến cáp quang vẫn chưa được
thi công, các măng sông và ODF chưa được lắp đặt vẫn được quyết toán
nhân công; nhà trạm chưa xây dựng vẫn được quyết toán vật tư và nhân
công.
Thực ra số tiền 2.000 tỷ là nhỏ so với số tiền lợi nhuận mỗi năm 20.000
tỷ của Tập đoàn Viettel. Tuy nhiên ở đây là vấn đề minh bạch để chống
lại tham nhũng và chống lại nạn tham nhũng bằng quản lý bằng công nghệ
thông tin là đề án ông Hoàng Anh Xuân đã trình bày với Thủ tướng Chính
phủ.
Thực ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực đầu tư
hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm và lãnh đạo Tập đoàn EVN, lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực chia nhau các gói thầu thiết kế, giám sát, thi công. Gói
thầu này công ty sân sau của lãnh đạo Tập đoàn EVN thiết kế thì gói
thầu khác công ty sân sau của lãnh đạo Tổng công ty Điện lực giám sát và
cứ thế các gói thầu được chia ra. Thiết kế thì các công ty sân sau
của các vị lãnh đạo chỉ thiết kế qua loa, thì công thì cũng thi công qua
loa và nhiều phần không thi công vẫn được quyết toán, giám sát thì
không giám sát và chỉ ký khống.
Công ty CP FPTTelecom xót xa cho tiền đóng thuế của nhân dân lãng
phí tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty FPTTelecom đang có ý định
đề nghị Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Viettel bán lại cho Công ty
FPTTelecom các tuyến cáp quang nội tỉnh, hệ thống thiết bị cung cấp dịch
vụ Internet cáp quang FTTH, cáp quang FTTH và thiết bị converter,
modem quang, cáp quang FTTH do các Tổng công ty Điện lực đầu tư. Bên
cạnh đó, Công ty FPTTelecom thuê lại sợi quang trên đường dây 110 KV do
các Tổng công ty Điện lực đầu tư.
Tập đoàn FPT bất thành trong thương vụ mua lại EVNTelecom đã
chuyển hướng sang đầu tư đường trục Bắc-Nam và đẩy mạnh cung cấp dịch
vụ IPTV, Internet trên toàn quốc. Song song với việc đầu tư hạ tầng,
mở rộng kinh doanh thì Tập đoàn FPT đang xem xét mua lại một mạng di
động có thể là S-Phone. Do vậy việc mua lại các tuyến cáp quang nội
tỉnh của các Công ty Điện lực ngoài việc phục vụ cung cấp dịch vụ
Internet cáp quang FTTH, dịch vụ IPTV thì các tuyến cáp quang này phục
vụ
truyền dẫn cho trạm BTS.
Lãnh đạo Tổng công ty FPTTelecom cho biết sẵn sàng nhận cán bộ có
năng lực từ EVNTelecom và sẽ bố trí chức vụ tương đương. Tuy nhiên
nếu không làm được việc thì cũng buộc phải cho thôi việc.
Chính phủ yêu cầu đến năm 2020 thì mỗi dịch vụ viễn thông phải có
ít nhất 3 nhà cung cấp có thị phần gần ngang bằng nhau để tạo thế
chân vạc. EVNTelecom đã bàn giao cho Viettel nên thị trường Internet
chỉ còn 3 nhà cung cấp chính là FPTTelecom, Viettel, VNPT.
Tập đoàn VNPT đang lo sợ sự bành trướng của Tập đoàn Viettel, nếu
như VNPT cổ phần mạng Mobiphone thì VNPT không còn là đối thủ của
Viettel. Bên cạnh đó, Mobifone đem lại 50% lợi nhuận của Tập đoàn
VNPT và mất Mobifone thì VNPT lấy gì báo thành tích với Chính phủ. Tập
đoàn VNPT sát nhập hai nhà mạng VinaPhone và Mobifone vừa để giải quyết
bài toán chống chọi ý định thâu tóm thị trường của Viettel, vừa chia đều
thu nhập cho CBCNV VNPT. Do vậy để có 3 nhà mạng di động có thị phần
ngang bằng thì sứ mạng này được giao phó cho FPTTelecom.
Lĩnh vực viễn thông là mối nhục quá lớn đối với Tập đoàn EVN. Để
được Tập đoàn Viettel tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn EVN phải cho Tập
đoàn Viettel sử dụng cột điện treo cáp miễn phí trong thời hạn 30 năm.
Do vậy Tập đoàn Viettel mới triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp trong năm 2012.
Tập đoàn Viettel với lợi thế hệ thống cáp quang rộng khắp để truyền dẫn
tín hiệu truyền hình cáp, các phòng máy BTS sử dụng lắp đặt thiết bị
truyền hình cáp, sử dụng cột điện của điện lực để treo cáp. Do vậy Tập
đoàn Viettel sẽ cung cấp gói cước dịch vụ truyền hình cáp tương đương
thậm chí còn hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác nhưng chỉ có giá 30 ngàn
đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn EVN chuyên trách công tác viễn thông Đinh Quang Tri không
những yếu kém trong điều hành lĩnh vực viễn thông mà còn yếu kém trong
điều hành các lĩnh vực khác như điều hành Công ty CP tài chính Điện lực.
Công ty CP Tài chính Điện lực được sự ưu đãi của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam như: độc quyền IPO khi các đơn vị trực thuộc Tập đoàn EVN huy động
vốn qua kênh thị trường chứng khoán, được Tập đoàn EVN cho vay vốn để
đầu cơ cổ phiếu. Nhờ vậy tài sản của Công ty CP Tài chính Điện lực tăng
rất nhanh đạt 26.000 tỷ sau 3 năm đi vào hoạt động, giá trị tài sản gấp
hơn 10 lần vốn điều lệ. Đặt niềm tin vào Chủ tịch HĐQT Đinh Quang Tri,
nhiều lãnh đạo Điện lực đã vay ngân hàng đầu tư thu gom cổ phiếu Công ty
CP Tài chính Điện lực với giá 16.000 đồng/CP. Tuy nhiên sau 3 năm đi
vào hoạt động, cổ tức Công ty CP Tài chính Điện lực trả chỉ bằng ½ lãi
suất ngân hàng, giá cổ phiếu chỉ còn 4.000 đồng/CP. Công ty CP Tài chính
Điện lực cũng tương tự như Công ty EVNTelecom hoạt động chủ yếu nhờ vốn
vay và cũng có nguy cơ phá sản như EVNTelecom.
Cổ phiếu Công ty CP Tài chính Điện lực xuống thấp, lãnh đạo Điện
lực đã gom cổ phiếu không thể bán tháo cổ phiếu được mặc dù phải trả
lãi lớn cho các khoản vay ngân hàng. Và để bù lại các khoản thua lỗ đã đầu tư, lãnh đạo Điện lực phải tham ô.
Do vậy Tập đoàn EVN càng thua lỗ và cổ phiếu các đơn vị thuộc Tập đoàn
EVN càng rớt xuống thì cổ phiếu Công ty CP tài chính Điện lực càng rớt
thê thảm. Như vậy do quản lý yếu kém đã đẩy Tập đoàn EVN vào vòng luẩn
quẩn.
Tư duy độc quyền của lãnh đạo Tập đoàn EVN thể hiện trong mọi hoạt động
và nhất là lĩnh vực vốn đầu tư. Tất cả nguồn vốn ưu đãi ODA, vốn vay
nước ngoài đều tập trung về Tập đoàn EVN để các đơn vị trực thuộc EVN
phải chạy chọt được đầu tư. Do vậy khi các đơn vị trực thuộc EVN đã được Tập đoàn EVN đầu tư thì tìm mọi cách nhét cho hết đồng vốn này mà không cần hiệu quả. Và đây chính là nguyên nhân Tập đoàn EVN đầu tư gần 50.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1% chỉ bằng 1/14 lần khi Tập đoàn EVN gửi số tiền này vào ngân hàng.
Nếu như các nguồn vốn ODA này, các khoản tín dụng này Tập đoàn EVN phân
bổ cho các đơn vị trực thuộc và các đơn vị này chịu trách nhiệm phải
trả. Như thế các đơn vị khi đầu tư phải tính hiệu quả đầu tư để có thể
trả được nợ. Nhưng ở đây đồng vốn là tiền đầu tư của Tập đoàn EVN, có
lãi thì trả còn lỗ cũng chẳng sao. Trong khi đó, các đơn vị thuộc Tập
đoàn EVN phải vay ngân hàng lãi suất cao nhưng đầu tư vẫn có lãi.
Năm 2008, Tập đoàn EVN thu được 18.000 tỷ sau khi tăng giá điện và
số tiền này phục vụ cho việc đầu tư viễn thông, tài chính, bất động
sản. Trương Duy Sơn Chủ tịch HĐTV Công ty Chứng khoán Hà Thành
nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Điện lực 3 tại Hà Nội
và Công ty Điện lực 3, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Tổng công ty
CP Điện lực Khánh Hòa đã bị Trương Duy Sơn lừa bỏ vốn vào Công ty Chứng
khoán Hà Thành. Trương Duy Sơn ôm cả 100 tỷ bỏ chạy vậy mất đồng vốn
nhà nước tại Công ty Chứng khoán Hà Thành ai là người phải chịu
trách nhiệm.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có thể giàu đột biến. Tập đoàn EVN với lợi thế những miếng đất vàng do các đơn vị trong ngành điện sở hữu,
các Tổng công ty Điện lực sở hữu các miếng đất vàng. Do vậy từ Tập đoàn
EVN cho đến các Tổng công ty Điện thi nhau thành lập công ty kinh doanh
bất động sản, một số lãnh đạo Tập đoàn EVN và lãnh đạo tại các Tổng
công ty Điện lực xin chuyển qua kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên các
công ty bất động sản Điện lực làm ăn bê bết có nguy cơ phá sản.
Số tiền Tập đoàn EVN đầu tư không hiệu quả vào các công ty con và
công ty liên kết là 50.000 tỷ, số tiền đầu tư vào viễn thông hơn 30.000
tỷ, số tiền đầu tư vào chứng khoán và tài chính hơn 20.000 tỷ. Như vậy
số tiền đầu này nếu đầu tư cho nguồn điện phải được 4.000 MW tương
đương với 100 nhà máy điện trung bình. Nếu như lãnh đạo Tập đoàn EVN
đứng đầu là Chủ tịch Đào Văn Hưng sử dụng số tiền này thành lập
tổng công ty phát điện thì từ tổng công ty này sẽ sinh ra các tổng công
ty phát điện khác thì lo gì thiếu điện.
Trong các năm 2005, 2006 và 2007, lãi suất ngân hàng thấp, đầu tư
vào nguồn điện đạt lợi nhuận cao. Do vậy các đơn vị thi nhau đầu tư
nguồn điện, khi đó Chủ tịch Đào Văn Hưng sợ dư công suất nguồn
điện nên rất mừng khi Chính phủ cấp phép cho các nhà máy thép, nhà máy
xi măng. Thời gian này công suất nguồn điện dư các Tổng công ty Điện lực
cũng như Công ty Điện lực được giao sản lượng điện, các Công ty Điện
lực phải o bế các nhà máy có công suất lớn và rất sợ các nhà máy giảm
thời gian hoạt động sẽ giảm sản lượng. Nhà máy có công suất tiêu thụ
cao vừa tăng sản lượng cho các Công ty Điện lực lại giảm tổn hao
điện năng. Bên cạnh đó nhà máy phát điện lợi nhuận cao nên thương thảo
bán điện với Tập đoàn EVN bán điện trong thời gian dài với giá rất thấp.
Lãnh đạo EVN có năng lực yếu kém nên không thể đàm phán vay vốn tín dụng. Bởi vậy nhiều nhà máy điện của EVN được giao cho cho nhà thầu Trung Quốc thi công để nhà thầu Trung Quốc lo vốn tín dụng và nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu cao hơn 100 triệu USD so với nhà máy phát điện của PVN có cùng công suất. Tuy
thế nhà thầu Trung Quốc thi công kéo dài để đảm bảo công ăn việc làm
cho công nhân Trung Quốc, lại vừa để Tập đoàn EVN thiếu điện phải mua
điện dư thừa của Trung Quốc với giá cao.
Nhà máy điện do nhà thầu Trung Quốc thi công chậm tiến độ từ hai đến ba
năm nên thiếu điện, thiếu điện thì EVN lại bị Trung Quốc ép phải mua
điện giá cao nên lợi nhuận thấp, lợi nhuận thấp thì khó vay vốn nên giao
cho nhà thầu Trung Quốc thi công để nhà thầu Trung Quốc bảo lãnh cho
vay vốn. Do vậy lợi nhuận của Tập đoàn EVN đã chảy qua Trung Quốc và
Trung Quốc lấy tiền lợi nhuận thu được từ EVN để đầu tư các nhà máy bán
điện cho EVN, mở các công ty thi công các nhà máy phát điện của EVN để
tạo công ăn việc làm cho công nhân Trung Quốc. Tuy nhiên khi EVNTelecom lỗ thì nhân dân phải gánh lỗ cho EVN.
Trường hợp Tập đoàn EVN mua thiết bị mạng CDMA của nhà thầu Trung Quốc
cũng tương tự Tập đoàn EVN giao cho Trung Quốc thi công các nhà máy
điện. Mạng CDMA 450 MHz Trung Quốc đang tháo bỏ, trên thế giới công
nghệ này đã lạc hậu và cũng được các nhà mạng tháo bỏ nhưng nhà thầu
Trung Quốc vẫn bán được cho EVN với giá hời. Tập đoàn Viettel
chi phí trung bình cho thiết bị mỗi trạm BTS là 300 triệu và Viettel
vẫn mua thiết bị trả chậm. Thế nhưng nhà thầu Trung Quốc bán cho EVN
thiết bị BTS của mỗi trạm là 1 tỷ. Nhà thầu Trung Quốc bán được thiết
bị mạng CDMA 450 MHz cho Tập đoàn EVN rồi tiếp tục ép Tập đoàn EVN
mua thiết bị đầu cuối mạng CDMA giá cao, bởi vì không có ai sản xuất
thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz.
Trước đây VNPT độc quyền cung cấp viễn thông và giá cước do VNPT
trình lên được lý giải là phải tính chi phí lãi vay, chi phí khấu hao
tài sản, chi phí thường xuyên, chi phí nhân công, chi phí quản lý. Tuy
giá cước VNPT trình lên rất cao nhưng các cấp có thẩm quyền không
biết thẩm định thế nào và cứ ký đại. Tuy nhiên khi Viettel tham gia
thị trường viễn thông từ vốn liếng ban đầu vài chục triệu đô nhưng sau
10 năm đi vào hoạt động doanh thu đạt 120.000 tỷ mỗi năm, lợi nhuận
mỗi năm đạt 20.000 tỷ nhưng giá cước do Viettel cung cấp giảm xuống
gấp nhiều lần so với thời kỳ VNPT đang độc quyền.
Nhìn Tập đoàn VNPT thời kỳ còn độc quyền rồi nhìn qua Tập đoàn EVN hiện
nay không khác gì nhau. Giá điện là do Tập đoàn EVN tính toán rồi đưa
lên, còn các ban ngành liên quan chỉ tính tác động của giá điện đối với
các mặt hàng khác, tác động của giá điện đối với lạm phát. Nếu không cho
EVN tăng giá điện thì EVN báo lỗ là do chính sách và các cấp thẩm quyền
cũng nói EVN lỗ là do chính sách sẽ tìm phương án bù đắp cho EVN.
Tuy Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh tuy không liên quan đến đầu tư
ngoài ngành của Tập đoàn EVN. Đầu tư của EVN vào viễn thông, chứng
khoán, ngân hàng, bất động sản, tài chính thì Phó Tổng Đinh Quang Tri đều nhận chỉ thị trực tiếp từ Chủ tịch Đào Văn Hưng. Trong tất cả các cuộc họp, hội thảo viễn thông thì Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh không tham gia. Tuy nhiên Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh vẫn bị trách nhiệm biết nhưng làm ngơ và để cho cấp dưới làm bậy.
Do vậy yếu kém ở đây không phải chỉ mình Chủ tịch Đào Văn Hưng người đáng được đem xử tử. Nhưng cán bộ cấp dưới của Chủ tịch Đào Văn Hưng như Đinh Quang Tri… cũng phải lĩnh án phạt ít nhất cũng tù chung thân.
|