Vụ
tham nhũng PCI đã dẫn đến hậu quả bất ngờ đối với Bộ chính trị Cộng sản
Việt Nam là chính phủ Nhật cúp viện trợ ODA năm 2009, cho đến khi nào
Hà Nội giải quyết hợp lý vụ đảng ủy Sài Gòn đã tham ô lên đến 2,5 triệu
Mỹ Kim trong việc xây cất xa lộ Đông Tây thành phố Sài Gòn từ quỹ OAD
của Nhật. Điều bất ngờ đối với cả ông Nông Đức Mạnh lẫn ông Nguyễn Tấn
Dũng là chính phủ
... Xem thêm»
Bản tin mang nhan đề “Ba chiến sỹ công an bị đánh trọng thương” là
của báo Tiền Phong hôm Thứ Sáu 19-12-2008, khi tường thuật về tình hình
công an đàn áp cuộc biểu tình giữ đất tại Kiên Giang.
Bản tin báo
Tiền Phong kể rằng 2 công an Nguyễn Văn Hoàng và Phạm Văn Phái đã “bị
nứt, gãy sống mũi do bị ném đá. Anh Nguyễn Tân Xuyên bị thương nặng
vùng cánh tay, vai, lưng với nhiều vết bầm tím do bị đánh. Tất cả đang
phải nằm viện điều trị.”
Bản tin nói rằng “nguyên do, sáng 17/12,
tại ấp T4, xã Vĩnh Phú (Kiên Lương, Kiên Giang) diễn ra cuộc cưỡng chế
đất và khoảng 200 người dân đã quyết liệt chống lại.
Hai chiếc ghe
chở lực lượng cưỡng chế bị nhấn chìm, nhiều người trong đoàn cưỡng chế
bị ném đá, bị đánh. Một cán bộ thi hành án huyện Kiên Lương bị những
người chống đối bắt giữ và cởi hết quần áo.”
“…Chế độ sẽ thay đổi
theo cái nghiã là tháo rời được bộ máy "Lãnh đạo", phá được cái chồng
chéo, và sẽ cởi mở hơn, vì bắt buộc phải hướng về các nước dân chủ Tây
phương. Đó cũng là điều đáng mừng cho dân tộc Việt Nam…”
Nhân Hội nghị Quốc tế Việt Nam Học họp lần thứ 3 tại Hà Nội ngày 4-12-08 bàn về thực trạng Kinh tế xã hội Việt Nam, Đài BBC có phỏng vấn Giáo sư Đặng Phong tác giả cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam. Nghe bài phỏng vấn tôi không khỏi không có một vài nhận xét:
Trước hết phải công nhận là lần đầu tiên có một cuốn sách dám kể
lại những gian truân từ 75 đến 89 khi có Đổi Mới, và dám đụng đến những
nhân vật như Trường Chinh, Lê Duẩn mà không sợ phạm huý,
... Xem thêm»
Một
xe 113 đang đậu ở trước cửa toà nhà. Có khá nhiều công an đứng ở bên
kia đường, đối diện ở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Một số ngồi rải rác ở các
quán nước, các điểm trên lề đường.
Rất đông công an đang hiện
diện bên trong bên ngoài khu vực 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Chúng tôi thấy
có áo xanh cảnh sát, áo xanh dân phòng, áo màu xanh nhạt của lực lượng
an ninh và các cán bộ, công an mang thường phục.
Công an đòi
làm biên bản các nữ tu. Ngồi ở sân trước các nữ tu có ông Nam, Trưởng
Công an phường, ông Long, Chuyên viên Phòng Giáo dục , một cảnh sát áo
xanh trực tiếp ghi chép và một số cán bộ lăng xăng.
Các nữ tu một số đứng ở hành lang toà nhà cầu nguyện. Một số đứng vây chung quanh đám làm biên bản.
... Xem thêm»
Chiều
tối nay (18/12/2008), chúng tôi ghé thăm mảnh đất của các các nữ tu
Dòng thánh Vinhsơn ở 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, Q3 – Tp HCM. Đọc công văn
“giả” của cán bộ gửi cho các nữ tu (được đăng trên các website), chúng
tôi được biết nhà nước “mượn” nhà của các nữ tu để làm trường mầm non,
nhưng đến mục kích tận nơi, chúng tôi chẳng thấy trường mầm non đâu cả,
mà chỉ thấy một cái vũ trường đang bị tháo dỡ với đủ thứ rác rưởi ngổn
ngang bên trong. Hỏi chuyện một nữ tu đang cầu nguyện tại đây, chúng
tôi được biết, ngôi nhà của các chị đã bị biến thành vũ trường, thành
chốn ăn chơi trác táng từ 1997. Bằng chứng là gần đây cảnh sát đã bắt
giữ một loạt đám thanh niên nam nữ ăn chơi dâm dật nơi vũ trường này.
Hơn nữa cái vũ trường này đã được chuyển đổi thuê mướn qua tay hết đại
gia này đến đại gia khác. Đã từng có những tay làm chủ cái vũ trường
này khét tiếng đến nỗi không ai dám đụng đến, kể cả c
... Xem thêm»
Kính gởi: Các Linh mục, Các Tu sĩ Toàn thể Giáo dân trong Giáo phận Vĩnh Long,
Anh Chị Em thân mến,
Bảy tháng trước đây, vào ngày 18.5.2008, tôi
đã lên tiếng bày tỏ nỗi thống khổ của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô, của
tất cả Anh Chị Em và của tôi nữa, sau khi Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long
công bố, ngày 9.5.2008, quyết định sẽ xây dựng khách sạn trên phần đất
tại số 3 đường Tô Thị Huỳnh, trước kia là Nguyễn Trường Tộ, có cơ sở
của Tu Viện Dòng Thánh Phaolô, đã bị đập phá bình địa vào năm 2003.
Hôm nay, tôi lại phải lên tiếng một lần nữa, sau khi được biết ngày 12.12.2008, Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long thông báo “Việc xây dựng quãng trường nhằm phục vụ
... Xem thêm»
Từ
cuối tuần qua (14.12.08) các mạng lưới truyền thông trên mạng Internet
rộ lên tin tức cho thấy giới lãnh đạo tại Hà Nội có ý muốn quy phục
ngoại bang, muốn nhượng bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh theo đòi hỏi
của Bắc Kinh. Tin này xì ra là do các phe nhóm bất mãn trong quân đội
và Bộ ngoại giao, cho biết nguồn tin lấy từ “giới chỉ huy quân sự của
Việt Nam có sự phối kiểm của số viên chức ngoại giao”.
Tục Lãm là một
trong ba điểm nóng gây tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên cạn
... Xem thêm»
Vụ án tham nhũng PCI đang đặt lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ở vào thế
cỡi lưng cọp khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố ngưng mọi viện trợ ODA từ
năm 2009 cho đến khi nào Hà Nội giải quyết thỏa đáng vụ tham nhũng xây
dựng xa lộ Đông Tây tại Sài Gòn. Theo nhiều tin tức tổng hợp thì kể từ
ngày 4 tháng 12, khi Đại sứ Nhật tại Việt Nam đọc thông báo chính thức
trong Hội nghị các nhà Tài trợ, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đã họp
liên tục nhằm tìm biện pháp đối phó. Vì quyết định ngưng viện trợ ODA
của Nhật không chỉ làm thiệt hại
... Xem thêm»
Hôm
17-12-2008 tại nông trường 42, tỉnh ủy Kiên Giang, gần 500 người, đại
diện cho 1064 hộ, đã biểu tình để cực lực phản đối việc chính quyền
chiếm đất đai, là phương tiện sinh nhai chính của họ.
Cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu từng nói một câu mà
hầu như người Việt Nam nào quan tâm đến thế sự đều thuộc nằm lòng: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
Tại sao câu nói này lại có sức sống lâu như thế trong lòng người Việt?
Phải chăng vì uy tín, đức độ, tài năng của người nói? Tất cả những điều
đó tôi không dám chắc. Để phần nào hiểu được lý do khiến câu nói này có
sức sống bền bỉ như thế, thiết tưởng ta cần phải cùng nhau có vài quan
sát nho nhỏ.
Những vòng kim cô
Ai từng theo dõi những vụ án lớn tại Việt Nam hẳn không xa lạ với những
thông tin “rò rỉ”. Chẳng hạn trong vụ án “Bố Già” Năm Cam, cũng như
nhiều vụ án lớn khác, đã có chỉ thị “khoanh vùng” điều tra, vì có những
khu vực và cấp bậc bất khả đụng chạm.
Đối với những “vụ án nhạy cảm” như vụ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị
... Xem thêm»
Chuyện nhà cửa, đất đai tại TP. Sài Gòn từ sau ngày 30-4-75 vốn là thứ chuyện
linh tinh, rắc rối đến nỗi ngay nhà của mình đang ở cũng chẳng biết nó thuộc
"diện" nào. Nhà mình mà phải đi thuê lại của nhà nước hoặc chờ hoá giá, chờ đủ
thứ thủ tục nhiêu khê, bán chẳng được, sửa cũng chẳng xong. Xin hợp thức hoá chủ
quyền bị hành đủ kiểu, đành để liều rồi tới đâu thì tới. Mấy chục năm qua, nó
cũng chẳng tới đâu, cứ ấm a ấm ớ như thế. Đấy là chưa nói đến những vùng quy
hoạch treo, những khu dân cư được đền bù còn đang tranh chấp, những vùng dự trù
"giải phóng mặt bằng" để xây dựng những công trình lớn… Không thể kể hết những
trường hợp cười ra nước mắt. Tất nhiên, nước mắt đây là nước mắt của người dân;
còn tiếng cười của ai thì khỏi cần phải hỏi, ai cũng biết.
Rất nhiều trường hợp không ai giống ai, nhưng thật ra nó giống nhau ở một đ
... Xem thêm»
Có
lẽ Danh mục “Mật” của ngành Xây dựng sẽ không gây chú ý nếu như nó
không được ban hành chỉ 5 ngày sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ Trần
Văn Truyền cho rằng, muốn chống được tham nhũng thì phải hạn chế bớt
những thông tin được cho là “mật”. Có rất ít những vấn đề thuộc về “an
ninh quốc gia” được thấy trong danh mục mật này. Trong khi, rất nhiều
vấn đề dân cần biết, cần bàn, cần kiểm tra lại được đưa vào diện “Mật”:
đề án xây dựng quy hoạch vùng, khu kinh tế đặc thù; hồ sơ, tài liệu
kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong
nội bộ ngành xây dựng; hồ sơ nhân sự cấp vụ trưởng trở lên; tài liệu
xác minh sự cố đối với các công trình xây dựng quan trọng…
Từ một địa danh hẻo lánh ít người biết đến, chỉ trong vòng vài ngày,
Tục Lãm đã trở thành tâm điểm của những mối quan tâm đến vấn đề bảo
toàn lãnh thổ. Hầu hết các cơ quan truyền thông của người Việt hải
ngoại đều đưa tin về việc thêm một phần lãnh thổ của Việt Nam đang là
mục tiêu cho một đòi hỏi rất ngang ngược của Trung cộng, và với những
tin tức hạn chế mà người ta có được ngày hôm nay thì có nhiều nguy cơ
là lãnh đạo CSVN lại một lần nữa nhượng bộ trước tham vọng bành trướng
này, mặc dù có khuynh hướng chống đối trong nội bộ, đặc biệt là từ phiá
quân đội.
Cửa sông Ka Long (Móng Cái)
Nằm ngay cửa sông Ka Long đổ ra vịnh Bắc Việt, bãi Tục Lãm thuộc ph
... Xem thêm»
Trong
những ngày qua, Thủ tướng, Chủ tịch nước và rồi Đại sứ Việt Nam tại
Nhật Bản đều lên tiếng bày tỏ hy vọng nguồn vốn ưu đãi phát triển chính
thức ODA sẽ sớm được phía Nhật nối lại.