Việt Nam phải chuẩn bị cho phương án 2 nhằm chống thiểu phát, song song
với việc xem xét và thực hiện linh hoạt phương án hiện nay là chống lạm
phát. Hiện nay đã có những dấu hiệu bước đầu của thiểu phát tại Việt
Nam. - Ts. Trần Du Lịch nói.
Ông Trần Du Lịch là Viện trưởng Viện Kinh tế Tp. HCM.
'Nợ xấu này phần lớn là của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả'
Tin cho hay, nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam dự kiến tăng khoảng 36%, từ mức 22 nghìn tỷ đồng lên 30 nghìn tỷ vào
cuối năm nay.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, được báo điện tử VietNamNet trích lời cho biết trong
số nợ xấu này phần lớn là của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả và từ lĩnh vực bất động sản.
... Xem thêm»
Khuyến
khích thúc đẩy nông dân sản xuất, nhưng kế hoạch tiêu thụ ra sao? Lúa
gạo bị ứ đọng người nông dân không có khả năng tồn trữ hoang mang lo sợ
cho vụ lúa Đông xuân tới.
AFP PHOTO
Được mùa nhưng nông dân vẫn kêu than vì lúa bị rớt giá thê thảm.
Tìm bạn hàng mới
Mới đây, trả lời
phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Một viên chức của Tổng Công Ty Lương Thực Việt
Nam cho biết là đã thu mua đủ lúa gạo để thực hiện những hợp đồng được ký kết
và Tổng Công Ty đang tìm kiếm những hợp đồng mới: "Hiện
nay thì vẫn là tìm đầu ra đó, đang tìm khách hàng để xuất khẩu, còn các hợp đồng
thì đã xuấ
... Xem thêm»
Vật
giá ở VN đang giảm một cách đáng ngạc nhiên, phải chăng đây là những
dấu hiệu của thời kỳ thiểu phát, kinh tế trì trệ sau giai đoạn thắt
chặt tiền tệ. Nam Nguyên tường trình:
Photo courtesy of VietNamNet
Giá cả các hàng hóa quan trọng đã giảm hàng loạt. Giá sắt thép cũng giảm từ 1.300 đô la/tấn xuống hơn khoảng 500 đô la/tấn.
Nền
kinh tế VN liên tiếp bị hai trận bão nặng. Từ đầu năm đến nay chính phủ phải giải
quyết nạn lạm phát phi mã, do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Đây là lỗi điều
hành của những người lãnh đạo. Trong khi VN gồng mình với các biện pháp mạnh mẽ
để chống lạm phát và hãm phanh con ngựa bất kham, thì cùng lúc
... Xem thêm»
Hơn
1 tỷ USD vốn lưu động đang bị bế tắc, một loạt doanh nghiệp đóng cửa
hoặc giảm hoạt động trong cuộc khủng hoảng của ngành thép hiện nay.
Photo courtesy of VietNamNet
Sản xuất thép ở Liên doanh thép Việt - Ý.
Nửa
đầu năm 2008, Hiệp Hội Thép VN kiến nghị chính phủ nhưng không được đáp ứng, về
việc áp dụng cơ chế thị trường để được tăng giá. Những tháng cuối năm, ngành
thép lại xin bảo hộ, tăng thuế nhập khẩu thép từ 8% lên 25% để cứu các nhà sản
xuất thép nội địa.
Trong
tình trạng thập tử nhất sinh các doanh nghiệp thép còn bắt tay nhau không chịu
giảm giá thép dù giá phôi thép đã giảm 50% tới 75%
... Xem thêm»
Tạp
chí Kinh Tế Viễn Đông mới đây đã đăng tải một bài báo trình bày những
nghịch lý trong chính sách kinh tế của Việt Nam, dẫn đến các hịêu quả
yếu kém cho nền kinh tế.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam/Hà Nội 1.10.2008
Thời
buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình có thu nhập thấp chọn mua than tổ
ong về đun nấu, thay cho các loại bếp gas, bếp điện.
Theo bài viết của Giáo sư Lê
Sĩ Long, giám đốc chương trình Sáng kiến quốc tế về Nghiên cứu toàn cầu thuộc đại
học Houston, Texas; Việt Nam hiện không giải quyết được những vấn đề kinh tế của
mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bài của Long S. Le – Asia Times - Số tháng 10/2008
Bản tiếng Việt của Ba Sàm’s Blog
Việt Nam đang trong tình trạng bất an. Với khoảng 23% trong chín tháng
đầu năm 2008, mức lạm phát của nước này là cao nhất kể từ năm 1991, khi
nó chạm tới ngưỡng 67%. Tỉ lệ lạm phát nhảy vọt từ 25,2% trong tháng
Năm lên một mức cao tới 28,3% vào tháng Tám. Tương tự, chỉ số giá tiêu
dùng CPI tồi tệ thêm với mức trên 24% cho tới lúc này của năm, trong
khi chỉ số CPI trung bình của những năm 2001-2007 đã giữ được ổn định
dưới mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của cả nước. Lạm phát
và giá cả tăng cao hơn rõ ràng đã bắt đầu làm suy yếu những lợi ích gần
đây của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, hệ thống bảo hiểm xã
hội chỉ bao quát được 11% lực lượng lao động. Tỉ lệ phần trăm dân số có
mức sống dưới 1 đô la một ngày hiện vào khoảng 20%, tăng gấp đôi so với
một năm trước. Do chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, số các cuộc đình
cô
... Xem thêm»
Chỉ
số lạm phát tại Việt Nam đang hướng dần đến con số 30%, trong khi lãi
suất vẫn còn duy trì ở mức cao, gây cản trở cho các hoạt động sản xuất
trong nền kinh tế.
AFP PHOTO
Thứ
trưởng Tài chính VN Trần Xuân Hà (phải) tại hội nghị tài chính và đầu
tư khu vực. Các quốc gia ASEAN đang tìm kiếm các biện pháp chung để ứng
phó với cơn khủng hoảng tài chính thế giới.
Trong
hai ngày 17 và 18 tháng 10 vừa qua, một phái đoàn gồm các giáo sư đại
học và chuyên viên nghiên cứu, từ Hà Nội đã sang tham dự một buổi hội
thảo tại đại học Princeton, Hoa Kỳ. Chủ đề buổi hội thảo là “Việt Nam –
Đông Á Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá.”
AFP PHOTO
Lạm
phát gia tăng, xuất khẩu giảm sút cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, Việt Nam phải hạ giảm chỉ tiêu tăng trưởng
kinh tế của năm 2008.
Cả chủ lẫn thợ đều lấy làm lo lắng sự suy sụp của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng lên minh
VAN LAM - Tiếng máy may chạy vo vo nghe khắp hành lang của một
nhà máy may mặc xuất khẩu của Việt Nam; ở đó, thợ cũng như chủ đều hy
vọng một cách tuyệt vọng là máy vẫn quay đều một khi sự suy sụp kinh tế
trên toàn cầu lan đến Việt Nam.
Hằng dãy thợ, đa số là phụ nữ, đang bận làm ví xách tay, túi mang trên
vai và cặp đựng giấp tờ cho khách hàng phương xa từ Đức, Hungary và Mễ
Tây Cô (Mexico) ở nhà máy này, nằm giữa những cánh đồng lúa ở vùng
ngoại ô Hà Nội.
Họ là cái xương sống cho chuyện thành công của Việt Nam thời hậu chiến,
một phần của đội quân lao động gía rẽ, là người đã chuyển nền kinh tế
tập trung vốn nghèo nàn, tê liệt của một Việt Nam Cộng sản trong thập
niên 1980 trở thành một kiểu mẫu Á châu trong vấn đề
... Xem thêm»
Hiệp
Hội Sản Xuất Hàng Da và Giầy Việt Nam, gọi tắt là Lefaso, mới lên tiếng
báo động vì hàng chục ngàn công nhân sẽ bị mất việc và hàng trăm công
ty bị phá sản , nếu Liên Hiệp Âu Châu (EU) cứ tiếp tục thi hành quy
định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da do Việt Nam xuất sang
lục địa này.
Hàng chục ngàn công sẽ thấp nghiệp
Trong hai năm tới EU vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế chống bán phá giá 10% đối với các sản phẩm giày da của Việt Nam.
Hậu quả của sự việc này sẽ khiến ít nhất 4
... Xem thêm»
Vụ
hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long xem như đã hoàn tất, khoảng 80% lúa
thu hoạch không bán được. Nông dân trông chờ chính phủ khai thông đầu
ra để doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua.
AFP PHOTO
Được mùa nhưng nông dân vẫn kêu than vì lúa bị rớt giá thê thảm.