Mức cung nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thiếu hụt so với mức cầu của thị trường lao động Việt Nam
Screen shoot from Youtube
Michael Porter
Sự khan hiếm lao động và chuyên
viên trình độ cao trong nhiều ngành có tác động gì về mặt kinh tế, và kế
hoạch giải quyết của Việt Nam liệu có kịp thời đem lại hiệu quả hay không?
Trong bối cảnh
kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng thấy rõ tính chất ganh
đua quyết liệt của thị trường kinh doanh thời điểm này. Lợi thế cạnh
tranh trong thời gian này
... Xem thêm»
Những
tín hiệu suy giảm, suy thoái kinh tế đã lấp ló ở Việt Nam qua tình
trạng mãi lực giảm nghiêm trọng, cũng như chỉ số giá tiêu dùng giảm 4
tháng liền.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Một cụ ông làm thêm bằng nghề bơm bánh xe, đang ngồi chờ khách bên lề đường Hà Nội hôm 16-12-2008.
“…đã
đến lúc cần nghiêm túc nghiên cứu một cách khoa học khả năng chấp nhận
tư hữu hóa một phần các loại đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh
để phát triển kinh tế, hơn là tiếp tục duy trì tuyệt đối khái niệm sở
hữu toàn dân đối với đất đai như hiện nay…”
Khi chính
sách cải cách kinh tế theo hướng thị trường được áp dụng, yếu tố thị
trường sẽ ngày càng chi phối sự phát triển, tư duy pháp lý tất yếu trở
nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của khái niệm sở
hữu toàn dân đối với đất đai. Cưỡng lại yêu cầu này sẽ khiến động lực
phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa.
Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt, hiện diện ở hầu hết các
hoạt động đầu tư và sản xuất của xã hội, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Nhà nước ở đâu và thời nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào
vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn
... Xem thêm»
Dự phóng về tăng trưởng kinh tế VN năm 2009 được cho là chưa thực tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 có thể chỉ đạt 5%, đó là nhận định của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được đưa ra
tại Hội nghị nhóm tư vấn nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ Năm tuần này.
Phó Giám đốc cơ quan IMF tại Việt Nam, Shogo Ishii, nhận định mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể thấp hơn nh
... Xem thêm»
Quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đang được ví von với hình ảnh
một người ốm đói và kẻ bội thực mà không thể đến được với nhau. Lòng
tin phai nhạt khiến "mối tình" bấy lâu giữa hai bên đang rạn nứt.
Thị trường ngân hàng những ngày này đang chứng kiến một cuộc đua ngược
về lãi suất. Ba bốn tháng trước, nhà nhà thi nhau đẩy lãi suất huy động
lên cao và thiết tha nhờ báo chí công bố thông tin để thu hút khách
hàng. Riêng biểu lãi suất cho vay được giữ kín. Hai tháng trở lại đây,
khi lãi suất cơ bản bắt đầu đi xuống, ngân hàng lại ráo riết hạ lãi
suất cho vay và sốt sắng công bố thông tin, thậm chí muốn mình là người
đầu tiên chạm đáy. Biểu lãi suất huy động cũng giảm, nhưng không nhanh
bằng lãi suất cho vay mà ngân hàng cũng không tiết lộ.
Trong cuộc đua ngược này, các anh cả quốc doanh tỏ ra nhanh nhẹn nhất,
khác hẳn những lần đua tăng lãi suất huy động trước đây. Nếu tính cả
quyết định mới công bố chiều nay, 4/12, Ngân hàng Đầu tư
... Xem thêm»
Việt
Nam loan báo một kế hoạch kích hoạt kinh tế trị giá hơn 1 tỷ đôla để
tránh một vụ suy thoái giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt
đầu ảnh hưởng vào nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam.
Tin
của AFP và Reuters cho hay trong phiên họp hàng tháng của nội các diễn
ra hôm thứ Ba, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chấp thuận một số biện pháp
nhằm gia tăng công cuộc sản xuất, đầu tư và mức chi tiêu của giới tiêu
thụ.
Hành động vừa kể diễn ra một ngày sau khi Hà Nội loan tin
cắt giảm lãi suất từ 11% xuống 10% và dành thêm nhiều tín dụng cho các
công ty đang gặp khó khăn. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ tư, diễn ra
song song với việc cắt giảm đòi hỏi ngân khoản dự trữ tại các ngân
hàng, kể từ tháng 10 vừa rồi và sẽ có hiệu lực từ thứ Sáu này.
Tin
cho hay theo ông Nguyễn Tấn Dũng, kế hoạch kích hoạt kinh tế sẽ tài trợ
cho các dự án công chánh, trong có một dự án về một kênh đào lớn để dẫn
thủy nhập điền trong vùng đồng bằng sông Hồn
... Xem thêm»
Những nhóm đầu tư ngoại quốc lo lắng cho tình trạng làm ăn ở Việt Nam
hiện nay đã cảnh báo hôm qua rằng Việt Nam, một nơi chốn đầu tư được
nhiều nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng cho đến một năm trước đây, giờ
đang đối diện “một cơn bão toàn diện” của những thách đố giữa cơn rối
loạn kinh tế đang xảy ra trên toàn cầu.
Nhà nước cộng sản Việt Nam phải hướng về và đẩy mạnh những cải cách vốn
bị trì hoãn trong một thời gian dài trước đây, hay có nguy cơ bị tụt
lại đằng sau hơn nữa những nước cạnh tranh trong vùng Á châu, nhiều
phòng thương mãi ngoại quốc lớn đã cảnh cáo như trên trong hội nghị
Diễn đàn Thương mãi Việt Nam (VBF) ở Hà Nội.
“Tin tức kinh tế trên toàn cầu hầu như đều xấu như nhau,” ông Michael Pease, chủ tịch Phòng th
... Xem thêm»
Tại
VN, chỉ số giá tiêu dùng gọi tắt theo tiếng Anh là CPI đã ở mức âm 2
tháng liên tiếp. Các chuyên gia và doanh nhân trong nước cho rằng, khó
dự báo tình hình kinh tế 2009.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Người
nông dân đang tìm mọi cách xoay sở trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Hình: một cách đồng trồng cây thuốc ở Hưng Yên, miền Bắc VN.
Theo
Vn Economy Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Ngân Hàng VN trong buổi tọa
đàm ở
... Xem thêm»
Lạm phát Việt Nam giảm còn 24.2 phần trăm trong tháng 11.
HÀ NỘI – Gía hàng hóa và xăng dầu giảm trên toàn thế giới đã làm
chậm sự lạm phát của Việt Nam trong tháng Mười Một, là tháng thứ ba sau
ngày lạm phát giảm xuống, tuy nhiên tỉ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn còn
cao nhất vùng Á châu.
Tỉ lệ gía hàng tiêu thụ tăng 24.2 so với cùng tháng Mười Một năm rồi,
giảm xuống từ 26.7 hôm tháng Mười, theo nhà nước cho hay hôm nay thứ Ba
ngày 26 tháng Mười Một năm 2008. Lạm phát ở Việt Nam lên cao nhất ở
Việt Nam trong suốt 17 năm qua ở mức 28.3 phần trăm hôm tháng Tám.
Việt Nam thường công bố dữ kiện kinh tế trước hạn cuối của thời kỳ báo cáo dựa trên những định gía.
Nhà nước đã cắt giảm gía xăng dầu nhiều lần kể từ hôm tháng Tám sau khi có sự trụt gía xăng
... Xem thêm»
HÀ NỘI – Việt Nam, giống như nhiều nước khác trên thế giới, đang
tìm cách kích thích nền kinh tế của mình giữa cuộc suy thoái toàn cầu,
nhưng lại lâm vào một tình trạng khó xử bởi vì phải giữ cho nạn gia
tăng giá cả phi mã không bùng phát trở lại, các chuyên viên nói.
Với một hệ thống ngân hàng tương đối nhỏ và cô lập, Việt Nam không trực
tiếp đối diện với cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, cuộc khủng hoảng
này đã kích hỏa sự tan chảy của phố Wall và tiếp theo đó là sự khan
hiếm tín dụng toàn cầu rồi đến sự rối loạn của thị trường tài chính thế
giới.
Nhưng những ảnh hưởng kinh tế lan rộng của điều được coi là sự khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, tệ hại nhất kể từ thời Đại Khủng Hoảng, đang
được cảm nhận trong nền kinh tế đang phát triển này. Nhất là trong khu
vực xuất khẩu quan yếu.
Giữa sự suy giảm của nhu cầu từ hải ngoại, xuất khẩu hàng tháng của
... Xem thêm»
Vào tháng này năm ngoái, quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo đề xuất của chính phủ.
Mặc dù tình hình lạm phát lúc đó đã đến mức báo động nhưng chính phủ và
quốc hội vẫn xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% - 9%.
Con
số này là một cơ sở để đòi phải tăng cường đầu tư, nghị quyết nêu rõ
đầu tư sẽ đạt 42% GDP trong cùng năm tài khóa 2008 - một con số rất cao
và tỷ lệ nghịch với chất lượng tăng trưởng nhưng tỷ lệ thuận với giá
trị tham nhũng.
Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng
công ty, được rót ngân sách khổng lồ và đầu tư tràn lan vào đủ thứ lĩnh
vực. Nguy cơ lạm phát không hề được tháo ngòi nổ từ gốc mà lại còn bị
đổ thêm dầu vào lửa bởi nạn đầu tư ăn xổi ở thì này. Hậu quả thì thấy
ngay lập tức, lạm phát và nhập siêu phi mã chóng mặt. Chính phủ buộc
phải thắt chặt tiền
... Xem thêm»
Nhiệm vụ kinh tế chính yếu của Việt Nam trong năm tới vẫn ưu tiên chống lạm phát.
Trong một phát biểu mới đây, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết mặc dù tình trạng lạm phát đã phần nào bị khống chế
nhưng nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền tệ.
Tiếp sau đó là chính sách
khuyến khích đầu tư và xuất khẩu, và ý đến các vấn đề an sinh xã hội trong thời
gian tới.
Về tiền tệ, Việt Nam sẽ áp dụng
các biện pháp nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư cũng
như bảo đảm tính thanh khoản của các ngân hàng.
Để khuyến khích đầu tư và xuất
khẩu, thủ tướng Dũng cho rằng các doanh nghiệp tr
... Xem thêm»