Bộ Ngoại giao Trung Quốc gởi thư đến các vị đại sứ châu Âu ở Na Uy hôm
thứ Hai tuần rồi có đề cập đến giải Nobel Hoà Bình được trao tháng rồi
cho một tác giả hiện đang bị ở tù, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo).
"Chúng tôi rất hy vọng quốc gia qúy vị… sẽ kiềm chế không tham dự bất
kỳ hoạt động nào nhằm chống lại Trung Quốc,” lá thư nói, theo một nguồn
tin ngoại giao cho hay, người này cũng như mọi người khác liên quan đến
chuyện này – đã không muốn tiết lộ tên mình vì sợ Trung Quốc trả thù.
Đằng sau cái ngôn ngữ khoác lác, ý của Bắc Kinh rất rõ ràng: Bắc Kinh
đang vận động ngầm các chính phủ châu Âu không tham dự buổi lễ vinh
danh ông Lưu Hiểu Ba - một người bất đồng chính kiến - vào ngày 10
tháng Mười Hai này, mà viên chức Trung Quốc đã lên tiếng tố giác ông
này như một tội phạm.
Lễ trao giải thưởng ở thủ đô Oslo là một buổi lễ rất trang trọng được
chủ toạ bởi vua và hoàng hậu Na Uy, và theo nghi thức ngoại giao, tất
cả các vị đại sứ
... Xem thêm»
Trong
tiếng Việt, mai mốt nếu quen dùng, sẽ có thứ bùn gọi tên là Bùn Ðỏ
Nguyễn Tấn Dũng. Cũng giống một từ người Pháp đã đặt ra trong ngô ngữ
của họ, Vespasienne. Danh từ này là do tên Vespasianus, một hoàng đế La
Mã (từ năm 69 đến năm 79).
Vespasienne, nghĩa là chỗ đi tiểu
công cộng. Hoàng đế Vespasianus đã có sáng kiến đặt những cái chum ở
bên đường cho người qua lại lấy chỗ đi tiểu. Khi còn làm chức "aedile,”
giống như cảnh sát trưởng đô thành ngày nay, ông đã bị Hoàng đế
Caligula trừng phạt vì để cho kinh đô đế quốc, với hàng triệu dân vào
thời đó, thiếu vệ sinh. Hình phạt được thi hành là lột chiếc áo khoác
(toga) của ông ta, đem ngâm áo vào những xú uế ngập ngụa trên đường phố
(sau đó có bắt ông ta mặc áo lại hay
... Xem thêm»