Tổ
chức Global Integrity có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố bản báo cáo dành
cho 35 nước về mức độ khả tín của chính phủ năm 2009. Việt Nam bị xếp
vào danh sách theo dõi đặc biệt do tình trạng hối mại quyền thế
(government accountibility).
Photo courtesy of blogs.worldbank.org
Ông Nathaniel Heller - Giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity
Hai
nhà lão thành cách mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt
Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng trong khi địa
phương bác bỏ quan ngại.
Trung tướng
Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng
trước đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10
doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng
rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong,
Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu
biên giới".
Thời
gian gần đây nhiều nhà phân tích quốc tế đã có những nhận định về tình
hình Việt Nam. Hãng thông tấn AFP đã đúc kết thành một bản tin và
truyền thông Việt ngữ đua nhau chạy tin với những nhan đề: "Phe bảo thủ
VN đang ‘áp đảo’”; "Phe bảo thủ ở Việt Nam tìm cách gia tăng tầm ảnh
hưởng”; "Xu hướng bảo thủ đang lấn lướt tại Việt Nam trước Đại Hội
Đảng”…
Lời giới thiệu của Bauxite Việt Nam: Vấn
đề đáng lạ không phải chỉ là 10 tỉnh tự tiện cho nước ngoài thuê đất
trồng rừng đầu nguồn. Vấn đề là một tình trạng "quân hồi vô phèng” đối
với bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Dưới không dám phê bình trên, để
cho trên muốn làm gì mặc ý thì trên cũng thả lỏng cho dưới tha hồ đem
tài sản của toàn dân ra cứ thế "đổi trao bán chác” để kiếm miếng lợi về
mình. Ai chịu trách nhiệm ở đây và nhân dân – người chủ nhân ông của
đất nước – sẽ truy cứu hình sự đối với ai? Ngày xưa chính quyền trung
ương luôn luôn quan tâm đến chính sách ràng buộc "ky my” để các vị Tù
trưởng nơi phên dậu triệt để phục tùng, không thể làm hao tổn một tấc
đất nào của xã tắc. Nay thì "ky my” hình như lại là một sự đổi trao
ngầm, anh để cho tôi làm mưa làm gió kiếm lợi ích riêng thì tôi cũng
thả lỏng cho anh tự tung tự tác. Thảo nào mà Nguyễn Khuyến từng trào
lộng: "Đời có hai điều này đáng sợ /
... Xem thêm»
Một
bản tin của hãng RIA Novosti nói rằng Việt Nam đã trở thành khách hàng
mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009, với các hợp đồng lên tới
hàng tỷ đôla. Thương vụ này mang ý nghĩa thế nào đối với Hà Nội và
Moscow trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự, và
liệu các hơp đồng đó có gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á
hay không, mời quý vị tìm câu trả lời từ cuộc phỏng vấn của Nguyễn
Trung với ông Stephen Blank, Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia,
tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Chiến sự Quân đội Hoa Kỳ,
trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Reuters nhận định việc điều hành thường bị ảnh hưởng trong năm họp đại hội các cấp.
Dù
Đại hội Đảng lần thứ XI còn một năm nữa mới khai mạc nhưng quá trình
chọn lựa và cất cử nhân sự đã diễn ra ngay từ bây giờ, bài viết của
Reuters ngày 17/2 cho hay.
Quá trình "dàn xếp, đổi chác trước Đại hội Đảng” theo Reuters có thể làm cho rủi ro kinh doanh tại Việt Nam gia tăng.
Hai
chức vụ cao nhất trong ban lãnh đạo quốc gia, là Tổng bí thư và Chủ
tịch nhà nước sẽ có nhân sự mới. Cạnh đó là một loạt các chức vụ quan
trọng khác, trong hệ thống đảng và chính quyền, bài viết của Reuters
cho hay.
Quan hệ Việt-Trung khi lên khi xuống, khi đậm khi nhạt, nhưng thực chất
là ra sao? Trong nước có những bài báo bênh vực thái độ của giới cầm
quyền, cho rằng không nên khắt khe quá đáng, cần thông cảm với chính
quyền, rằng đối với một cường quốc láng giềng khổng lồ cần có thái độ
tự kiềm chế, nhún nhường một chút, rằng Bộ Ngoại giao trong nước vẫn ra
tuyên bố về chủ quyền nước ta, về những cơ sở lịch sử chứng minh quyền
sở hữu của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, còn lên án
những hành động thô bạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân ta...
Đảng Cộng sản Việt Nam đang lo chuẩn bị các đại hội đảng địa phương để
chọn người "tài đức” dự Đại hội Đảng toàn quốc XI sẽ được tổ chức tháng
1/2011, nhưng xem ra việc tổ chức còn nhiều bối rối trước đe doạ của
"các thế lực thù địch” ở trong lẫn ngoài nước.
"Các thế lực thù địch” này ở đâu, do ai cầm đầu, hay nước nào tổ chức
thì không thấy lãnh đạo đảng nêu tên. Nhưng càng gần ngày tổ chức Hội
nghị Trung ương 12 của khoá đảng X thì người trong nước được nghe nhắc
đến lực lượng này nhiều hơn.
Ngay cả dịp Tết Nguyên Đán Canh Dần là thời gian phải kiêng cữ không
nói điều gì gàn dở mà Nông Đức Mạnh vẫn nói đến mối đe doạ của "các thế
lực thù địch” đề hù doạ, như thể đem người dân ra trước miệng Cọp.
Tỉ dụ như trong lần đến chúc Tết quân đội tại Bộ Quốc Phòng ngày 29 Tết
(11/2/2010), ông M
... Xem thêm»
Việt Nam làm ăn ra sao, và nên làm những gì để "dân giàu nước mạnh”
đây? Đó là câu hỏi từng người nên tự hỏi mình trước vậy. Rồi sau đó mới
nên hỏi, sức mạnh dân tộc nằm ở đâu…”
Sức mạnh của một dân tộc nằm ở đâu? Có phải thuộc về một nhóm người
lãnh đạo chuyên chế? Hay từ một nhà nước được bầu lên bằng lá phiếu dân
chủ phổ thông? Hay từ nền kinh tế tự do và nền giáo dục khai phóng? Hay
từ các thần tượng lịch sử? Đó là điều cần phải ngẫm nghĩ, để tìm một
cách nối tay nhau để xây dựng sức mạnh dân tộc, để giữ gìn đất nước
trong tình hình Trung Quốc lấn
... Xem thêm»
Đó
là những điều không bao giờ có thể hiểu nổi, nếu chúng ta nhìn thấy
biểu ngữ đề chữ "Muôn Năm Mao Trạch Đông” giăng trước Tòa Đô Chính Hà
Nội, hay trước Tòa Thị Chính Sài Gòn.
Hiểu được chỉ có thể là
may ra -- vâng, may ra -- khi biểu ngữ "Muôn Năm Mao Trạch Đông” treo
giữa Chợ Lớn, một Chinatown khổng lồ của Sài Gòn, một kiểu mà dân chúng
ưa gọi là "một Hồng Kông bên hông Chợ Lớn.”
Hiểu như thế vẫn là
hiểu theo kiểu Mỹ, vì chúng ta hiểu theo kiểu một xã hội đa sắc tộc, và
tôn trọng các nền văn hóa dị biệt của các cộng đồng sắc dân trong một
đất nước chung. Thí dụ, tới Little Saigon thì thấy cờ vàng VNCH. Hay
vào Little Tokyo ở quận Los Angeles sẽ thấy hình Nhật Hoàng treo bên cờ
mặt trời mọc. Hay là vào khu phố Triều Tiên ở Garden Grove... và vân
vân.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-02-17
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả, gọi tắt là CPJ, trụ sở tại New
York, Hoa Kỳ, hôm thứ Ba (02/16) công bố bản phúc trình hàng năm tựa đề
"Những Cuộc Tấn Công Báo Chí Năm 2009” nhằm duyệt lại tình hình đàn áp
báo chí trên khắp thế giới.
AFP Photo/Hoang Dinh Nam
Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18 Kiểm soát gắt gao
Mở đầu về tình hình đàn áp giới truyền thông tại VN, tổ
chức CPJ cho biết chính quyền Việt Nam vừa tiếp tục siết chặt báo chí,
vừa tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ phương tiện
... Xem thêm»