Thứ Ba, 2024-11-05, 8:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Sáu » 5 » Xử lý doanh nghiệp nhà nước thế nào?
8:31 AM
Xử lý doanh nghiệp nhà nước thế nào?
BBC
PGS. TS. Nguyễn Minh Phong

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong tin kinh tế Việt Nam quý IV năm nay sẽ khả quan hơn ba quý đầu

Mới đây, Bộ tài chính cho hay, chính phủ đang cân nhắc việc "giám sát đặc biệt" các doanh nghiệp làm "mất vốn nhà nước" trong lúc dư nợ vay ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty thuộc khu vực nhà nước đã lên tới trên 415,000 tỷ đồng.

Một dự thảo đề án trình Chính phủ của Bộ Tài chính "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước" cho thấy "mặc dù hưởng nhiều ưu đãi về vốn, tài sản," tình trạng sử dụng vốn nhà nước của khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất "an toàn tài chính."

Bộ này tổng kết mức thua lỗ bình quân của doanh nghiệp nhà nước đã cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và cho rằng nguy cơ mất cân đối về tài chính đang rất "phổ biến" ở nhiều doanh nghiệp nhà nước vốn là trụ cột của nền kinh tế.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 04 tháng Sáu, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bấm Nguyễn Minh Phong từ Hà Nội dự đoán Việt Nam có thể cần hết thời gian từ nay tới cuối kế hoạch năm năm (2011-2012) mới có thể phần nào "ổn định" được nền kinh tế sau khi xử lý nợ ở khu vực nhà nước và tái cấu trúc khu vực này.

"Nó có thể chia ra làm hai giai đoạn, giai đoạn ngắn hạn để giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn 2012 và trước mắt, cũng như một giai đoạn triển vọng dài hạn hơn.

"Việt Nam có lẽ phải mất hết kế hoạch 5 năm (2011-2015) thì mới có thể tạo ra sự chuyển biến tương đối căn bản, xét về mặt hình thành một mô hình mới và để phát triển bền vững hơn"

PGS. TS Nguyễn Minh Phong

"Chúng tôi cho rằng giai đoạn ngắn hạn sẽ khó xác định. Bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bối cảnh thế giới, cũng như một số động thái về chính sách mới cần được đưa ra để vượt qua giai đoạn rất khó khăn của 2012 này.

"Tuy nhiên có một số dấu hiệu cho thấy quý IV năm nay, kinh tế Việt Nam sẽ khá hơn là kinh tế của hai hay ba quý đầu.

"Về kế hoạch trung hạn, thế giới cũng rất tin tưởng vào Việt Nam, tuy nhiên kế hoạch trung hạn của Việt Nam có bền vững hay không còn phụ thuộc vào đề án tổng thể mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thiết kế."

Chuyên gia này cảnh báo nếu đề án này không được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả thì chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục "lùng nhùng" khó khăn trong việc thoát ra khỏi con đường cũ.

"Cá nhân tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn phải mất có lẽ là hết kế hoạch 5 năm (2011-2015) này thì mới có thể tạo ra được một sự chuyển biến tương đối căn bản, xét về mặt hình thành một mô hình mới và để phát triển nó bền vững hơn so với quá khứ."

'Thua lỗ rất lớn'

Tập đoàn Vinaline

Việt Nam dự định sắp tới sẽ tiến hành 'giám sát đặc biệt' với các doanh nghiệp làm mất vốn nhà nước

Chuyên gia cũng cho rằng để xử lý và tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước, việc phân chia các nhóm doanh nghiệp nên tập trung vào hai nhóm là "nhóm hoạt động công ích" và "nhóm hoạt động vì lợi nhuận," thay vì tách thành bốn nhóm như trong đề án trình chính phủ.

Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo việc xử lý nợ cần phải được nhìn nhận sâu sắc để rút ra bài học về quản lý vĩ mô nền kinh tế, hơn là chỉ coi đó là "xử lý nợ nội bộ" ở khu vực nhà nước, giữa ngân hàng nhà nước với các doanh nghiệp cũng ở khu vực này, theo cách thức mà ông gọi là "rút ở túi nọ, sang túi kia."

Đề án mới của Bộ Tài chính cho biết tính đến tháng 9-2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước đã lên tới 415.347 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng dư nợ tín dụng.

Có tới 12 tập đoàn kinh tế nhà nước có dư nợ lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay của doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp thua lỗ dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nợ 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực (EVN) nợ 62.800 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản (TKV) nợ 20.500 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) nợ 19.600 tỷ đồng.

Ba mươi trong số 85 doanh nghiệp Nhà nước, theo Báo cáo của Bộ Tài chính "có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần", đặc biệt có 7 doanh nghiệp với tỷ lệ này hơn 10 lần.

Đó là các tổng công ty Xây dựng Công nghiệp, Xây dựng công trình giao thông 1, Xây dựng công trình giao thông 5, Xây dựng công trình giao thông 8, Xăng dầu Quân đội, Thành An, Phát triển đường cao tốc.

Không chỉ vay nợ ngân hàng với số lượng lớn, một số tập đoàn còn thua lỗ rất lớn, nhận định của Bộ Tài chính được truyền thông trong nước trích dẫn để nhấn mạnh khía cạnh mất an toàn tài chính đáng báo động của khu vực donh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 616 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 545
Khách: 545
Thành Viên: 0