Thứ Ba, 2024-11-05, 8:31 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Giêng » 9 » Vai trò của Blogger trong tiến trình Dân Chủ hóa
6:32 PM
Vai trò của Blogger trong tiến trình Dân Chủ hóa
Phan Hoài Nam

Blogger trở thành một lực lượng đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa đất nước và mỗi blogger đều biết rằng con đường dân chủ là một hành trình rất dài mà chúng ta mang vinh dự là người góp phần, dù rất khiêm tốn từ mỗi cá nhân, trong việc tiên phong và đặt nền móng cho con đường đó.

Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây sinh hoạt blog đã làm thay đổi rất nhiều môi trường thông tin ở Việt Nam, đặc biệt đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị trong một bộ phận người dân có quan tâm về lĩnh vực vốn được cho là nhạy cảm này. Trả giá cho những đóng góp tích cực đó, nhiều blogger đã bị bắt giam hay bị sách nhiễu vì đã đăng tải những thông tin "trái chiều” hay phát biểu những ý kiến khác với quan điểm của nhà cầm quyền.

Trước làn sóng trấn áp ngày càng leo thang, nhiều blogger bắt đầu dè dặt hơn khi đăng tải thông tin. Điều này là hoàn toàn chính đáng bởi ai ai cũng phải nghĩ đến an toàn cho cá nhân của mình, tránh sự phiền lụy cho người thân của mình, và quan trọng nhất là để duy trì được hoạt động thông tin lâu dài.

Trong hoàn cảnh như vậy một số blogger đã tìm đến nhau, chia sẻ những khó khăn, trao đổi kinh nghiệm và đồng ý với nhau rằng các blogger cần tỉnh táo cân nhắc từng đường đi nước bước của mình sao cho vừa đạt được mục đích, vừa bảo đảm an toàn cho bản thân.

Hoạt động của blogger vốn vô cùng đa dạng, tuy nhiên để gia tăng hiệu quả cho mục đích phát triển thông tin đa chiều và góp phần nâng cao nhận thức về chính trị mục đích của sinh hoạt blog nên dựa vào 5 hoạt động sau :

1. Đa dạng hóa thông tin.
2. Phân tích phản biện.
3. Đưa ra giải pháp.
4. Quần tụ nhân sự.
5. Kế hoạch hành động.

Để đạt được mục tiêu và tiến hành những sinh hoạt nói trên một cách lâu dài, việc bảo đảm an toàn cho bản thân trở thành nhu cầu sống còn cho mỗi blogger. Muốn vậy, blogger phải tìm mọi cách để đạt được 3 tiêu chí:

1. Không bị sát hại
2. Không bị bỏ tù
3. Không bị tước mất khả năng kết nối internet

Bản thân ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là 1 blogger dùng công cụ blog để tham gia cải thiện xã hội, cho nên nếu bị rơi vào 3 trường hợp trên thì blogger đó không thể tiếp tục cống hiến để đạt được mục đích.

Với trào lưu tiến hóa và phát triển vượt bực của công nghệ thông tin, phương cách đấu tranh đòi hỏi nhân quyền, tự do và dân chủ đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều so với cách đây 10, 20 năm. Trong bối cảnh đó, blogger trở thành một lực lượng đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa đất nước và mỗi blogger đều biết rằng con đường dân chủ là một hành trình rất dài mà chúng ta mang vinh dự là người góp phần, dù rất khiêm tốn từ mỗi cá nhân, trong việc tiên phong và đặt nền móng cho con đường đó.

Có 3 đặc tính nổi bật của một xã hội dân chủ :

1.Dân trí cao
2.Tự do ngôn luận
3. Xã hội dân sự phát triển đa dạng

Vậy nên nếu cộng đồng blogger nổ lực phát triển 5 hoạt động trên thì cũng đồng nghĩa với việc là đang cũng cố 3 đặc tính cho một xã hội dân chủ, lấy thí dụ :

Về hoạt động thứ 1,2,3 : (Đa dạng hóa thông tin. Phân tích phản biện. Đưa ra giải pháp.)

Trong khi toàn bộ hệ thống báo chí truyền hình đều nằm trong tay nhà cầm quyền thì hiển nhiên việc thông tin đến người dân sẽ không còn trung thực, mà chỉ là một sự tuyên truyền mị dân, ngu dân, để dễ bề cai trị. Trong bối cảnh bưng bít, một chiều đó, cộng đồng blogger đã trở thành lực lượng của "tiếng nói thứ hai” nhằm đăng tải những thông tin ở ngoài "lề phải”, giúp cho người dân được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, tạo điều kiện, cơ hội để người dân tự động não suy nghĩ và đưa ra kết luận cho chính họ mà không bị ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền.

Ngoài ra các blogger có khả năng còn tham gia phân tích phản biện và đưa ra giải pháp để mọi người cùng thảo luận, từ đó góp phần nâng cao dân trí, xây dựng tập quán sống theo tinh thần dân chủ.

Về hoạt động thứ 4 và 5 : ( Quần tụ nhân sự. Kế hoạch hành động ) :

Hiện nay vì nhà cầm quyền luôn hạn chế quyền tự do hội họp cho nên công cụ kết nối của blog đã mở ra một hướng khác để chúng ta có thể giao lưu kết bạn và từ từ hình thành những nhóm thân hữu có cùng sở thích, quan điểm về một vấn đề nào đó. Tuy là sinh hoạt ở một thế giới ảo nhưng kết quả của nó hoàn toàn là có thực. Và chính những nhóm nhỏ này tự nó đã mang những hình ảnh sơ khai nhất của xã hội dân sự trong một đất nước đang bị kiểm soát bởi thể chế độc tài. Dần dần họ sẽ kết hợp với nhau trong môi trường sống thật để thành lập những đoàn thể dân sự nhằm tự giải quyết những vấn đề của riêng họ hay của cộng đồng mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của chính phủ. Và một khi một xã hội dân sự thực sự phong phú và năng động thì chế độ độc tài sẽ ngày một bị cô lập và tự suy thoái đến chổ diệt vong.

Dĩ nhiên, xây dựng một xã hội dân sự đến từ nhiều thành phần quần chúng, lãnh vực hoạt động chứ không riêng gì đối với blogger, nhưng với khả năng tiếp cận và tán phát thông tin, cộng đồng blogger sẽ là một lực lượng quan trọng trong tiến trình này.

Để đạt được mục tiêu chung, trong sinh hoạt blog có người muốn công khai, có người muốn ẩn danh, sự lựa chọn nào cũng có những mặt lợi thế và hạn chế. Việc công khai hay ẩn danh không nhất thiết đồng nghĩa với lòng can đảm hay thái độ hèn nhát. Nó cần được xem như là chọn lựa tốt nhất của mỗi cá nhân dựa vào hoàn cảnh thực tế của mỗi người để đạt được mục tiêu duy nhất: có thể đóng góp cho đất nước.

Phan Hoài Nam
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 502 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Giêng 2011  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0